Học sinhGiáo viên
2.2.2. Cácphương pháp dạy học được sử dụng trong các trườngTHCS trên địa bàn Quận 10 Thành phố Hồ Chí Minh
* Phương pháp truyền thống
Bằng việc liệt kê các phương pháp dạy học hiện được sử dụng trong các trường phổ thông của nước ta, chúng tôi yêu cầu các giáo viên của các trường THCS đánh giá về mức độ sử dụng các phương pháp dạy học này trong nhà trường của họ. Đây là những phương pháp dạy học được hiểu ở cấp độ phương pháp dạy học cụ thể mà các giáo viên đã từng sử dụng hoặc đã được làm quen trong các đợt tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học do Phòng và Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức.
Mức độ sử dụng các phương pháp dạy học được xác định qua các mức độ định tính như sau:
- Thường xuyên sử dụng. - Thỉnh thoảng có sử dụng. - Không bao giờ sử dụng.
Các giáo viên trả lời câu hỏi theo phiếu điều tra bằng cách đánh dấu vào cột hàng tương ứng. Kết quả trả lời của các giáo viên được thể hiện qua bảng 2.2 dưới đây:
Bảng 2.2: Thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học ở các trường THCS quận 10 Thành phố Hồ Chí Minh Các phương pháp dạy học Mức độ sử dụng Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ Thuyết trình 120 Vấn đáp 120 Trình bày trực quan 81 32 7
Sử dụng sách giáo khoa và tài liệu học tập 98 22
Quan sát 73 32 15
Ôn tập 120
Luyện tập 95 25
Thảo luận nhóm 77 43
Dạy học nêu và giải quyết vấn đề 75 34 11
Dạy học hợp tác (theo nhóm) 97 23
Tình huống 28 4 88
Trò chơi mô phỏng 0 0 0
Nghiên cứu thực tiễn 22 13 85
Kết quả bảng 2.2 cho thấy:
- Giáo viên các trường THCS ở quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh đã sử dụng hầu hết các phương pháp dạy học hiện đang được sử dụng trong quá trình dạy học ở các nhà trường phổ thông hiện nay. Những phương pháp dạy học này gồm các phương pháp dạy học truyền thống và cả những phương pháp dạy học mới được sử dụng trong các nhà trường hiện nay. Trong các phương pháp dạy học mới chỉ có một phương pháp dạy học không được các giáo viên THCS ở quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh sử dụng là phương pháp Trò chơi mô phỏng.
Phương pháp dạy học nói trên không phải là những phương pháp dạy học khó sử dụng hoặc quá mới mà do phạm vi sử dụng của phương pháp này không phổ biến nên các giáo viên ít biết đến. Cũng cần nhấn mạnh một điều rằng tên gọi của nhiều phương pháp dạy học được sử dụng trong các tài liệu giáo dục học có khác nhau nên việc nhận diện và khẳng định mức độ sử dụng chúng đối với các giáo viên có những khó khăn nhất định.
- Đa số các giáo viên sử dụng những phương pháp dạy học truyền thống như nhóm các phương pháp sử dụng ngôn ngữ, nhóm phương pháp dạy học trực quan, nhóm phương pháp dạy học thực tiễn. Những phương pháp dạy học này được sử dụng phổ biến và có những cải tiến về kỹ thuật thực hiện nên có tác dụng tương đối tích cực với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
- Một số phương pháp dạy học mới như dạy học nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp dạy học hợp tác, phương pháp dạy học tình huống cũng được các giáo viên sử dụng nhưng chủ yếu ở mức độ thỉnh thoảng. Một số giáo viên sử dụng các phương pháp này ở mức độ thường xuyên. Đây là các giáo viên giảng dạy các môn: Giáo dục công dân, Vật lý, Hóa học, Địa lý, Lịch sử. Đây là những môn học với tính chất nội dungthuận lợi cho việc sử dụng các phương pháp dạy học nêu trên. Hơn nữa, trong phong trào đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, nhiều nghiên cứu về lý luận và thực tiễn đối với các phương
pháp dạy học nêu trên đã được thực hiện. Những nghiên cứu triển khai các phương pháp dạy học trêntrong một số môn học cụ thể là điều kiện thuận lợi để các giáo viên có thể triển khai trong quá trình dạy học môn học do mình phụ trách. Tuy nhiên mức độ sử dụng những phương pháp này ở các giáo viên là khác nhau. Lý do có sự khác biệt trong mức độ sử dụng các phương pháp này là do tính chất nội dung của các môn học do mỗi giáo viên giảng dạy, do trình độ nắm vững lý luận về phương pháp cũng như kỹ năng sử dụng những phương pháp này của giáo viên. Cũng cần lưu ý đến thói quen và các điều kiện phục vụ dạy học ở từng giáo viên và ở từng trường THCS. Đây cũng là những lý do khiến cho mức độ sử dụng các phương pháp dạy học ở các giáo viên là khác nhau.
