Các nhân tố thúc đẩy mạnh mẽ sự giao lu văn hoá

Một phần của tài liệu Giao lưu văn hoá việt nam thái lan từ 1976 đến nay (Trang 32 - 38)

b. nội dung

2.2.1. Các nhân tố thúc đẩy mạnh mẽ sự giao lu văn hoá

Việt Nam và Thái Lan kết thúc đối đầu, bớc sang thời kì củng cố mối quan hệ hữu nghị trên tinh thần hợp tác cùng phát triển.

Có nhiều nhân tố tác động làm thay đổi cơ bản quan hệ Việt Nam và Thái Lan trong giai đoạn này:

Thứ nhất, sự chấm dứt cuộc chiến tranh lạnh trên thế giới đã làm mất đi trật tự hai cực với những đối đầu về ý thức hệ và an ninh chính trị đã từng chia rẽ sâu sắc cả thế giới. Sự thay đổi này đã làm mất đi một nguồn của xung đột giữa các nớc trong khu vực Đông Nam á. Chiến tranh lạnh và trật tự hai cực chấm dứt đã làm cho cuộc tranh giành quyền lực giữa chúng không còn đè nặng lên các nớc ở Đông Nam á, trong đó có Thái Lan và Việt Nam. Xung quanh tr- ờng quan hệ Việt Nam và Thái Lan đã mất đi các lực đối đầu chia rẽ nh trớc đây, tạo điều kiện cho hai bên có cơ hội để giải quyết mâu thuẫn và xích lại gần nhau hơn.

Thứ hai, việc quân tình nguyện Việt Nam rút khỏi Campuchia tháng 9/1989 đã xoá đi lý do đối đầu chính trong quan hệ Việt Nam và Thái Lan, đồng thời tâm điểm căng thẳng trong quan hệ quốc tế ở Đông Nam á cũng không còn. Ngày 10/11/1989, ngoại trởng Thái Lan Sitthi đã tuyên bố: “ Việt Nam không còn là mối đe doạ đối với Thái Lan nữa” [40, 144]. Điều này đợc khẳng định thêm qua tuyên bố của Sitthi tại Uỷ ban đối ngoại Quốc hội Thái Lan ngày 17/1/1990 rằng “ Thái Lan sẽ mở rộng hợp tác tay đôi với Việt Nam mà khong chờ có một giải pháp cho vấn đề Campuchia” [40, 145]. Nh vậy, những năm tháng đối đầu giữa Việt Nam và Thái Lan do mâu thuẫn trong vấn đề Campuchia đã kết thúc, mở ra cánh cửa cho thời kì củng cố lại mối quan hệ hữu nghị và tăng cờng sự hợp tác toàn diện giữa hai nớc.

Thứ ba, sau khi quân đội Việt Nam rút khỏi Campuchia, vấn đề Campuchia đã đợc giải quyết và sự bất đồng giữa Viêt Nam và Thái Lan xung quanh vấn đề này cũng không còn. Bên cạnh đó, Việt Nam và ASEAN đa tìm đ- ợc tiếng nói chung trong vấn đề Campuchia, các mâu thuẫn còn tồn đọng giữa

Việt Nam và các nuớc ASEAN đã đợc giải quyết bằng thái độ thiện chí và biện pháp thơng lợng. Ngày 22/7/1992, tại Manila (Philipin), Việt Nam đã kí hiệp ớc Bali và trở thành quan sát viên của ASEAN. Ngày 28/7/1995, tại thủ đô Banda Beibegawan của Brunây, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN. Sự kiện này đã đa quan hệ Việt Nam với các thành viên của ASEAN, trong đó có Thái Lan lên một tầm cao mới, trong đó, sự hoà dịu và hợp tác đã chiếm u thế hoàn toàn.

