VIỄN THÔNG THÁI BÌNH DƯƠNG
3.2.3. Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm
Bên cạnh việc giảm chi phí thì tăng doanh thu cũng là một trong những biện pháp góp phần làm tăng lợi nhuận của công ty, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Công ty muốn tăng doanh thu phải thông qua những biện pháp sau đây:
• Nâng cao khả năng nhận biết, dự báo xu hướng phát triển nhu cầu của thị trường để có những chiến lược và biện pháp thích hợp nhằm tăng doanh thu.
• Nâng cao khả năng phục vụ khách hàng, có những dịch vụ hỗ trợ kịp thời như: tư vấn, hướng dẫn... để khách hàng nhận biết được về các loại hàng hoá mà công ty kinh doanh.
3.2.3.2. Giải pháp thu hút khách hàng
Tương lai công ty muốn mở rộng thị trường, quan hệ rộng với khách hàng và đối tác cần phải thực hiện các biện pháp sau:
• Áp dụng biện pháp giữ vững thị trường và khách hàng quan trọng, khách hàng lớn. Nghiên cứu để hình thành nên các cam kết với khách hàng, có quan hệ thường xuyên nhằm đảm bảo hai bên phát triển cùng có lợi.
• Tham gia các cuộc giới thiệu sản phẩm, đẩy mạnh việc tiếp xúc với khách hàng tiềm năng và nhu cầu khách hàng. Đồng thời đây là cơ hội để khách hàng hiểu biết hơn nữa về sản phẩm, dịch vụ của công ty, từ đó gợi mở nhu cầu, biến nhu cầu thành sức mua thực tế.
• Cần phải tăng cường công tác nghiệp vụ giao nhận hàng hoá, tạo mối quan hệ thân thiện với các nhà cung cấp, tìm kiếm đối tác thích hợp, giá cả phải chăng...
3.2.3.3. Nâng cao hơn nữa hoạt động Marketing
Kinh tế thị trường càng phát triển thì hoạt động Marketing càng giữa vai trò quan trọng, quyết định sự thành công hay thất bại trong hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp trên thị trường. Do đó việc nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing là mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới. Hiệu quả này được nâng cao có nghĩa là công ty càng mở rộng được nhiều thị trường, hàng hoá tiêu thụ nhiều góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình. Do vậy doanh nghiệp cần phải phát triển mạnh hoạt động Marketing như: tuyên truyền, quảng cáo, xúc tiến bán, bán hàng cá nhân, tổ chức các cuộc khuyến mãi giới thiệu hàng hoá và những tính năng vượt trội của hàng hoá... Cần tập trung vào những khách hàng nhất định, phải hiểu biết chính xác nhu cầu của khách hàng. Doanh nghiệp cần sử dụng tổng hợp và phối hợp các biện pháp chứ không chỉ các biện pháp liên quan đến khâu bán hàng.
3.2.3.4. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, mở rộng thị trường,
Với sự phát triển của công nghệ thông tin, có thể nói thông tin về doanh nghiệp đối với khách hàng là tương đối hoàn hảo, thêm vào đó có sự tham gia ngày càng đông của các mạng di động mới làm cho thị phần của công ty ngày càng bị thu hẹp lại. Do sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp trên thị trường, vì vậy công ty cần phải xây dựng một chiến lược tìm kiếm thị trường hợp lý và hiệu quả. Do tầm quan trọng của việc nghiên cứu thị trường nên trong giai đoạn hiện nay cũng như những năm sau công ty phải xây dựng cho mình một chiến lược cụ thể về nghiên cứu thị trường:
• Xác định nguồn thông tin mục tiêu, xây dựng hệ thống thu thập thông tin đầy đủ về thị trường như các mặt:
Môi trường pháp luật các chính sách ưu đãi của Nhà nước, tâm lý tập quán tiêu dùng ở các vùng khác nhau.
Thông tin về các hãng kinh doanh ở trong nước và thế giới, các mối quan tâm và chiến lược kinh doanh trong những năm tới và các vấn đề như tỷ giá, hoạt động của Ngân Hàng...