Trên thực tế, muốn sử dụng tốt các phương pháp dạy học nêu trên cần thiết phải nắm vững lý luận về các phương pháp dạy học này.
Để tìm hiểu về hiểu biết của giáo viên đối với các phương pháp dạy học nêu trên, chúng tôi yêu cầu các giáo viên trình bày những hiểu biết của mình về các phương pháp dạy học này, sau đó đối chiếu với tài liệu do chúng tôi cung cấp để tự chấm điểm. Kết quả cho thấy, tỉ lệ giáo viên đạt điểm trung bình cho phần viết của mình chỉ là 67 người (55,8%). Lý luận về phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề và phương pháp dạy học hợp tác được thể hiện như sau:
Trong giảng dạy, chúng ta sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học trên nhưng tỉ lệ sử dụng phương pháp trong tiết học nghiêng về phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp dạy học hợp tác.
Phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề:
Dạy học nêu vấn đề là một hệ thống dạy học dựa trên những qui luật của sự lĩnh hội tri thức và cách thức họat động một cách sáng tạo bao gồm: sự kết hợp phương pháp dạy và học có những nét cơ bản của sự tìm tòi khoa học. Nhờ vậy nó đảm bảo cho học sinh lĩnh hội vững chắc những cơ sở khoa học, phát triển tính tích cực, tính tự lực, năng lực sáng tạo và hình thành cơ sở thế giới quan khoa học cho người học.
Việc mở đầu tiết học có ảnh hưởng rất lớn đến tiến trình sau này của tiết học và thu hút sự chú ý của học sinh vào những vấn đề, đề tài của tiết học. Tiếp đó tổ chức công tác tự lực của cá nhân hoặc hợp tác với nhau theo từng nhóm để giải quyết vấn đề. Tiết học cũng có thể mở đầu bằng công tác độc lập chung cho cả lớp nhằm giải quyết vấn đề dựa trên tri thức đã học và giải quyết vấn đề có liên quan đến tri thức sắp học.
Bản chất của dạy học nêu vấn đề là tạo nên một chuỗi những tình huống vấn đề và điều khiển họat động của người học nhằm tự lực giải quyết vấn đề không phải chỉ tạo ra tình huống vấn đề rời rạc, thiếu tuần tự, mà là một hệ thống tuần tự những vấn đề để đảm bảo sự phát triển trong quá trình dạy học, điều khiển nhận thức của họ giúp họ tự lực giải quyết vấn đề đó. Muốn vậy phải dạy cho họ những biện pháp phân tích tình huống, vấn đề nảy sinh ý thức và diễn đạt được vấn đề, cách thức họat động tìm tòi trong quá trình giải quyết những vấn đề đặt ra và cuối cùng dẫn tới sự biến đổi cấu trúc quá trình tư duy của học sinh.
Vậy thế nào là tình huống có vấn đề?
Tình huống có vấn đề là trạng thái tâm lý của con người khi người đó gặp khó khăn về trí tuệ, xuất hiện ở con người khi họ trong tình huống của vấn đề mà họ phải giải quyết. Không thể giải thích một sự kiện mới bằng tri thức đã có. Hoặc không thể thực hiện hành động đã biết bằng cách đã có trước đây và họ
phải tìm cách hành động mới trái với điều đã biết đó, gây cho học sinh trạng thái băn khoăn, thắc mắc.
Hiện tượng giáo viên đưa ra mâu thuẫn với tri thức của học sinh có trước đây đã làm xuất hiện trạng thái tâm lý khó khăn về mặt nhận thức do những tri thức đó đã không thể giải thích được và có nhu cầu tiếp thu tri thức mới.
