THÁI BÌNH DƯƠNG
2.2.2. Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty thông qua các chỉ tiêu cơ bản
qua các chỉ tiêu cơ bản
2.2.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tổng hợp - Nguồn vốn kinh doanh
Vốn kinh doanh là đầu vào quan trọng của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh, việc tăng giảm vốn kinh doanh phần nào nói lên hiệu quả kinh doanh của công ty. Vốn kinh doanh bao gồm vốn cố định và vốn lưu động, là
hình thức giá trị của tài sản máy móc, thiết bị. Được dùng trong hoạt động kinh doanh thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp.
Bảng 2.6. Tốc độ tăng giảm nguồn vốn qua các năm
Đơn vị: Nghìn đồng Năm Tốc độ tăng giảm vốn cố định Tốc độ tăng giảm vốn lưu động
Chênh lệch Tốc độ tăng % Chênh lệch tốc độ tăng %
2008/200
7 50.000 107,69 150.000 142,86
2009/200
8 150.000 121,43 -100.000 75
(Nguồn:Phòng tài chính, kế toán) Nhận xét:
Qua bảng số liệu cho thấy tổng vốn cố định, vốn lưu động đều tăng qua các năm trừ năm 2009 là tổng vốn lưu động giảm xuống còn 100.000 nghìn đồng trong khi tổng vốn cố định lại tăng 21,43% hay tăng 150.000 nghìn đồng. Có sự chuyển đổi cơ cấu giữa vốn lưu động và vốn cố định, chủ yếu là do năm 2009 công ty có đầu tư mua sắm một số trang thiết bị văn phòng... hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Bảng 2.7. Cơ cấu nguồn vốn của công ty
Đơn vị: %
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
VLĐ/ tổng số vốn 35 41,67 32
VCĐ/ tổng số vốn 65 58,33 68
Nhận xét:
Qua bảng số liệu trên ta thấy: tỷ lệ vốn lưu động năm 2008 tăng hơn so với năm 2007 điều đó chứng tỏ vốn doanh nghiệp đã bị chiếm dụng. Nhưng năm 2009 thì tỷ lệ lại giảm xuống điều đó chứng tỏ số vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng ít hơn.
- Doanh lợi của vốn kinh doanh
Chỉ tiêu này phản ánh mức sinh lời của toàn bộ vốn kinh doanh, nó cho biết cứ một đồng vốn kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Doanh lợi vốn kinh doanh = Lợi nhuận vốn kinh doanh Hay ta chuyển thành công thức:
Doanh lợi vốn kinh doanh =
Doanh thu
x
Lợi nhuận vốn kinh doanh Doanh thu
Bảng 2.8. Phân tích doanh lợi của tổng nguồn vốn
Đơn vị: Nghìn đồng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
1. Lợi nhuận sau thuế 129.600 140.400 180.000
2. Tổng vốn 1.000.000 1.200.000 1.250.000
3. Doanh lợi 0,13 0,117 0,144
(Nguồn: Phòng tài chính, kế toán) Nhận xét:
Qua bảng trên ta thấy, chỉ tiêu doanh lợi của tổng vốn kinh doanh có sự thay đổi, cụ thể:
•Doanh lợi vốn kinh doanh năm 2008 giảm so với năm 2007 là: 0,117 – 0,13 = - 0,013, điều này ảnh hưởng của các nhân tố sau:
+ Do vòng quay của vốn kinh doanh thay đổi: (1,29 – 1,3) x 0,1 = - 0,001
+ Do hệ số doanh lợi của doanh thu thay đổi: (0,09 – 0,1) x 1,29 = - 0,0129
•Doanh lợi của vốn kinh doanh năm 2009 tăng so với năm 2008 là: 0,144 – 0,117 = 0,027, điều này ảnh hưởng của các nhân tố sau:
+ Do vòng quay của vốn kinh doanh thay đổi: (1,42 – 1,29) x 0,09 = 0,0117
+ Do hệ số doanh lợi của doanh thu thay đổi: (0,1 – 0,09) x 1,42 = 0,0142
Như vậy khả năng sinh lời thêm của vốn kinh doanh năm 2009 so với năm 2007 là – 0,013 + 0,027 = 0,014 trên một đồng vốn kinh doanh. Với tỷ lệ doanh lợi của vốn kinh doanh là tương đối cao đã chứng tỏ công ty đã sử dụng đồng vốn có hiệu quả, tuy nhiên tỷ lệ này có sự thay đổi tăng giảm không ổn định đây là dấu hiệu không tốt. Có thể thấy nguyên nhân dẫn tới hiện trạng này đó là tình trạng thay đổi thất thường của người tiêu dùng. Do vậy, công ty cần phải thu thập, tìm hiểu những thông tin về khách hàng một cách nhanh chóng, để đáp ứng kịp thởi.