Thứ t, sự thay đổi về tính chất trong quan hệ Việt Nam và Thái Lan còn bắt nguồn từ sự nhận thức cần phải thay đổi mối quan hệ vì mục tiêu phát triển đất nớc của cả Việt Nam và Thái Lan trong thời đại mới với xu thế toàn cầu hoá. Về phía Thái Lan, nhu cầu duy trì đà tăng trởng đã khiến việc hợp tác kinh tế với Việt Nam trở thành lợi ích quan trọng của Thái Lan. Còn về phía Việt Nam, yêu cầu củng cố môi trờng an ninh, ổn định để tăng cờng phát triển đất n- ớc trong thời kì đổi mới đã trở thành nhiệm vụ cơ bản của đất nớc. Chính sách đối ngoại của Việt Nam đã đợc thông qua tại Đại hội VII của Đảng cộng sản Việt Nam là “ Việt Nam muốn làm bạn của tất cả các nuớc trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”. Do cùng có chung động cơ phát triển, Việt Nam và Thái Lan có thêm động lực để cải thiện lại mối quan hệ, dần chuyển từ đối đầu sang đối thoại.

Nh vậy, trên đây là những nhân tố chủ yếu giúp cho mối quan hệ Việt Nam - Thái Lan ngày càng đựoc cải thiện nhanh chóng kể từ năm 1989 trở đi, trong đó định hớng cơ bản và bao trùm là hoà bình, hữu nghị và hợp tác cùng phát triển.

Sự củng cố mối quan hệ hữu nghị giữa hai nớc Viẹt Nam và Thái Lan đợc biểu hiện cụ thể thông qua các hoạt động thăm hỏi cấp cao giữa các nguyên thủ quốc gia của cả hai nứơc kể từ năm 1989 đến nay.

Từ ngày 15 đến ngày 17/1/1992, Thủ tớng Anan Panyarachun của Thái Lan đã sang thăm Việt Nam. Đây là chuyến đi đầu tiên của Thủ tớng Thái Lan sang nớc ta kể từ khi hai nớc thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1976. Từ ngày

25/7/1992, Thủ tớng Võ Văn Kiệt đã có chuyến thăm Thái Lan nhằm tăng cờng sự hiểu biết giữa giới lãnh đạo của chính phủ hai nớc. Trong giai đoạn này, có nhiều chuyến thăm hỏi để lại nhiều ấn tợng sâu sắc, nh chuyến thăm hữu nghị Việt Nam của công chúa Maha Chaccrisirinthon vào tháng 2/1993, hay chuyến đi thăm Thái Lan lần đầu tiên của Tổng bí th Đảng Cộng Sản Việt Nam Đỗ Mời từ ngày 15 đến 18/10/1993. Các chuyến thăm hỏi trên của chính phủ hai nớc chứng tỏ rằng mối quan hệ Việt Nam - Thái Lan đã phát triển khá tốt đẹp và không còn gì trở ngại.

Cùng với các quan hệ cấp chính phủ là sự phát triển quan hệ giữa quốc hội hai nớc, với sự mở đầu là chuyến di thămThái Lan của Chủ tịch quốc hội Việt Nam Lê Quang Đạo (13 đến 20/9/1990). Sự thiết lập mối quan hệ giữa hai cơ quan quyền lực này có ý nghĩa tạo cơ sở và tăng cờng sự hợp tác giữa các cơ quan hành pháp hai nớc trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Đồng thời, mối quan hệ này đã làm tăng khả năng thiết lập quan hệ toàn diện và vững chắc giữa hai nớc.