* Những lọai tình hưống vấn đề:
+ Tình huống nghịch lý:
Đó là tình huống vấn đề mới thọat nghe dường như vô lý, không phù hợp với quy luật, lý thuyết đã được thừa nhận chung.
+ Tình huống bác bỏ:
Đó là tình huống vấn đề phải bác bỏ một kết luận, một luận điểm sai lầm, phản khoa học. Để làm điều đó học sinh phải tìm ra điểm yếu của luận đề, chứng minh tính chất sai lầm của nó.
+ Tình huống lựa chọn:
Đó là tình huống vấn đề xuất hiện khi đứng trước một sự lựa chọn rất khó khăn giữa hai hay nhiều phương án giải quyết. Phương án nào cũng có lý do của nó, nhưng đồng thời cũng lại chứa đựng nhược điểm của nó. Song chỉ được lựa chọn một phương án duy nhất mà bản thân cho là hợp lý nhất trên cơ sở phân tích các phương án đó.
+ Tình huống” tại sao“:
Đó là tình huống vấn đề khi người ta gặp phải những hiện tượng, sự kiện mà con người chưa đủ tri thức để giải thích hiện tượng đó. Và con người phải luôn luôn thốt ra “tại sao“.
* Cách tạo nên tình huống vấn đề:
- Tại sao bắt gặp những sự kiện, hiện tượng đòi hỏi phải giải thích về mặt lý luận.
- Để cho học sinh phân tích những sự kiện, hiện tượng làm cho học sinh đụng phải mâu thuẫn giữa biểu tượng đời sống và khái niệm về những sự kiện đó.
- Tạo ra tình huống vấn đề bằng cách tạo ra giả thuyết, tổ chức nghiên cứu. - Kích thích học sinh khái quát sơ bộ những sự kiện mới để tạo nên tình huống vấn đề.
- Tạo nên tình huống vấn đề bằng cách tạo ra cho học sinh những bài tập có tính chất nghiên cứu.
- Trình bày cho học sinh biết những sự kiện, thọat đầu mới nhìn dường như không thể giải thích được và dẫn tới việc đề xuất ra vấn đề khoa học trong lịch sử khoa học.
- Tạo nên tình huống vấn đề bằng cách kích thích học sinh so sánh đối chiếu những sự kiện, hiện tượng, quy tắc, hành động.
Phương pháp học tập hợp tác ( theo nhóm):
Hình thức học tập nhóm tại lớp là hình thức học tập có sự kết hợp tính tập thể và cá nhân mà trong đó học sinh trong nhóm dưới sự chỉ đạo của giáo viên trao đổi những ý tưởng, nguồn kiến thức với nhau, giúp đỡ hợp tác với nhau trong việc lĩnh hội tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo, từng thành viên của nhóm không chỉ có trách nhiệm với việc học tập của mình mà còn có trách nhiệm quan tâm đến các bạn khác trong nhóm.
Đặc trưng của hình thức học tập nhóm là sự tác động trực tiếp của học sinh với nhau, cùng phối hợp họat động. Đặc trưng có thể thiếu hoặc bị hạn chế trong hình thức họat động chung toàn lớp cũng như trong hình thức học tập có tính cá nhân, với hình thức học tập thể nhóm diễn ra sự tiếp xúc thường xuyên giữa giáo viên và học sinh chỉ trong trường hợp cần thiết người giáo viên mới tham gia vào công việc của nhóm riêng rẽ. Vai trò lãnh đạo của người giáo viên thông qua sự chỉ dẫn bằng ngôn từ được đề ra trước khi tiến hành công tác của nhóm nhỏ thì sự giao tiếp đó chỉ có thể là sự gián tiếp mang tính chất cá nhân hơn là tính chất công việc trong tình huống dạy học chung tòan lớp.
Cộng tác với lớp trong điều kiện học tập nhóm tại tiết học có tính chất hòan tòan khác. Nhóm báo cáo trước lớp công việc của mình. Nội dung tòan báo cáo đó đối với những học sinh của nhóm là những thông tin mới, điều đó có nghĩa là những nhóm khác và từng học sinh riêng rẽ nắm tốt tài liệu đến mức nào phụ thuộc vào chất lượng thực hiện nhiệm vụ của nhóm. Với thảo luận các báo cáo có tính chất tác động lẫn nhau trong lớp cũng biến đổi. Nếu với công tác dạy học cả lớp như thường lệ, sự lĩnh hội có tính tới công tác phgối hợp sau này. Vì vậy, phương hướng họat động cá nhân thay đổi có phương hướng xã hội nhiều hơn.