Hệ số vòng quay vốn kinh doanh = Tổng vốn kinh doanhDoanh thu thuần
Chỉ tiêu này phản ánh trong một năm vốn kinh doanh quay được mấy vòng để nghiên cứu chỉ tiêu này ta sử dụng bảng sau:
Bảng 2.9. Phân tích vòng quay của vốn kinh doanh
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Doanh thu 1.300.000 1.550.000 1.775.500
Tổng vốn kinh doanh 1.000.000 1.200.000 1.250.000
Hệ số vòng quay 1,3 1,29 1,42
(Nguồn: Phòng tài chính, kế toán) Nhận xét:
•Năm 2008 so với năm 2007 số vòng quay vốn kinh doanh giảm là: 1,29 – 1,3 = - 0,01 vòng, điều đó ảnh hưởng của các nhân tố sau:
+ Do vốn kinh doanh bình quân thay đổi:
1.300.000/1.200.000 – 1.300.000/1.000.000 = - 0,2167 vòng + Do doanh thu thay đổi:
1.550.000/1.200.000 – 1.300.000/1.200.000 = 0,2067 vòng
Như vậy vốn kinh doanh của công ty tăng lên làm cho số vòng quay của vốn kinh doanh giảm 0,01 vòng và sự tăng lên của doanh thu đã làm chi vòng quay vốn kinh doanh giảm 0,2167 vòng. Tổng số vòng quay của vốn kinh doanh năm 2008 giảm so với năm 2007 đó là do ảnh hưởng của sự thay đổi vốn kinh doanh bình quân và doanh thu thay đổi là 0,01 vòng.
•Năm 2009 so với năm 2008 số vòng quay vốn kinh doanh đã tăng lên là: 1,42 – 1,29 = 0,13 vòng, điều này do ảnh hưởng của các nhân tố sau:
+ Do vốn kinh doanh bình quân thay đổi:
1.550.000/1.250.000 – 1.550.000/1.200.000 = -0,05 vòng
+ Do doanh thu thay đổi: 1.775.500/1.250.000 – 1.550.000/1.250.000 = 0,18 vòng.
Như vậy vốn kinh doanh của công ty tăng lên làm cho số vòng quay của vốn kinh doanh tăng 0,13 vòng, sự tăng lên của doanh thu đã làm cho vòng quay vốn kinh doanh giảm 0,05 vòng và sự tăng lên của doanh thu làm cho
vốn kinh doanh tăng lên 0,18 vòng. Tổng cộng số vòng quay vốn kinh doanh tăng lên năm 2009 so với năm 2008 là 0,13 vòng.
Vòng quay vốn kinh doanh của doanh nghiệp là cao chứng tỏ công ty sử dụng vốn có hiệu quả. Bởi vì công ty cổ phần dịch vụ viễn thông Thái Bình Dương hoạt động mạnh trong lĩnh vực thu cước cho dịch vụ Mobifone và bán hàng nên việc quay vòng vốn kinh doanh là rất nhanh và linh động.