Từ khi Việt Nam gia nhập ASEAN- ngôi nhà chung của các quốc gia Đông Nam á, quan hệ song phơng giữa Việt Nam và Thái Lan hoà trong mối quan hệ của khu vực. Trên cơ sở những quan hệ đã đợc tạo dựng và củng cố ở giai đoạn trớc đó, mối quan hệ hai nớc Việt - Thái kể từ khi Việt Nam là thành viên chính thức của ASEAN là quá trình tăng cờng sự hợp tác, một sự hợp tác ngày càng toàn diện và chặt chẽ. Các quan hệ thăm hỏi giữa giới lãnh đạo hai n- ớc vẫn đợc duy trì ở mức độ cao. Bất chấp những thay đổi trên chính trờng Thái Lan, các đời thủ tớng dù dài hay ngắn đều có những chuyến đén thăm ngoại giao Việt Nam. Khụng lõu sau lề kết nạp Việt Nam vào ASEAN, ngày 30/8/1995, Phú thủ tướng Thỏi Lan Somboun Rahong đó đến Việt Nam. Sau đú một thỏng là chuyến đi Việt Nam của Thủ tướng Thỏi Lan Banhan Sipla Acha (1/10/1995). Thỏng 12/1998, Thủ tướng Chuan Lịchphai cũng đó thăm Việt Nam. Ngày 25/4/2001, Thủ tướng Thakssin cũng đó thực hiện chuyến thăm nước ngoài đầu tiờn là đến Việt Nam.

Bên cạnh đó là những chuyến đi thăm Thái Lan của các đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam. Đầu tiờn là chuyến đi thăm của Thủ tướng Vừ Văn Kiệt đến Bangkok thỏng 12/1995. Thỏng 10/1998, Chủ tịch Trần Đức Lương đó đi thăm Thỏi Lan để thể hiện lũng tin và chứng tỏ khả năng của mối quan hệ này đối với sự nghiệp phỏt triển của mỗi nước. Trong một chừng mực nào đú, những chuyến đi thăm này đó bày tỏ thỏi độ tiếp tục coi trọng mối quan hệ Việt Nam – Thỏi Lan của ban lónh đạo mới.

Quan trọng hơn cả là cuộc họp Nội các chung tại thành phố Đà Nẵng (Việt Nam) và tỉnh Nakhon Phanom (Thái Lan) từ ngày 20 đến 21/2/2004 của đoàn đại diện chính phủ hai nớc. Phía Việt Nam do Thủ tớng chính phủ Phan Văn Khải dẫn đầu và đoàn đại diện Chính phủ vơng quốc Thái Lan do Thủ tớng Thạc xỉn Xin na vắt dẫn đầu. Cuộc họp nội các đã thành công rực rỡ. Đây là sự kiện có ý nghĩa mở ra một trang sử mới giữa hai nớc: hợp tác, bình đẳng, toàn diện, đôi bên cùng có lợi, vì lợi ích phát triển và ổn định lâu dài của hai nớc.

Các hoạt động chính trị ngoại giao của hai nhà nớc Việt Nam và Thái Lan cho thấy mối quan hệ giữa hai nớc ngày càng đợc củng cố bền chặt và vững vàng hơn. Điều đó có ý nghĩa không nhỏ trong việc tạo niềm tin lẫn nhau và vun đắp tình cảm giữa hai nớc ngày một sâu sắc. Đó là nền tảng cho sự hợp tác toàn diện giữa hai bên, từ kinh tế, chính trị- xã hội đến văn hoá. Mặt khác, thông qua các hoạt động thăm hỏi cấp cao của Việt Nam và Thái Lan cũng đã tạo ra trờng hoạt động cho sự hợp tác trên mọi lĩnh vực giữa hai quốc gia. Thông qua các hoạt động ngoại giao đó, hai bên đã đi đến thống nhất sự hợp tác trên nhiều lĩnh vực. Trên lĩnh vực văn hoá, các hợp tác mang tính chuyên môn đã đợc triển khai giữa các Uỷ ban của quốc hội hai nớc.

