VIỄN THÔNG THÁI BÌNH DƯƠNG
3.2.2. Tăng cường huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả
3.2.2.1. Tăng cường quản lý công nợ
Đối với mỗi doanh nghiệp thì nguồn vốn đóng một vai trò hết sức quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của công ty. Vốn là yếu tố cần thiết để công ty có thể trang trải chi phí sản xuất kinh doanh và dùng để tái sản xuất mở rộng. Mặt khác trong cơ chế thị trường việc mua bán chịu trước hết sẽ tác
động tới doanh thu tiêu thụ của công ty. Bởi vì, việc mua bán chịu cũng là một trong những biện pháp kích thích tiêu thụ mà công ty thường xuyên áp dụng.
Tuy nhiên việc mua bán chịu sẽ làm cho nguồn vốn của công ty bị giảm sút do sự chiếm dụng vốn của khách hàng cũng như các doanh nghiệp khác. Vì vậy công ty cần phải thắt chặt vấn đề công nợ. Khi bán hàng chịu cho khách hàng công ty cần phải xác định những vấn đề sau:
• Nắm bắt được tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng, doanh nghiệp, đối tác.
• Xem xét đạo đức, phẩm chất, tư cách của người mua hàng.
• Xem xét năng lực tài chính của khách hàng có đủ khả năng thanh toán hay không.
3.2.2.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
Để tiến hành hoạt động kinh doanh đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng vốn nhất định bao gồm vốn cố định, vốn lưu động. Doanh nghiệp có nhiệm vụ huy động các loại vốn cần thiết cho nhu cầu kinh doanh.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
• Với một số vốn không tăng có thể tăng được doanh số hoạt động từ đó tạo điều kiện tăng lợi nhuận nếu như doanh nghiệp tăng được tốc độ luân chuyển, xuất phát từ công thức ta có:
Tổng số doanh thu thuần = Vốn lưu động x Hệ số luân chuyển
Như vậy trong điều kiện vốn không đổi, nếu tăng được hệ số luân chuyển sẽ tăng được tổng doanh thu.
• Với một số vốn lưu động ít hơn nếu tăng tốc độ luân chuyển thì sẽ đạt được doanh số như cũ. Ta thấy nguyên nhân ảnh hưởng tới tốc độ luân chuyển của vốn là các nguyên nhân sau:
+ Tình hình thu mua, cung cấp, dự trữ nguyên vật liệu. + Tốc độ tiêu thụ sản phẩm hàng hoá.
+ Tình hình thanh toán công nợ.
Để tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn, cần áp dụng đồng bộ các biện pháp nhằm hút bớt số vốn và giảm thời gian vốn lưu lại ở từng khâu từng giai đoạn trong quá trình kinh doanh. Các biện pháp cụ thể là:
+ Đẩy nhanh tiến độ sản xuất. + Sử dụng hiệu quả các nguồn lực.
+ Tiết kiệm thời gian từ đó có thể đưa sản phẩm ra thị trường một cách nhanh nhất.
Bên cạnh đó nguồn vốn lưu động là nguồn vốn rất quan trọng đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh. Để sử dụng nguồn vốn này có hiệu quả, công ty cần phải huy động nguồn vốn từ các nguồn trong cán bộ công nhân viên đồng thời sử dụng tín dụng thương mại từ các nhà cung ứng trang thiết bị cho công ty.
Nói tóm lại với điều kiện hiện nay để huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn thì công ty cần phải có các biện pháp huy động vốn, tăng nhanh vòng quay của vốn bằng cách giảm các chí phí thu mua, cung cấp nguyên liệu kịp thời nhằm giảm thời dự trữ nguyên vật liệu, tránh được tính trạng ứ đọng vốn.
Ngoài việc sử dụng vốn có hiệu quả công ty cần phải biết tiết kiệm chống lãng phí trong chí phí hành chính, tập trung vốn có trọng điểm.