Đời sống văn hoá của Việt kiều Thái Lan trớc 1976

Một phần của tài liệu Giao lưu văn hoá việt nam thái lan từ 1976 đến nay (Trang 72 - 76)

b. nội dung

3.1.2.Đời sống văn hoá của Việt kiều Thái Lan trớc 1976

Cùng với các đợt ngời Việt di c sang Thái Lan sinh sống với nhiều nguyên nhân đã nêu trên, dần hình thành nên cộng đồng ngời Việt định c ở Thái Lan. Nhìn chung, từ năm 1976 trở về trớc, cuộc sống của ngời Việt kiều ở Thái Lan bị chi phối trực tiếp bởi chính sách kỳ thị của chính phủ Thái Lan. Chính phủ Thái Lan ngày đó không thể thoát ra khỏi định kiến coi ngời Việt ở Thái Lan là đồng minh của Đảng Cộng sản Thái Lan, là cộng đồng ngời nớc

ngoài duy nhất trên đất Thái Lan ủng hộ miền Bắc Việt Nam chống đế quốc Mỹ xâm lợc, vì thế họ là mối đe doạ đối với nền an ninh quốc gia Thái Lan. Đời sống sinh hoạt của ngời Việt kiều Thái Lan chịu bao sức ép từ nhiều phía. Kết quả của chính sách kỳ thị kể trên là nguyên nhân làm mai một đi những nét văn hóa đặc sắc của ngời Việt Nam trên đất Thái. Nhng mặt khác, nhờ đó mà cộng đồng Việt kiều Thái Lan lại trở nên đoàn kết, đồng cam cộng khổ, thơng yêu gắn bó với nhau hơn bao giờ hết. Đó là một cộng đồng yêu nớc, dù ở xa quê h- ơng, nhng luôn hớng về dân tộc. Nhiều ngời trong cộng đồng vẫn âm thầm gìn giữ truyền thống văn hoá của mình và giáo dục con cái ý thức hớng về nguồn cội. Việt kiều ở Thái Lan cũng có những đóng góp tích cực cho các hoạt động cách mạng của những nhà yêu nớc Việt Nam cũng nh đối với các cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc nhằm đánh đuổi thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

Xét về đời sống văn hoá của Việt kiều Thái Lan trớc 1976, chúng ta thấy tồn tại hai khía cạnh: Một mặt ngời Việt kiều tìm hiểu phong tục tập quán của nớc sở tại nhằm mục đích hoà đồng xã hội. Mặt khác là sự bảo lu trong đời sống của họ những giá trị văn hoá truyền thống của ngời Việt, kể cả về vật chất lẫn tinh thần.

Lu giữ văn hoá Việt: Sống trong cảnh bị kì thị và bị sức ép về mọi mặt,

thời gian có thể làm cho đặc trng văn hoá Việt trong cộng đồng Việt kiều Thái Lan bị phai nhạt, song cha bao giờ mất hẳn. Những năm từ thập niên 40 đến cuối thập niên 50 của thế kỉ XX, phụ nữ Việt kiều khi tản c từ Lào sang, thời gian đầu họ vẫn giữ cách ăn mặc theo kiểu phụ nữ nông thôn Việt Nam vùng đồng bằng Bắc Bộ. Mặc dù thời gian này, họ bị nhìn bằng con mắt kỳ thị, nhng thanh niên Việt kiều vẫn mặc áo dài trong các dịp lễ tết và cới hỏi. Hàng ngày, trong cuộc sống của họ vẫn duy trì việc nấu các món ăn truyền thống Việt Nam, hay làm món ăn Việt Nam để bán cho ngời Thái. Những món ăn hàng ngày là những sản phẩm mà bà con làm ra, chủ yếu là lúa gạo và dùng gạo tẻ để chế biến ra nhiều loại bánh đậm đà bản sắc Việt Nam nh bánh đúc, bánh cuốn, bún, phở , khác hẳn với ng… ời Thái là chỉ quen ăn gạo nếp, tức là xôi. Thói quen

dùng bát đĩa và dùng đũa gắp thức ăn trong các bữa ăn hàng ngày của bà con ngời Việt vẫn đợc lu giữ mà không bị ảnh hởng bởi phong cách ăn của ngời Thái là dùng tay.

Nhiều Việt kiều Thái Lan những năm cuối thập niên 40 và những năm sau đó vẫn duy trì việc dạy và học tiếng Việt cho con cái với ý đồ giáo dục tính kế thừa truyền thống văn hoá Việt Nam cho thế hệ con cháu của họ. Trong các gia đình Việt kiều Thái Lan luôn coi trọng việc thờ cúng tổ tiên và tôn kính ông bà cha mẹ. Đối với ngời đã khuất, sự kính trọng đợc thể hiện qua các lễ nghi, tập tục mà họ tổ chức trong đám tang, đám giỗ, hay chăm lo sửa sang phần mộ của ông bà, dòng họ theo tập tục của ngời Việt. Đó là những đạo lý cốt lõi trong văn hoá dân tộc Việt Nam.