2.2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào
Hiệu quả sử dụng lao động
Lao động là nhân tố sáng tạo trong hoạt động kinh doanh, số lượng và chất lượng lao động là nhân tố quan trong nhất tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, chính sách tuyển dụng và chính sách đào tạo phải đảm bảo thoả mãn đầy đủ các yêu cầu của doanh nghiệp. Khi tuyển dụng nguồn lao động doanh nghiệp căn cứ vào loại lao động cụ thể của từng cán bộ công nhân viên. Chỉ xét sử dụng những lao động có trình độ phù hợp và kỷ thuật nghiệp vụ để đổi mới cơ cấu lao động đáp ứng nhu cầu kinh doanh. Để đảm bảo đội ngũ công nhân viên có chất lượng công ty đã áp dụng chế độ thử việc trước khi ký hợp đồng chính thức.
Yêu cầu đặt ra đòi hỏi đội ngũ cán bộ của công ty phải có trình độ quản lý tốt, nắm bắt thông tin nhanh nhạy,... Do đó công ty cũng chú ý đến việc khuyến khích họ phát huy tính chủ động sáng tạo, nâng cao hiệu quả tăng thu nhập cho tập thể cán bộ công nhân viên. Hiệu quả sử dụng lao động được biểu hiện ở các chỉ tiêu năng suất lao động, mức sinh lời của lao động và hiệu suất tiền lương.
APN = K/LBQ
Trong đó:
APN: Năng suất lao động bình quân của kỳ tính toán K : Kết quả tính bằng đơn vị hiện vật hoặc giá trị
L : Số lao động bình quân
Chỉ tiêu năng suất lao động bình quân năm cho biết một lao động tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ.
Bảng 2.10. Năng suất lao động
Đơn vị: Nghìn đồng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Doanh thu 1.300.000 1.550.000 1.775.500
Số lao động (người) 27 30 35
Năng suất lao động
(nđ/LĐ) 48148,15 51666,67 50728,57
(Nguồn: Phòng tài chính, kế toán) Nhận xét:
Theo bảng trên ta thấy doanh thu bình quân một lao động trong công ty là: •Năm 2008 so với năm 2007 năng suất lao động một lao động tăng là: 51666,67 – 48148,15 = 3518,52 nghìn đồng, điều này do ảnh hưởng của các nhân tố sau:
+ Số lao động thay đổi:
1.300.000/30 – 1.300.000/27 = - 4814,818 nghìn đồng + Doanh thu thay đổi:
1.550.000/30 – 1.300.000/30 = 8333,34 nghìn đồng
•Năm 2009 so với năm 2008 năng suất lao động một lao động giảm là: 50728,57 – 51666,67 = - 938,1 nghìn đồng, điều này do ảnh hưởng của các nhân tố sau:
+ Số lao động thay đổi:
+ Doanh thu thay đổi:
1.775.500/35 – 1.550.000/35 = 6642,86 nghìn đồng
Tuy năng suất lao động năm 2009 có giảm so với năm 2008 nhưng giảm không đáng kể đó là do năm 2009 số lao động thay đổi không đáng kể và mức tăng của doanh thu chưa cao.
