Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ viễn thông thái bình dương (Trang 25 - 30)

Thứ tư: là đảm bảo thống nhất giữa nhiệm vụ chính trị, xã hội với nhiệm

vụ kinh tế trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Trước hết ta phải nhận thấy rằng sự ổn định của một quốc gia là một nhân tố quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Trong khi đó chính sự ổn định đó lại được quyết định bởi mức độ thoả mãn lợi ích của quốc gia. Do vậy, theo quan điểm này đòi hỏi việc nâng cao hiệu quả kinh doanh phải được xuất phát từ mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Cụ thể là, nó được thể hiện ở việc thực hiện các chỉ tiêu pháp lệnh hoặc đơn hàng của nhà nước giao cho doanh nghiệp hoặc các hợp đồng kinh tế mà doanh nghiệp ký kết với Nhà nước. Bởi vì đó là nhu cầu điều kiện đã đảm bảo sự phát triển cân đối của nền kinh tế quốc dân.

Thứ năm: là đánh giá hiệu quả kinh doanh phải căn cứ vào cả mặt hiện

vật lẫn giá trị của hàng hoá. Theo quan điểm này đòi hỏi việc tính toán và đánh giá hiệu quả phải đồng thời chú trọng cả hai mặt hiện vật và giá trị. Ở đây mặt hiện vật thể hiện số lượng sản phẩm và chất lượng sản phẩm, còn mặt giá trị là biểu hiện bằng tiền của hàng hoá, của kết quả chi phí bỏ ra. Như vậy, cắn cứ vào kết quả cuối cùng cả về mặt hiện vật và mặt giá trị là một đòi hỏi tất yếu trong quá trình đánh giá hiệu quả kinh doanh trong nền kinh tế thị trường.

1.3.2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nghiệp

Khi xem xét hiệu quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, cần phải dựa vào một hệ thống các tiêu chuẩn, các doanh nghiệp phải coi các tiêu chuẩn là mục tiêu phấn đấu. Có thể hiểu tiêu chuẩn hiệu quả là giới hạn, là mốc xác định ranh giới có hay không có hiệu quả. Nếu theo phương pháp so sánh toàn ngành có thể lấy giá trị bình quân đạt được của ngành làm tiêu chuẩn hiệu quả. Nếu không có số liệu của toàn ngành thì so sánh với các chỉ tiêu của năm trước. Cũng có thể nói rằng, các doanh nghiệp có đạt được các chỉ tiêu này mới có thể đạt được các chỉ tiêu về kinh tế. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm:

1.3.2.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tổng hợp

Nhóm chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả kinh doanh của toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là các chỉ tiêu phản ánh chính xác tình hình doanh nghiệp nên thường được dùng so sánh giữa các doanh nghiệp với nhau.

- Chỉ tiêu doanh thu trên một đồng chi phí Chỉ tiêu doanh thu

trên một đồng chi phí =

Doanh thu thuần

Tổng chi phí sản xuất và tiêu thụ trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí sản xuất và tiêu thụ trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này cao khi tổng chi phí thấp, do vậy nó có ý nghĩa khuyến khích các doanh nghiệp tìm ra các biện pháp giảm chi phí để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.

- Chỉ tiêu doanh thu trên một đồng vốn sản xuất (sức sản xuất của vốn)

Sức sản xuất của vốn =

Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ Tổng vốn kinh doanh

Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp: Một đồng vốn kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Do đó, nó có ý nghĩa khuyến khích các doanh nghiệp trong việc quản lý vốn chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả đồng vốn kinh doanh.

- Chỉ tiêu doanh lợi vốn kinh doanh

Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này có ý nghĩa khuyến khích doanh nghiệp tăng doanh thu, giảm chi phí hoặc tốc độ tăng doanh thu phải lớn hơn tốc độ tăng của chi phí.

1.3.2.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào cơ bản

 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động - Chỉ tiêu năng suất lao động

Chỉ tiêu năng suất

lao động =

Tổng giá trị sản xuất tạo ra trong kỳ Tổng số lao động bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này cho biết một lao động sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất.

- Chỉ tiêu kết quả sản xuất trên một đồng chi phí tiền lương Chỉ tiêu kết quả sản xuất

kinh doanh trên một đồng chi phí tiền lương =

Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ

Tổng chi phí tiền lương trong kỳ

Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí tiền lương trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu.