Trên cơ sở mối quan hệ hữu nghị giữa hai nớc Việt Nam và Thái Lan, Chính phủ Thái Lan đã có nhiều chính sách cởi mở hơn với cộng đồng ngời Việt kiều ở Thái Lan. Công việc làm ăn sinh sống của Việt kiều ở Thái Lan do đó mà thuận lợi và dễ chịu hơn nhiều so với trớc đây. Trong cuộc sống hòa đồng xã hội ở Thái Lan, ngời Việt kiều Thái Lan đợc sự quan tâm của chính

phủ hai nớc ngày càng phát huy mình trong vai trò làm nhịp cầu nối cho mối quan hệ Việt Nam - Thái Lan cũng nh góp phần thúc đẩy sự giao lu văn hoá giữa hai nớc.

Việt Nam và Thái Lan đã cùng nhau kí kết các hiệp định về văn hoá, trực tiếp thúc đẩy sự hợp tác văn hoá giữa hai nớc.

Kể từ khi Việt Nam và Thái Lan bớc vào quan hệ hoà dịu, hợp tác cùng phát triển, việc tăng cờng sự hiểu biết về văn hoá lẫn nhau và đẩy mạnh hợp tác hai bên trên các lĩnh vực văn hoá luôn là vấn đề đợc hai nhà nớc quan tâm. Điều đó đã đa tới việc kí kết hiệp định hợp tác văn hoá giữa hai nớc vào ngày 8/8/1996.

Thời gian qua, hàng loạt các hiệp định hợp tác trên các lĩnh vực chuyên môn giữa hai nớc cũng đã đợc kí kết, nh hiệp định hợp tác về Khoa học, công nghệ và môi trờng, Chúng là cơ sở cho việc triển khai các hoạt động hợp tác… chuyên môn giữa hai nớc.

Sự thành lập các Hội hữu nghị và hoạt động của các hội này nhằm tăng cờng hoạt động văn hoá.

Từ sau năm 1989, để củng cố hơn nữa tỡnh hữu nghị giữa hai nước, tai Việt Nam, cỏc hội hữu nghị Thỏi - Việt đó được thành lập. Ngày 25/10/1996, UBND Thành phố Hà Nội đó ra quyết định thành lập Hội hữu nghị Việt Nam - Thỏi Lan thành phố Hà Nội. Ngày 5/6/1999, Hội hữu nghị Việt Nam - Thỏi Lan thành phố Hồ Chớ Minh cũng đó được thành lập. Cỏc hội trờn là cơ sở để phối hợp với nước bạn tuyờn truyền và tổ chức cỏc hoạt động giao lưu văn hoỏ hết sức hữu ớch giữa nhõn dõn Việt Nam và Thỏi Lan, giỳp tăng cường thờm sự hiểu biết về nhau, đồng thời cũn tạo điều kiện cho cỏc cỏn bộ, chuyờn gia của hai nước thuộc cỏc lĩnh vực khoa học, giỏo dục, du lịch… cựng nhau hợp tỏc, trao đổi thụng tin, gúp phần vào sự phỏt triển của kinh tế và văn hoỏ của cả hai nước.

Tại Thỏi Lan, Hội hữu nghị Thái - Việt cũng đã đợc thành lập. Sau đó, tới năm 2006, Hội Văn hoỏ Thỏi - Việt được thành lập cũng với mục đớch nhằm tăng cường giao lưu văn hoỏ giữa hai quốc gia trờn mọi mặt, chẳng hạn như văn học nghệ thuật, văn hoỏ ẩm thực…Hội cũn tạo điều kiện để tổ chức cỏc hoạt động văn hoỏ cú liờn quan đến Việt Nam trờn đất nước Thỏi Lan.

Nh vậy, từ năm 1989 đến nay đã có hàng loạt những nhân tố hết sức thuận lợi tác động đến hoạt động giao lu văn hoá giữa Việt Nam và Thái Lan. Chúng đã có ý nghĩa hết sức quan trọng để tạo nên một giai đoạn có sự phát triển mạnh mẽ về giao lu văn hoá của hai quốc gia.

Một phần của tài liệu Giao lưu văn hoá việt nam thái lan từ 1976 đến nay (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w