Phân tích mức sinh lời của một lao động
Bên cạnh chỉ tiêu doanh thu bình quân một lao động thì mức sinh lời của một lao động cũng được sử dụng để phân tích hiệu quả sử dụng lao động. Mức sinh lời bình quân của một lao động cho chúng ta biết bình quân trong một năm doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận từ một lao động. Chỉ tiêu này được tính như sau:
Mức sinh lời một lao động = Số lao động bình quân trong nămLợi nhuận Hay:
Mức sinh lời của một lao động =
Doanh thu
x
Lợi nhuận Số lao động Doanh thu Để phân tích chỉ tiêu này ta sử dung bảng:
Bảng 2.11. Mức sinh lời của một lao động
Đơn vị: Nghìn đồng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Số lao động (người) 27 30 35
Mức sinh lời (nđ/LĐ) 4800 4680 5142,9
Bảng 2.12. Tốc độ tăng giảm mức sinh lời của lao động
Đơn vị: Nghìn đồng
Năm Chênh lệch (nghìn đồng) Tốc độ tăng (%)
2008/2007 - 120 97.5
2009/2008 462,9 109
(Nguồn:Phòng tài chính, kế toán) Nhận xét:
•So với năm 2007 khả năng sinh lời của một lao động trong năm 2008 giảm là: 4680 – 4800 = -120 nghìn đồng, điều này do ảnh hưởng của các nguyên nhân sau:
+ Doanh thu bình quân của một lao động thay đổi:
(51666,67 – 48146,15) x 0,09 = 316,8468 nghìn đồng + Do hệ số doanh lợi doanh thu thay đổi:
(0,09 – 0,1) x 51666,67 = - 516,6667 nghìn đồng
•So với năm 2008 khả năng sinh lời của một lao động trong năm 2009 tăng là: 5142,9 – 4680 = 462,9 nghìn đồng, điều này ảnh hưởng các nguyên nhân sau:
+ Doanh thu bình quân của một lao động là thay đổi: (50728,57 – 51666,67) x 0,1 = -93,81 nghìn đồng
(0,1 – 0,09) x 50728,57 = 507,2857 nghìn đồng
Tình hình trên cho thấy năm 2008 so với năm 2007 mức sinh lời của một lao động của công ty giảm xuống 120 nghìn đồng. Trong đó do doanh thu bình quân một lao động tăng 316,8468 nghìn đồng và do hệ số doanh lợi doanh thu giảm 516,6667 nghìn đồng. Còn năm 2009 so với năm 2008 khả năng sinh lời của một lao động ở công ty tăng 462,9 nghìn đồng, trong đó do hệ số doanh lợi doanh thu tăng 507,2857 nghìn đồng và doanh thu giảm 93,81 nghìn đồng.
Mức sinh lời của một lao động năm 2008 giảm so với năm 2007 nhưng đến năm 2009 thì mức sinh lời này lại tăng lên 9%. Mặc dù năm 2008 mức sinh lời của lao động giảm nhưng vẫn không thể khẳng định lao động của doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả vì năm 2008 số lao động đã tăng lên (11,11%) lớn hơn tốc độ tăng của lợi nhuận ròng (8,33%).
Hiệu quả sử dụng vồn cố định
Nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn cố định có thể thấy các nguyên nhân của việc sử dụng vốn cố định không có hiệu quả thường là đầu tư tài sản cố định quá mức cần thiết, tài sản cố định không sử dụng chiếm tỷ trọng lớn, sử dụng tài sản cố định với công suất thấp hơn mức cho phép.
Để phân tích việc sử dụng vồn cố định ta đi phân tích chỉ tiêu sau:
Bảng 2.13. Chỉ tiêu mức sinh lời của một đồng vốn cố định
Đơn vị: Nghìn đồng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Lợi nhuận sau thuế 129.600 140.400 180.000
Mức sinh lời 0,199 0,2 0.212
(Nguồn: Phòng tài chính, kế toán) Nhận xét:
Hiệu quả sử dụng vốn cố định đã tăng nhưng chưa cao cụ thể là năm 2008 tăng 0,5%, năm 2009 tăng 6%.
Số vòng quay của vốn cố định: Chỉ tiêu này cho biết trong năm vốn cố định quay được mấy vòng hoặc nói cách khác một đồng vốn cố định sinh ra được mấy đồng doanh thu.