Ngời Việt kiều Thái Lan ở giai đoạn này vẫn lu giữ những tín ngỡng truyền thống của dân tộc. Trong cộng đồng Việt kiều ở các tỉnh Udonthani, Nakhon Phanôm, Noọgkhai, Múcdahản, mỗi nơi đều có một đền thờ Trần Hng Đạo lập nên ngay từ những ngày đầu nhập c vào Thái Lan năm 1946, bởi trong tiềm thức của họ, Đại vơng Trần Hng Đạo là bậc thánh linh thiêng nhất. Vào các dịp lễ tết, ngày mồng một và ngày rằm, Việt kiều thờng dùng nơi đây để cúng tế. Hàng năm vào ngày rằm tháng 7 âm lịch, họ đến đây cúng bái để cầu cho thân nhân đã khuất và cả những vong nhân theo tế tự dân gian của ngời Việt Nam từ xa xa.

Trong các đoàn ngời Việt sang Thái Lan, nhiều trong số họ là những tín đồ theo đạo Phật. Đã là phật tử Việt Nam, dù đi đến đâu và trong hoàn cảnh nào thì chất Phật trong tâm hồn họ vẫn tồn tại, những nơi họ c trú đều có thể trở thành Phật đờng. Do đó, những ngôi chùa của Phật giáo Việt Nam, còn gọi là chùa An Nam tông đã đợc xây dựng trên đất Thái Lan, do ngời Việt ở Thái Lan phối hợp với một số ngời Hoa xây dựng. Trải qua thời gian, dù trong hoàn cảnh khó khăn, thì đó luôn là một phần trong đời sống văn hoá tinh thần của Việt kiều Thái Lan, vì thế họ luôn có ý thức bảo lu và tu bổ. Cho đến trớc năm 1976, ở Thái Lan đã có 17 ngôi chùa nh thế đợc xây dựng, trong đó có hai ngôi là

chùa Cam Lộ và chùa Biển Phớc đã trở thành chùa Hoa Kiều, còn lại 15 ngôi chùa An Nam tông mà dân chúng vẫn gọi là “ chùa Việt Nam”, và gọi s ngời Hoa Kiều là s “ Việt Nam”. [61, 84]

Nhìn chung, mối liên hệ giữa chùa An Nam tông và đất nớc Việt Nam chính là ngôn ngữ trong kinh kệ và những cách thức làm lễ theo truyền thống Việt. Biện pháp chủ yếu mà chùa Việt dùng để bảo tồn và truyền bá bản sắc văn hoá của mình là việc dạy kinh kệ bằng tiếng Việt.

Có thể thấy rằng Việt kiều Thái Lan trớc 1976 mặc dù phải sống trong cảnh bị kỳ thị và phải chịu rất nhiều sức ép, song họ vẫn luôn hớng về nguồn cội và có ý thức bảo tồn văn hoá Việt. Chính tình yêu quê hơng và tinh thần dân tộc đã giúp cho mỗi ngời Việt Nam giữ đợc những nét văn hóa thiêng liêng mà họ đã từng đợc dân tộc hun đúc. Đó là những di sản quý báu cho các thế hệ Việt kiều Thái Lan sau này.

Tiếp thu văn hoá Thái Lan: Để sinh sống nơi đất khách quê ngời buộc

ngời Việt phải thích nghi và hoà nhập với đời sống văn hoá của ngời Thái. Trong cuộc sống hàng ngày, họ làm quen dần với việc sử dụng tiếng Thái. Đó cũng là cách để tránh sự nghi kị của chính quyền sở tại. Lâu dần, đó cũng là một nguyên nhân làm cho ngôn ngữ Việt bị phai nhạt trong cộng đồng Việt kiều Thái Lan. Cùng với việc duy trì các phong tục truyền thống, Việt kiều Thái Lan cũng làm quen với các phong tục văn hoá của ngời Thái. Bên cạnh mục đích để đối phó với chính quyền sở tại thì những tình cảm chân thành mà nhân dân bản địa dành cho họ cũng đã khiến cho việc hoà đồng xã hội của ngời Việt ở Thái Lan trở nên không quá khó khăn.

Trong phong tục cới xin của ngời Việt ở Thái Lan đã chịu ảnh hởng của ngời Thái. Với thế hệ Việt kiều thứ nhất, câu tục ngữ “ Trâu đồng nào ăn cỏ

đồng ấy” đã khắc sâu vào tâm trí họ, do bị nghiêm cấm và tâm lý chờ hồi hơng,

nên họ không mặn mà với việc kết hôn với ngời bản địa. Đến thế hệ Việt kiều thứ hai, việc kết hôn với ngời Thái dễ dàng hơn, do đó phong tục cới xin cũng phần nào đợc “Thái hoá”.

Ngoài ra, ngời Việt đã tham gia vào các lễ hội của ngời Thái. Chẳng hạn vào dịp tết năm mới của ngời Thái, gọi là Songkran diễn ra từ ngày 12-14 tháng T dơng lịch, ngời Việt cũng hoà vào dòng ngời Thái đi chùa lễ Phật và tởng niệm ba thời điểm quan trọng của cuộc đời Đức Phật là giáng sinh, thành đạo và nhập Niết bàn. Rằm tháng Giêng là một ngày lễ quan trọng của ngời Thái gọi là Makhapucha, đồng thời là tết Nguyên tiêu của ngời Việt. Vào ngày lễ này, nhân dân Việt Nam và Thái Lan cùng tham dự hội Thuyết pháp và thực hiện nghi thức rớc nến quanh chùa. Những sự hoà đồng văn hóa đó cũng đã làm cho đời sống của ngời Việt phong phú, đa dạng hơn.

Một phần của tài liệu Giao lưu văn hoá việt nam thái lan từ 1976 đến nay (Trang 72 - 76)