Yêu cầu của việc đổi mới PPDH trong các trườngTHCS

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn quận 10, thành phố hồ chí minh (Trang 30 - 33)

Luật Giáo dục đã xác định các yêu cầu về phương pháp và nội dung dạy học ở bậc THCS. Về phương pháp dạy học và giáo dục, Luật Giáo dục khẳng định:

“Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn

học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.

Đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới phương pháp dạy học nói riêng là quy luật phát triển tất yếu của thời đại, của mỗi quốc gia trên bước đường phát triển xã hội của giáo dục và chính bản thân người làm công tác giáo dục trong điều kiện mới. Đồng thời trong quá trình đổi mới phải đảm bảo được những yêu cầu như:

+ Đổi mới không phải là thay cái cũ bằng cái mới. Nó là sự kế thừa và sử dụng một cách có chọn lọc và sáng tạo hệ thống phương pháp giáo dục truyền thống hiện còn có giá trị, tích cực trong việc hình thành tri thức, rèn luyện kỹ năng kinh nghiệm và phát triển thái độ tích cực đối với người học.

+ Đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi phải kiên quyết loại bỏ phương pháp dạy học lạc hậu, truyền thụ một chiều, biến học sinh thành người thụ động trong học tập, mất dần khả năng sáng tạo vốn có của người học.

+ Phải quyết tâm, mạnh dạn chiếm lĩnh những thành tựu mới của khoa học, kỹ thuật công nghệ, tin học …, có khả năng ứng dụng trong quá trình dạy học nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học.

+ Đổi mới phương pháp dạy học phải được tổ chức một cách có hệ thống, có khoa học, đồng bộ, có điều kiện khả thi, nhưng không cầu toàn thụ động, phải mạnh dạn vừa làm vừa rút kinh nghiệm.

+ Đổi mới phương pháp dạy học phải thực sự góp phần nâng cao chất lượng dạy học.

Yêu cầu cụ thể của việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tự giác, chủ động, tích cực của học sinh nghĩa là:

+ Giúp học sinh tự tìm tòi, khám phá những khía cạnh của nội dung bài học.

+ Giúp học sinh biết cách sử dụng các dụng cụ học tập và phương tiện kỹ thuật để tìm hiểu bài học.

+ Giúp học sinh phát hiện vấn đề và giải quyết bằng phương án tối ưu trong các bài tập củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo.

+ Giúp học sinh rèn luyện và thể hiện hành vi, thái độ, phát huy năng lực, sở trường.

+ Giúp học sinh xây dựng niềm tin và hứng thú tìm tòi, nghiên cứu những vấn đề của khoa học và đời sống.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn quận 10, thành phố hồ chí minh (Trang 30 - 33)