Số vòng quay của vốn cố định = Doanh thu thuần Vốn cố định
Bảng 2.14. Số vòng quay vốn cố định
Đơn vị: Nghìn đồng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Doanh thu thuần 1.300.000 1.550.000 1.775.500
Vốn cố định 650.000 700.000 850.000
Số vòng quay 2 2,21 2,09
(Nguồn: Phòng tài chính, kế toán) Nhận xét:
•Năm 2008 so với năm 2007 số vòng quay vốn cố định tăng là: 2,21 – 2 = 0,21 vòng, điều này ảnh hưởng của các nhân tố sau:
+ Do sự thay đổi của vốn cố định:
1.300.000/700.000 – 1.300.000/650.000 = -0,143 vòng + Do sự thay đổi của doanh thu:
Qua tính toán ở trên ta thấy vốn cố định tăng nên đã làm tăng vòng quay của vốn tăng 0,343 vòng. Do số vòng quay vốn cố định năm 2008 tăng so với năm 2007 là 0,21 vòng hay nói cách khác một đồng vốn cố định trong năm 2008 làm ra nhiều số đồng doanh thu so với năm 2007.
•Năm 2009 số vòng quay vốn cố định giảm so với năm 2008 là: 2,09 – 2,21 = -0,12 vòng, điều này do ảnh hưởng của các nhân tố sau;
+ Sự thay đổi của vốn cố định:
1.550.000/850.000 – 1.550.000/700.000 = -0,39 vòng + Sự thay đổi của doanh thu:
1.775.500/850.000 – 1.550.000/850.000 = 0,2653 vòng
Năm 2009 vốn cố định tiếp tục tăng so với năm 2008 làm cho hệ số vòng quay vốn cố định giảm 0,12 vòng, trong đó doanh thu tăng chỉ làm cho hệ số vòng quay vốn tăng 0,2653 vòng. Do đó số vòng quay vốn cố định năm 2009 giảm so với năm 2008. Như vậy trong hai năm tốc độ luân chuyển vốn cố định có sự thay đổi. Tuy nhiên tốc độ quay không có sự biến động nhiều, đây là một dấu hiệu không tốt đòi hỏi doanh nghiệp phải điều chỉnh nhằm làm tăng hiệu quả.
Hiệu quả sử dụng vồn lưu động
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động cho biết một đồng vốn lưu động tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Bảng 2.15. Chỉ tiêu mức sinh lời của một đồng vốn lưu động
Đơn vị: Nghìn đồng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Lợi nhuận sau thuế 129.600 140.400 180.000
Vốn lưu động 350.000 500.000 400.000
(Nguồn: phòng tài chính, kế toán) Nhận xét:
Qua bảng trên ta thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động có sự thay đổi trong các năm, cụ thể: năm 2008 giảm 24,32%, năm 2009 lại tăng lên 60,71%.
Ngoài ra, hiệu quả sử dụng vốn lưu động còn được phản ánh thông qua chỉ tiêu số vòng luân chuyển vốn lưu động trong năm.
Chỉ tiêu này cho biết vốn lưu động của doanh nghiệp quay được mấy vòng trong kỳ.
Để đánh giá được hiệu quả sử dụng vồn lưu động của công ty ta đi phân tích các chỉ tiêu sau:
Bảng 2.16. Số vòng quay vốn lưu động
Đơn vị: Nghìn đồng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Doanh thu thuần 1.300.000 1.550.000 1.775.500
Vốn lưu động 350.000 500.000 400.000
Số vòng quay 3,71 3,1 4,44
(Nguồn: Phòng tài chính, kế toán) Nhận xét:
Nhìn vào bảng trên ta thấy số vòng quay vốn lưu động năm 2008 so với năm 2009 giảm 0,61 vòng, năm 2009 tăng so với năm 2008 là 1,34 vòng.
Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động ngoài chỉ tiêu trên chúng ta còn thường dùng chỉ tiêu sau:
Ta có:
+ Năm 2007: 365 x 350.000/1.300.000 = 98 ngày + Năm 2008: 365 x 500.000/1.550.000 = 118 ngày