- Chỉ tiêu lợi nhuận bình quân một lao động Chỉ tiêu doanh lợi theo

vốn kinh doanh = (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lợi nhuận trong kỳ vốn kinh doanh

Chỉ tiêu lợi nhuận bình quân tính cho một lao động =

Lợi nhuận trong kỳ Tổng số lao động bình quân

trong kỳ

Chỉ tiêu này cho biết bình quân một lao động trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

- Hệ số sử dụng lao động Hệ số sử dụng

lao động =

Tổng lao động được sử dụng Tổng lao động hiện có

Chỉ tiêu này cho biết trình độ sử dụng lao động của doanh nghiệp.

 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định - Sức sản xuất vốn cố định

Sức sản xuất vốn cố định =

Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ Vốn cố định bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết trình độ sử dụng lao động của doanh nghiệp. - Sức sinh lời của vốn cố định

Sức sinh lời của vốn cố định =

Lợi nhuận trong kỳ

Vốn cố định bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định trong kỳ sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả vốn lưu động - Sức sản xuất của vốn lưu động

Sức sản xuất của vốn lưu động =

Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ Vốn lưu động bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động trong kỳ sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

- Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động Hệ số đảm nhiệm

vốn lưu động =

Vốn lưu động bình quân trong kỳ Doanh thu thuần

Chỉ tiêu này cho biết cần bao nhiêu đồng vốn lưu động đảm nhiệm để tạo ra một đồng doanh thu.

- Số vòng quay của vốn lưu động Số vòng quay của

vốn lưu động =

Doanh thu thuần

Vốn lưu động bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ việc sử dụng vốn có hiệu quả và ngược lại. - Thời gian của một vòng quay

Thời gian của một (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

vòng quay =

Thời gian của kỳ phân tích Số vòng quay vốn lưu động

Chỉ tiêu này cho biết số ngày để vốn lưu động quay được một vòng. Thời gian này càng ngắn thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao và ngược lại.

1.3.2.3. Nhóm chỉ tiêu xét về mặt hiệu quả kinh tế - xã hội

Do yêu cầu của sự phát triển bền vững trong nền kinh tế quốc dân. Các doanh nghiệp ngoài việc hoạt động kinh doanh phải đạt hiệu quả nhằm tồn tại và phát triển còn phải đạt được hiệu quả về mặt chính trị xã hội. Nhóm chỉ tiêu xét về mặt hiệu quả kinh tế - xã hội bao gồm các chỉ tiêu sau:

Tăng thu ngân sách

Một doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải có nhiệm vụ nộp ngân sách Nhà nước dưới hình thức là các loại thuế như thuế doanh thu, thuế lợi tức, thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt...Nhà nước sẽ sử dụng những khoản thu này để cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và lĩnh vực phi sản xuất, góp phần phân phối lại thu nhập quốc dân.

Tạo thêm công ăn, việc làm cho người lao động

Nước ta cũng giống như các nước đang phát triển, hầu hết là các nước nghèo tình trạng kém về kỹ thuật sản xuất và nạn thất nghiệp còn phổ biến. Để tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động và nhanh chóng thoát khỏi đói nghèo lạc hậu đòi hỏi doanh nghiệp phải tự tìm tòi đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động.

Ngoài việc tạo công ăn việc làm cho người lao động đòi hỏi các doanh nghiệp làm ăn phải có hiệu quả để góp phần nâng cao mức sống của người lao động. Xét trên phương diện kinh tế, việc nâng cao mức sống của người dân được thể hiện qua chỉ tiêu như gia tăng thu nhập bình quân trên đầu người, gia tăng đầu tư xã hội, mức tăng trưởng phúc lợi xã hội...

Tái phân phối lợi tức xã hội

Sự phát triển không đồng đều về mặt kinh tế - xã hội giữa các vùng, các lãnh thổ trong cùng một nước yêu cầu phải có sự phân phối lợi tức xã hội nhằm giảm sự chênh lệch về mặt kinh tế giữa các vùng. Theo quan điểm của các nhà kinh tế hiện nay, hiệu quả kinh tế xã hội còn thể hiện qua các chỉ tiêu: Bảo vệ nguồn lợi môi trường, hạn chế gây ô nhiễm môi trường, chuyển dịch cơ cấu kinh tế...

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ viễn thông thái bình dương (Trang 25 - 30)