Học sinhGiáo viên
2.2.1. Nhận thức của CBQL và giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học
Kết quả khảo sát nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên của 12 trường THCS ở quận 10 thành phố Hồ Chí Minh được thể hiện như bảng 2.1
Bảng 2.1: Nhận thức của các đối tượng được khảo sát về đổi mới phương pháp dạy học
Nội dung đánh giá Ý kiến đánh giá
CBQL GV Tổng cộng Tính cấp thiết Rất cấp thiết 36 92 128 Cấp thiết 0 28 28 Không cấp thiết 0 0 0 Nội dung đổi mới phương pháp dạy học
Đổi mới PPDH là đổi mới
quan điểm về QTDH 36 52 88
Đổi mới PPDH là đổi mới
chiến lược tổ chức dạy học 0 31 31
Đổi mới PPDH là đổi mới kỹ
thuật thực hiện PPDH 0 34 34
Đổi mới PPDH là đổi mới cách thức làm việc giữa GV và HS
0 3 3
Kết quả bảng trên cho thấy:
- Đa số các ý kiến đều cho rằng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay trong các trường THCS là một yêu cầu rất cấp thiết. Như vậy, các giáo viên thực hiện chức năng quản lý nhà trường và đa số giáo viên đều nhận thức đúng
đắn về mối quan hệ của phương pháp dạy học với mục tiêu và nội dung dạy học. Do nhận thức được sự đổi mới về mục tiêu dạy học và nội dung dạy học hiện nay nên các cán bộ quản lý nhà trường và đội ngũ giáo viên khẳng định đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu cấp thiết trong các trường THCS hiện nay.
Một bộ phận nhỏ giáo viên (23,3% số ý kiến) cho rằng việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay chưa thật sự là một yêu cầu rất cấp thiết. Những trao đổi trực tiếp của chúng tôi với số giáo viên này cho thấy ý kiến của họ xuất phát từ những lý do sau:
+ Quá trình dạy học từ trước đến nay đã sử dụng những phương pháp dạy học như thuyết trình, vấn đáp … Các phương pháp đó đã đào tạo nên nhiều thế hệ học sinh thành đạt trong cuộc sống, do đó những phương pháp này là có hiệu quả, không cần thiết phải đổi mới nó.
+ Trong trường THCS, do đặc điểm của học sinh còn chưa phát triển về tư duy trừu tượng và khả năng độc lập cũng như tính tự giác nên việc sử dụng các phương pháp đòi hỏi học sinh phải làm việc độc lập, làm việc với ý thức tự giác cao là điều rất khó khăn. Điều này cho thấy, việc sử dụng phương pháp dạy học mới chưa chắc đã có hiệu quả như các phương pháp dạy học hiện đang được sử dụng.
+ Học sinh THCS chưa có thói quen trong học tập theo các phương pháp dạy học mới. Vì vậy cần tập trung cho đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học. Ngân sách cho giáo dục của ta còn hạn hẹp do đó không nên làm đồng thời ở nhiều cấp, bậc học. Đổi mới phương pháp dạy học ở THCS làm sau cũng được, sao cho đổi mới ở tiểu học thực sự có kết quả vững chắc.
+ Thói quen của giáo viên từ trước đến nay đã quen với các phương pháp dạy học hiện có. Hơn nữa, giáo viên hiện đã quá nặng nề về chương trình dạy học được phân công, rất khó có điều kiện để đổi mới phương pháp dạy học. Cần cải thiện điều kiện sống và làm việc của giáo viên trước sau đó mới đổi
mới phương pháp dạy học. Không nên đặt ra quá nhiều yêu cầu trong khi các điều kiện đảm bảo cho họ còn hạn chế.
Những ý kiến nêu trên của số giáo viên chưa nhận thức được yêu cầu cấp thiết của đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS hiện nay phần nào phản ánh nhận thức của họ về vấn đề đổi mới phương pháp dạy học. Thêm vào đó những vấn đề về động cơ, về tinh thần trách nhiệm cũng ảnh hưởng đến nhận thức của họ.
Có một số khía cạnh được họ đặt ra ít nhiều có liên quan đến vấn đề đổi mới phương pháp dạy học, tuy nhiên, những khía cạnh của các vấn đề đó chưa được họ xem xét một cách hệ thống trong mối liên hệ với toàn bộ những yếu tố khác có ảnh hưởng đến hiệu quả của đổi mới phương pháp dạy học.
- Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về nội dung của đổi mới phương pháp dạy học còn chưa đầy đủ.
+ Do vai trò chỉ đạo của các cán bộ quản lý trường học nên có đến 100% số ý kiến của các cán bộ quản lý trường học cho rằng đổi mới phương pháp dạy học là đổi mới quan điểm chỉ đạo quá trình dạy học, trong khi đó số ý kiến có nội dung tương tự ở giáo viên chỉ là 43,3%. Như vậy, cán bộ quản lý trường học có cách nhìn thống nhất đối với nội dung của vấn đề đổi mới phương pháp dạy học. Với cách nhìn nhận như vậy, nội dung của công tác quản lý, của chức năng chỉ đạo của họ đối với việc đổi mới phương pháp dạy học sẽ toàn diện hơn.
+ Đa số giáo viên quan niệm đổi mới phương pháp dạy học chỉ là đổi mới kỹ thuật thực hiện phương pháp dạy học. Cách hiểu này còn bao hàm việc đưa những phương pháp dạy học trước đây chưa hoặc ít được sử dụng trong nhà trường. Với nhận thức này, những cố gắng trong đổi mới phương pháp của giáo viên sẽ là tìm tòi cách thức thực hiện mới cho những phương pháp dạy
học hiện đang được họ sử dụng một cách phổ biến. Bên cạnh đó, một số giáo viên tìm kiếm các phương pháp dạy học mới và bước đầu thử nghiệm các phương pháp dạy học này.
Tuy nhiên với nhận thức về đổi mới phương pháp dạy học như trên của phần lớn các giáo viên được khảo sát, hoạt động thực tiễn để đổi mới phương pháp dạy học của họ sẽ gặp nhiều khó khăn và ít hiệu quả. Bởi vì, nếu chỉ chú trọng đến thay đổi bản thân phương pháp dạy học mà không tính đến tác động của các yếu tố khác thì những cố gắng này không thể đưa lại hiệu quả như mong muốn. Đây là một thực tiễn khiến nhiều giáo viên tỏ ra không lạc quan lắm với những cố gắng của chính mình trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
+ Chỉ có một tỷ lệ nhỏ (2,5%) số giáo viên được hỏi ý kiến cho rằng đổi mới phương pháp dạy học là đổi mới cách thức làm việc của giáo viên và học sinh do yêu cầu của đổi mới về mục tiêu và nội dung dạy học đặt ra. Nhận thức này thể hiện sự nhận thức đúng và đầy đủ về nội hàm của khái niệm đổi mới phương pháp dạy học. Sự đổi mới cách thức hoạt động của giáo viên và học sinh được thực hiện trong toàn bộ quá trình dạy học. Nói cách khác, đổi mới phương pháp dạy học về bản chất là đổi mới quan điểm về tổ chức quá trình dạy học, theo đó các chiến lược tổ chức quá trình dạy học và kỹ thuật tổ chức, thực hiện quá trình này cũng được thay đổi.
Như vậy, phần lớn giáo viên trong các trường THCS nhận thức được tính tất yếu và cấp thiết của đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Tuy nhiên, nhận thức của giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học chủ yếu chỉ dừng lại ở mức độ thay đổi các kỹ thuật trong khi thực hiện các phương pháp dạy học mà thôi.