Những điều kiện thuận lợi để Việt kiều Thái Lan

Một phần của tài liệu Giao lưu văn hoá việt nam thái lan từ 1976 đến nay (Trang 76 - 79)

b. nội dung

3.2.1.Những điều kiện thuận lợi để Việt kiều Thái Lan

cực vào giao lu văn hoá Việt Thái sau 1976.

Chính sách của chính phủ Thái đối với Việt kiều ở Thái Lan, cũng nh chính sách của Đảng ta đối với cộng đồng Việt kiều Thái Lan hồi hơng và Việt kiều khắp mọi miền trên thế giới, trong đó có Việt kiều ở Thái Lan đều có sự tác động trực tiếp đến đời sống của bà con Việt kiều Thái Lan ở cả Việt Nam và Thái Lan

Năm 1976 đáng lẽ là mốc thực sự mở ra thời kì hoà bình, hợp tác cùng phát triển trong quan hệ Việt Nam và Thái Lan. Song vấn đề Campuchia cùng với những mâu thuẫn chính trị trong khu vực đã làm cho quan hệ Việt Nam - Thái Lan đi lệch khỏi hớng tích cực của nó. Mâu thuẫn an ninh- chính trị giữa hai nớc cũng làm ảnh hởng không nhỏ đến cuộc sống của ngời Việt kiều ở Thái Lan, khiến cho cuộc sống của họ trên đất Thái Lan nhiều năm sau đó còn gặp rất nhiều khó khăn. Từ sau năm 1989, có nhiều nhân tố tạo nên những biến đổi hết sức tích cực trong cuộc sống của bà con Việt kiều ở Thái Lan.

Những điều kiện thuận lợi cho sự giao lu văn hoá giữa Việt Nam và Thái Lan từ sau 1989 đến nay mà chúng tôi đã trình bày ở chơng 2 đồng thời cũng là những điều kiện mới có ý nghĩa hết sức tích cực với cộng đồng Việt kiều đang

sinh sống ở Thái Lan bấy giờ. Năm 1989, sau khi vấn đề Campuchia đã đợc giải quyết, nhất là từ khi chính phủ Thái Lan do thủ tớng Chạtchai Chunnhavăn nắm chính quyền và thi hành chính sách cải thiện mối quan hệ với nhân dân ba nớc Đông Dơng thì đời sống của Việt kiều Thái Lan mới đợc dễ chịu hơn. Từ đây, chính sách đối xử với Việt kiều bớt căng thẳng, chế độ quản lý nới lỏng dần, công việc làm ăn sinh sống của Việt kiều theo đó mà thuận lợi và dễ dàng hơn nhiều so với trớc. Lần đầu tiên, ngày 29/5/1990, chính phủ Thái quyết định cấp quốc tịch cho thế hệ con và cháu của ngời Việt tản c. Mục tiêu ban đàu của Bộ nội vụ Thái Lan là năm 2001 sẽ giải quyết xong để không còn khái niệm ngời Việt tản c ở Thái Lan và chỉ có ngời Thái gốc Việt. Tuy đến nay vẫn còn một số tồn tại, do phía bà con Việt kiều có nhiều ngời không tìm đợc giấy tờ khai sinh gốc đã bị thất lạc, hoặc sang c trú tại những nơi khác nhng không đăng kí ,… nhng nguyện vọng tha thiết của bà con Việt kiều vẫn là mong các nhà chức trách Thái Lan sớm giải quyết những thủ tục hợp lệ để họ đựợc trở về thăm quê hơng, bạn bè.

Vào cuối năm 2002, Chính phủ Thủ tớng Thạcxỉn tiếp tục chủ trơng “hoà nhập cộng đồng ngời Việt vào xã hội Thái” và trở lại tiến trình cấp quốc tịch và thẻ ngoại kiều (giấy Tàng Đạo) cho Việt kiều theo thoả thuận giữa hai chính phủ. Cũng trong năm 2002, nhiều quan chức chính quyền các tỉnh Đông Bắc, Nghị sĩ Quốc hội đã nhiều lần tiếp xúc với Việt kiều nhằm giành phiếu cho cuộc bầu cử Quốc hội. Truớc cuộc họp nội các liên chính phủ giữa Việt Nam và Thái Lan trong tháng 2/2004, Thủ tớng Thạcxỉn đã hứa sẽ giải quyết trên tinh thần tốt nhất những giấy tờ hợp lệ cho Việt kiều thế hệ thứ nhất, đồng thời tiếp tục cấp quốc tịch cho thế hệ con và thế hệ cháu của Việt kiều đợc nhập quốc tịch Thái Lan. Điều đó cho thấy chủ trơng hoà nhập mà chính phủ Thái Lan đang tiến hành là hết sức tiến bộ. Có thể coi đây là những bớc đột phá trong những chính sách của chính phủ Thái đối với Việt kiều, cũng nh là bớc đột phá trong đời sống xã hội của Việt kiều tại Thái Lan. Việc nhập quốc tịch cho thế hệ con cháu Việt kiều sẽ tạo cơ hội cho bộ phận trí thức ngời Việt Nam tham