Hiện nay, trước yêu cầu đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục nhằm đào tạo những con người chủ động sáng tạo, thích nghi với môi trường luôn biến động nhằm đáp ứng sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là sự nghiệp CNH – HĐH đất nước. Hình thức học tập theo nhóm trong tiết học đang được đặt ra một cách cấp thiết.
* Ý nghĩa của hình thức học tập theo nhóm tại lớp như sau:
+ Tạo nên bầu không khí cởi mở, cảm thông, một bầu không khí hòa hợp cộng đồng , tự do trao đổi những vấn đề học tập.
+ Hình thành tinh thần trách nhiệm đối với tập thể cho từng thành viên của nhóm, nhờ vậy mà tránh được tính lười biếng, xao lãng nhiệm vụ được giao, tránh được sự ghen tỵ.
+ Hình thành thói quen làm việc tự giác, không cần kiểm sóat.
+ Giúp hình thành kỹ năng tổ chức, giao tiếp, thói quen tự đánh giá vì có điều kiện để so sánh thường xuyên những kết quả của cá nhân và do đó nhận thức rõ những giá trị chân thực của mình.
+ Giúp hình thành tính tích cực nhận thức và sự thích ứng nhanh chóng với nhịp điệu làm việc cùng nhau.
+ Có hai dạng hình thức học tập theo nhóm tại lớp : dạng hình thức học tập nhóm thống nhất và nhóm phân hóa. Với hình thức học tập theo nhóm thống nhất thì tất cả học sinh đều thực hiện những nhiệm vụ như nhau, còn với hình thức học tập theo nhóm phân hóa thì những nhóm khác nhau thực hiện những nhiệm vụ khác nhau trong khuôn khổ là chung cho tất cả lớp.
* Vận dụng phương pháp học tập theo nhóm tại lớp như sau:
- Nhóm có thể khác nhau tùy theo môn học, thậm chí từng chương, từng chủ đề. Điều đó có nghĩa là nhóm học tập tại lớp ổn định, số lượng thành viên tối ưu trong một nhóm từ 5 → 7 người, song còn phụ thuộc vào kích thước phòng học, điều kiện thực tế khác thì hợp lý hơn cả là nhóm 4 người.
- Nhóm nói chung không có nhóm trưởng mà thay nhau làm đại diện cho nhóm trong thời điểm nhất định, song nếu trình độ tổ chức của các thành viên yếu thì có thể cử nhóm trưởng trong thời gian đầu. Thường nhóm trưởng là người có kết quả học tập tốt, có thể giúp những thành viên yếu hơn trong nhóm mình.
* Nội dung học nhóm:
- Những tài liệu, bài tập để học nhóm cần đảm bảo những yêu cầu:
+ Phải có tính vấn đề. Mức độ khó khăn tương đối cao, về cấu trúc phải làm sao có thể phân ra những đơn vị tương đối độc lập để những nhóm khác làm việc (đối với dạng nhóm học tập có tính chất phân hóa). Tài liệu, bài tập phải liên hệ với nguồn thu nhận thông tin khác nhau: sách báo, mạng internet, các phương tiện thông tin đại chúng, triển lãm , tham quan, kinh nghiệm cá nhân . . . để từng học sinh có điều kiện thể hiện hết năng lực hiểu biết của mình, qua đó mà bổ sung cho nhau những kiến thức mà mỗi cá nhân đã thu lượm được.
- Tiến hành tiết học với hình thức học tập nhóm tại lớp: tiết học được bắt đầu bằng việc giáo viên đề ra những nhiệm vụ cho các nhóm trước lớp. Tùy theo dạng hình thức học tập theo nhóm và đặc biệt từng nhóm mà nhiệm vụ được phân khác nhau. Từng nhóm được sắp xếp, động viên hoặc gợi ý nếu cần trong quá trình họat động nhóm, sau đo mỗi thành viên thông báo cho nhau kết quả thực hiện. Nếu kết quả giữa các thành viên không thống nhất thì họ thảo luận