b. nội dung
3.1.1. Sơ lợc về quá trình hình thành và phát triển của cộng đồng
Việt ở Thái Lan
Sự chuyển c của cộng đồng ngời Việt đến Thái Lan xét trên quy mô lớn có thể chia làm ba đợt:
- Thế kỷ XVIII - XIX: Đây là thời kỳ ở Việt Nam diễn ra cuộc tranh chấp quyền lực giữa nhà Tây Sơn và thế lực Nguyễn ánh, đã gây ra sự xáo trộn lớn trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của quốc gia Đại Việt. Tháng 2/1784, Nguyễn ánh bị quân nhà Tây Sơn đánh bật khỏi Sài Gòn - Gia Định, buộc phải tìm đến sự cứu trợ của triều đình Xiêm. Nguyễn ánh đã đợc vua Xiêm cho đón cả gia quyến cùng đám quan quân khoảng 200 ngời vào Bangkok. Tại đây, Nguyễn ánh thành lập một làng ở ngoại thành Bangkok gọi là làng Gia Long. Khi Nguyễn ánh quay lại Việt Nam, rất nhiều binh sĩ của ông đã lựa chọn việc ở lại Xiêm. Đó là những kiều dân Việt Nam đầu tiên trên đất Xiêm.
ở các thế kỷ XVIII, XIX, những biến động về kinh tế, chính trị, cùng với chủ trơng “sát đạo, cấm đạo” của các vua nhà Nguyễn càng thúc đẩy những đợt chuyển c của ngời Việt Nam đến Xiêm nhiều hơn. Nhân dân Thái thờng gọi những ngời Việt Nam sang c trú ở Thái Lan thời kỳ này là “Duôn càu”, tức “Ngời Việt Nam cũ” .
- Cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX: Cuối thế kỷ XIX, triều đình nhà Nguyễn chính thức thừa nhận sự thống trị của thực dân Pháp đối với Việt Nam. Tuy nhiên, các tầng lớp nhân dân Việt Nam vẫn quyết tâm chống Pháp xâm lợc. Một loạt ngời Việt Nam, trong đó có không ít những ngời yêu nớc và con cháu họ đã chuyển sang Xiêm c trú để tránh sự đàn áp, truy lùng của thực dân Pháp. Trong số những ngời Việt Nam sang Xiêm thời kỳ này, có một bộ phận đông đảo là ngời nông dân nghèo khổ ra đi vì không chịu nổi sự áp bức của thực dân Pháp.
- Giai đoạn 1930-1946: Sau khi phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam mà đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh bị thực dân Pháp dìm trong bể máu đã diễn ra những cuộc di c lớn của ngời Việt sang đất Thái Lan. Trong hai năm 1930 và 1931, có khoảng 100 ngời, chủ yếu quê ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sang Thái Lan để tránh nạn khủng bố.
Tháng 3/1946, trong khi cộng đồng ngời Việt ở Lào chuẩn bị sang Thái Lan lánh nạn chiến tranh, chủ yếu ở Thà Khẹt và Savanakhet, thì bất ngờ ngày 21/3/1946, giặc Pháp với các vũ khí hiện đại tấn công vào thị xã Thà Khẹt, gây nên một vụ thảm sát lớn. Ngay sau đó, chỉ trong hai đến ba ngày đã có trên 20 ngàn Việt kiều tỉnh Savanakhet vợt sông Mêkông sang huyện Mucdahan, Thái Lan một cách an toàn. Đợt di c của ngời Việt sang Thái Lan lần thứ ba có khoảng 5 vạn ngời. Nh vậy, đến năm 1946, số lợng ngời Việt kiều sinh sống ở Thái Lan qua ba đợt di c đã khoảng trên 9 vạn ngời. Và theo thống kê, cho đến năm 2008 số lợng Việt kiều ở Thái Lan là trên 10 vạn ngời [102]