gia vào đời sống xã hội Thái Lan. Quan trọng hơn, họ có thể đóng góp trí tuệ và năng lực của mình vào sự phát triển của đất nớc Thái Lan, góp phần tăng cờng mối quan hệ hữu nghị giữa hai nớc Việt Nam - Thái Lan, đồng thời xây thêm nhịp cầu nối trong sự giao lu văn hoá giữa Việt Nam – Thái Lan. Bên cạnh đó, nếu trớc đây do chính sách kỳ thị của chính quyền sở tại mà Việt kiều Thái Lan không dám bộc lộ một cách tự nhiên các tập quán của ngời Việt thì nay họ đã có thể làm điều đó. Nhờ vậy sẽ góp phần quảng bá văn hoá Việt Nam ra Thái Lan. Nhìn chung, bối cảnh sống mới thuận lợi đã khiến Việt kiều ở Thái Lan ngày càng nhận thức rõ hơn về việc họ phải ổn định cuộc sống trên nớc Thái vì sự thịnh vợng chung và góp phần thúc đẩy sự hợp tác, giao lu giữa hai nớc Thái Lan và Việt Nam trong thời kỳ hội nhập.

Những chính sách của Đảng và Nhà nớc ta đối với cộng đồng ngời Việt kiều trong đó có cộng đồng Việt kiều Thái Lan cũng tạo nên điều kiện thuận lợi để Việt kiều Thái Lan đóng góp tích cực cho hoạt động giao lu văn hoá giữa hai nớc. Đối với Việt kiều Thái Lan hồi hơng, ngay từ những năm đầu Việt kiều Thái Lan trở về Tổ quốc sau nhiều năm tha hơng, họ đã nhận đợc sự quan tâm tích cực của Đảng, chính phủ và chính quyền địa phơng các cấp. Ngoài việc các nhà chức trách nớc ta tạo công ăn việc làm, nhà ở cho họ, còn luôn cố gắng động viên khích lệ họ nhanh chóng hoà nhập cộng đồng xã hội. Tất cả các cấp chính quyền địa phơng từ trớc đến nay luôn hởng ứng, tạo điều kiện và cơ hội để Việt kiều Thái Lan hồi hơng tập họp thành nhóm hoặc nhóm họp thành Ban, Thành Hội một các có tổ chức, có lãnh đạo dới hình thức Ban liên lạc Việt kiều, đợc hình thành ngay từ những năm 1961-1962. Từ khi Đảng và nhà nớc ta bớc vào thời kì đổi mới, đợc sự ủng hộ của các cấp chính quyền, càng ngày các Hội đó càng phát triển cả về số lợng và chất lợng, và đã có những đóng góp đáng kể cho kinh tế và văn hóa của địa phơng, trong đó có việc truyền tải văn hoá Thái về địa phơng mình.

Từ khi chính phủ hai nớc bình thờng hoá mối quan hệ, Đảng ta có điều kiện để thực hiện các chính sách tích cực với kiều bào ta ở nớc ngoài nói chung,

Việt kiều ở Thái Lan nói riêng. Với chính sách hỗ trợ và thu hút nguồn lực Việt kiều ở nớc ngoài của nhà nớc ta, chắc chắn đội ngũ Vịêt kiều ở Thái Lan sẽ có những đóng góp đáng kể về cho Tổ quốc trên mọi phơng diện. Vớí trí tuệ và lòng yêu nớc sẵn có của ngời Việt kiều Thái Lan, đợc sự khích lệ của Đảng và nhà nớc, tin chắc họ sẽ là những cây cầu nối, góp phần thúc đẩy quan hệ tốt đẹp giữa hai nớc nói chung và sự giao lu văn hoá giữa hai nớc nói riêng.

Cũng từ sau 1989, đợc sự cho phép của chính phủ hai nớc Thái Lan và Việt Nam, Việt kiều ở Thái Lan đã thành lập các hội của mình trên đất nớc Thái Lan. Cho tới nay, chính quyền các tỉnh Sakon Nakhon, Udonthani, Mukdahan, Noọngkhai, Ubon Ratchathani và Chiêng Mai đã trao giấy phép thành lập Hội ngời Việt Nam cho Việt kiều. Nó không chỉ củng cố thêm tình đoàn kết gắn bó của bà con Việt kiều ở Thái Lan, giúp họ trong việc làm ăn sinh sống, mà còn là một cơ sở giúp họ bảo lu những giá trị văn hoá truyền thống và góp phần vào sự giao lu văn hóa Việt - Thái.

Một phần của tài liệu Giao lưu văn hoá việt nam thái lan từ 1976 đến nay (Trang 76 - 79)