Quá trình hồi hơng của Việt kiều Thái Lan

Một phần của tài liệu Giao lưu văn hoá việt nam thái lan từ 1976 đến nay (Trang 97 - 99)

b. nội dung

3.3.1.Quá trình hồi hơng của Việt kiều Thái Lan

Nh đã nói, ngời Việt sang Thái Lan với nhiều lí do khác nhau: để lánh nạn chiến tranh, lí do tôn giáo, lí do hoà nhập Nhiều ng… ời Việt khi đến sinh sống ở Thái Lan có tâm lí coi đó chỉ là nơi lánh nạn tạm thời, khi nào bối cảnh thuận lợi thì họ sẽ quay trở về Việt Nam để góp phần xây dựng quê hơng mình..

Tuy nhiên, những mâu thuãn an ninh - chính trị giữa hai nuớc Việt Nam và Thái Lan trớc 1976 đã ảnh hởng không nhỏ đến việc hồi hơng của Việt kiều Thái Lan. Nhờ có sự đấu tranh kiên quyết từ phía chính phủ Việt Nam đã đa tới bản kí kết Hiệp định hồi hơng cho cộng đồng ngời Việt Nam tản c trong chiến tranh Đông Dơng, đợc công bố tại thủ đô Ranggun vào ngày 14/8/1959, và đó cũng là bản Hiệp đinh hồi hơng đầu tiên của cộng đồng ngời Việt Nam ở nớc ngoài. Trên một chừng mực nào đó, nó đã góp phần làm thay đổi thân phận của một bộ phận không nhỏ Việt kiều Thái Lan đã hồi hơng hiện đang sinh sống trên mọi miền tổ quốc Việt Nam.

Từ đầu tháng 11 đến cuối tháng 12/1959, trong không khí khẩn trơng, Uỷ ban hồi hong đã tiếp nhận 82.693 trờng hợp xin đăng kí hồi hơng. Chuyến tàu đầu tiên chở Việt kiều hồi hơng về Việt Nam vào tháng 1/1960, bắt đầu từ bến cảng Khoongtơi, Bangkok, cập bến cảng Hải Phòng lúc 9h 15 phút ngày 10/6/1960. Hồ chủ tịch đã đích thân ra đón cùng với khoảng 20.000 đồng bào Hải Phòng và các tỉnh lân cận trong rừng cờ đỏ sao vàng để chào đón những ng- ời con xa xứ trở về cố hơng. Từ năm 1960 đến năm 1962, liên tục có các chuyến tàu từ bến cảng Khoongtơi, Bangkok theo lịch trình nằm trong kế hoạch đa ngời Việt Nam khối tản c hôì hơng đến gần 25.000 ngời. Nhng do có sự kiện Vịnh Bắc Bộ (Ngày 15/8/1964), đế quốc Mỹ tiến hành cuộc chién tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam, chính phủ Việt Nam đã đề nghị tạm hoãn việc hồi hơng vì sự an toàn tính mạng của Việt kiều, do đó chuyến tàu thứ 76 đã bị đình hoãn. Những ngời đã đăng kí hồi hơng vẫn tiếp tục cuộc sống trên đất Thái Lan, và một lần nữa họ phải đơng đầu với những biến động chính trị và xã hội của đất nớc này, tuỳ theo sự thăng trầm của mối quan hệ hai nớc Thái Lan và Việt Nam.

Bớc sang thiên niên kỷ mới, quan hệ Việt Nam và Thái Lan ngày càng phát triển theo chiều hớng tốt đẹp hơn. Do đó đời sống chính trị, văn hoá và xã hội của Việt kiều Thái Lan có nhiều bớc phát triển mới. Đặc biệt sau cuộc họp song phơng cấp cao giữa đại diện hai chính phủ Việt Nam và Thái Lan tại Đà Nẵng từ ngày 19 đến 20/2/2004, Thủ tớng Thái Lan Thăcxin Chinnhavắt đã đề nghị Bộ Nội vụ Thái Lan tuyên bố cấp phép nhập quốc tịch Cho Việt Kiều khu vực Đông Bắc Thái Lan gồm 572 trờng hợp đã nộp đơn xin nhập quốc tịch từ nhiều năm nay. Nhờ đó, mong muốn trở về thăm quê cha đất tổ của Việt kiều Thái Lan sẽ trở thành hiện thực, đồng thời mối liên hệ giữa Việt kiều Thái Lan đã hồi hơng và Việt kiều ở Thái Lan ngày càng trở nên dễ dàng hơn.

Một phần của tài liệu Giao lưu văn hoá việt nam thái lan từ 1976 đến nay (Trang 97 - 99)