Công tác quản lý chỉ đạo việc đổi mới phương pháp dạy học

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn quận 10, thành phố hồ chí minh (Trang 39 - 43)

Học sinhGiáo viên

1.4.3. Công tác quản lý chỉ đạo việc đổi mới phương pháp dạy học

Công tác quản lý chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học phải đảm bảo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị

- Thành lập ban chỉ đạo, xây dựng chương trình hành động.

- Tác động nhận thức, tạo tâm thế và những điều kiện vật chất cho đổi mới phương pháp dạy học.

- Khảo sát đội ngũ giáo viên về nhận thức nguồn lực chuyên môn và điều kiện để đổi mới phương pháp dạy học.

- Phân tích nguyên nhân tồn tại những phương pháp dạy học lỗi thời, những nhân tố tích cực làm hạt nhân cho đổi mới phương pháp dạy học.

- Dự thảo kế hoạch hành động, tổ chức hội thảo, tọa đàm về kế hoạch hành động trong tập thể sư phạm để thống nhất chương trình, kế hoạch, ý chí và hành động.

Bước 2: Chỉ đạo điểm

- Thống nhất về chuẩn đánh giá tiết dạy theo tinh thần đổi mới. - Thống nhất về cách thiết kế bài học theo tinh thần đổi mới. - Chọn đối tượng thử nghiệm.

- Tổ chức dạy thử nghiệm.

- Dự giờ, kiểm tra đánh giá, xác định kết quả.

- Sơ kết, rút ra bài học kinh nghiệm để nhân rộng đại trà.

- Phát huy nội lực, gây khí thế thi đua sôi nổi trong tập thể giáo viên, học sinh.

- Tổ chức thực hiện dạy theo tinh thần đổi mới ở tất cả các môn học, ở tất cả các giáo viên.

- Theo dõi, xử lý thông tin đa chiều, động viên, khuyến khích, điều chỉnh sai lệch, thúc đẩy hoạt động.

Bước 4: Tổng kết đánh giá

- Tổng kết, đánh giá, khen thưởng.

- Viết sáng kiến kinh nghiệm, trao đổi kinh nghiệm cá nhân và tập thể. - Tổng kết rút ra bài học kinh nghiệm để tiếp tục triển khai trong năm học tiếp theo.

Lưu ý: Trong bước 2 ta cần thống nhất hai vấn đề sau:

- Việc chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học tập trung vào việc đổi mới 5 phương diện sau:

+ Đổi mới nhận thức toàn diện. Đặc biệt cần đổi mới nhận thức về phương pháp dạy học của giáo viên, nhất là về nguyên tắc dạy học tập trung vào người học, tích cực hóa người học.

+ Đổi mới hình thức tổ chức dạy học cần hết sức chú ý cá biệt hóa quá trình học tập của học sinh bằng cách: dạy học cá nhân, dạy theo nhóm trên lớp, tăng cường hình thức dạy học tại hiện trường ở ngoài lớp, ngoài trời, khuyến khích tổ chức “học mà chơi, chơi mà học”.

+ Đổi mới cách sắp xếp, bố trí lớp học, phòng học để dễ dàng thực hiện dạy học theo nhóm, dạy học cá biệt tại lớp.

+ Đổi mới phương tiện dạy học, đặc biệt lưu ý tính hiệu quả của việc đổi mới phương thức: tăng cường dùng phiếu học tập, sử dụng đồ dùng học tập, sử dụng kỹ thuật trong dạy học: tranh ảnh, băng hình, băng tiếng, máy chiếu …

+ Đổi mới cách kiểm tra, đánh giá kết quả dạy theo nguyên tắc toàn diện đối với mỗi học sinh (đánh giá cả tri thức lẫn kỹ năng, kỹ xảo, sự phát triển của từng học sinh sau mỗi tiết dạy, bài học …). Trong chừng mực nhất định, giáo viên tạo thời cơ và điều kiện cho học sinh tự đánh giá mình và đánh giá lẫn nhau.

- Đánh giá việc đổi mới phương pháp dạy học dựa trên 5 dấu hiệu sau:

+ Học sinh được làm việc, suy nghĩ, bộc lộ nhiều hơn, được làm bài tập, làm thí nghiệm, làm việc với tài liệu, sách giáo khoa. Trong quá trình đó, học sinh phải suy nghĩ, phân tích, so sánh, nhận xét, đánh giá, kết luận. Những điều trên phải biểu hiện ra bằng cách phát biểu, thảo luận, tranh luận.

+ Giáo viên, người tổ chức hoạt động học tập, cần hướng dẫn có hiệu quả phương pháp thu thập thông tin, xử lý thông tin thông qua hoạt động cá nhân và nhóm. Trong quá trình học sinh trao đổi, thảo luận, giáo viên cần làm tốt vai trò người tổ chức, điều khiển, trọng tài.

+ Không khí học tập trên lớp sôi nổi, hình thức sôi động, đa dạng, hấp dẫn. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh làm việc tích cực, hào hứng. Không có học sinh thiếu việc và không có học sinh không làm việc.

+ Ngoài sự đánh giá của giáo viên, học sinh được tự đánh giá mình và đánh giá lẫn nhau. Việc đánh giá cần tập trung theo hướng phát huy trí thông minh, sáng tạo, khuyến khích vận dụng linh hoạt những kiến thức đã học nhằm hình thành kỹ năng, kỹ xảo.

+ Việc sử dụng những phương tiện kỹ thuật đúng lúc, đúng chỗ, hiệu quả rõ rệt.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn quận 10, thành phố hồ chí minh (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w