Có đội ngũ cán bộ giỏi làm công tác nghiên cứu phân tích thị trường. Qua đó các nhân viên thu thập thông tin, phân tích đánh giá các loại nhu cầu sản phẩm và thị hiếu từng khu vực.
Để tiến hành đánh giá hiệu quả hoạt động nghiên cứu thị trường được thực hiện thông qua khả năng thâm nhập, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng của các loại sản phẩm mới hay của kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Hiệu quả của công tác nghiên cứu thị trường, phải thể hiện được thông qua các chỉ tiêu phát triển của công ty. Để hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường công ty phải đưa ra các chỉ tiêu cụ thể để đánh giá hiệu quả công tác nghiên cứu thị trường như:
Tốc độ tăng doanh thu là bao nhiêu?
Tốc độ tăng lợi nhuận là bao nhiêu?
Tỷ trọng các loại thị trường: thị trường trọng điểm, thị trường bổ sung.
3.2.3.5. Xây dựng chính sách giá cả hợp lý
Giá cả không chỉ là phương tiện tính toán, mà còn là công cụ bán hàng, chính vì lý do đó giá cả là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng hàng hoá tiêu thụ của công ty.
Hiện nay giá cả của công ty căn cứ vào: • Mức thuế Nhà nước quy định
• Quan hệ cung cầu trên thị trường
Tuỳ theo sự biến động của các yếu tố mà mức giá được điều chỉnh theo từng thời điểm. Việc xác lập một chính sách giá hợp lý phải gắn với từng giai đoạn, mục tiêu của chiến lược kinh doanh, đối với từng khu vực thị trường,
từng đối tượng khách hàng. Ngoài ra chính sách giá cũng không tách rời với chính sách sản phẩm dịch vụ của công ty, cụ thể là:
• Một mức giá cao hơn được áp dụng với một thị trường nhất định, khi các sản phẩm dịch vụ có vị trí đứng chắc trên thị trường hay dịch vụ có chất lượng tốt.
• Một mức giá thấp được áp dụng đối với sản phẩm, dịch vụ đang ở giai đoạn phát triển chậm, khi công ty ở giai đoạn bắt đầu xâm nhập thị trường hay theo đuổi mục tiêu doanh số.
• Công ty nên đưa ra mức giá theo từng vùng địa lý khác nhau như: nông thôn với thành thị, vùng sâu, vùng xa...
• Áp dụng mức giá thấp hơn 2% đến 3% đối với những khách hàng thanh toán ngay nhằm thu hồi nhanh vốn lưu động.
Một điều đáng lưu ý là giá cả của hàng hoá, dịch vụ phải tính đến yếu tố cạnh tranh. Đối với mặt hàng có nhiều đối thủ cạnh tranh thì công ty nên giảm giá thấp hơn so với giá thị trường, chấp nhận lợi nhuận thấp, bù lại nâng cao trong khoảng có thể đối với các sản phẩm, dịch vụ có ưu thế ít đối thủ cạnh tranh.
3.2.3.6. Xây dựng và nâng cao hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm dịch vụ
Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ là nhân tố hàng đầu và quan trọng về sự tồn tại và phát triển của công ty, điều đó được thể hiện:
• Chất lượng sản phẩm, dịch vụ là yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Và cũng là nhân tố tạo dựng uy tín, danh tiếng cho sự tồn tại và phát triển lâu dài của doanh nghiệp.
• Tăng chất lượng sản phẩm, dịch vụ tương ứng đối với tăng năng suất lao động xã hội. Nhờ việc tăng chất lượng dịch vụ sẽ thúc đẩy
tăng giá trị sử dụng và lợi ích kinh tế, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ là biện pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.
• Chất lượng sản phẩm dịch vụ là công cụ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tăng cường và nâng cao khả năng cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp.
Vì vậy trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình công ty cần phải quản lý tốt và nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm dịch vụ của mình, để đáp ứng tốt nhất những nhu cầu của thị trường.
Công ty phải không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ như: đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng, thực hiện các dịch vụ chăm sóc khách hàng, các chương trình khuyến mại, giảm giá... tạo ra các tính năng mới cho sản phẩm của mình góp phần vào việc tăng doanh thu và nâng cao hiệu quả kinh doanh.