Đời sống nhân dân Đàng Trong

Một phần của tài liệu Chúa nguyễn với công cuộc mở đất và phát triển kinh tế xã hội đàng trong (Trang 120 - 145)

6. Bố cục của luận văn

3.3.3.Đời sống nhân dân Đàng Trong

Học giả Lê Văn Siêu khi nghiên cứu về văn minh Việt Nam từ đời Hồng Đức đến đời Nguyễn đã có những trang viết về ngời dân xứ Thuận Hóa của đất Đàng Trong: “Họ ăn tiêu dè sẻn, làm ăn buôn bán thì tính toán kĩ lỡng chi li từng đồng Chính cái đặc tính của dân nh vậy, trấn Thuận Hóa dần dần trở thành một khu trù phú để giúp rất nhiều cho nghiệp chúa Nguyễn ở Đàng Trong” [80; 182]. Về kho tàng của chúa Nguyễn, linh mục Bénigne Vachet đã viết một thiên kí ức trong đó có đoạn nói về nguồn lợi của chúa Nguyễn: “Khi một đứa trẻ con trai đến chẵn mời tám tuổi, đứa trẻ ấy bắt đầu phải trả cho chúa năm quan tiền quí không phải dành riêng ra trong mọi gia đình. Phải sẵn sàng món ấy ngày dâng nộp, và không ai thiếu cả. Không có ngời nào phải đi đòi đi thúc. Món lợi tức này vào kho lẫm của chúa, không mất mát đã là ngân khoản đáng kể nhất…”. Ngoài ra các chúa Nguyễn còn có “những món lễ mừng khoản thứ hai này là một khoản tiền ghê gớm lắm. Tất cả đất

đai trong nớc đều là của chúa để phải nộp thuế. Thuế thổ sản thì không lấy bằng tiền mà lấy bằng sản vật, một phần hai mơi tổng số tất cả những ngời làm công nghệ hàng năm cũng phải nộp thuế bằng hai tấm hàng của họ sản xuất”. Chính bởi vậy mà “…có thể nói chúa Đàng Trong có số thâu bao giờ cũng d sau khi đã dùng vào việc quân, việc trả lơng quan lại cùng chi phí cho gia đình mình” [80; 183-185]. Cảnh sống sang trọng của chúa đợc Thích Đại Sán mô tả trong Hải ngoại kí sự: các đồ vật đều toàn bằng vàng bạc châu báu chạm trổ công phu, chúa ngự ra ngoài thì có kiệu, mời sáu quân khiêng, hai bên có đội quân hầu cầm kim đao, kim thơng Chúa đội mũ xung thiên, mặc áo bào màu… huyền, đi giày nhung [80; 187].

Đó là cảnh sống của chúa Nguyễn và những đóng góp của nhân dân Đàng Trong vào kho tàng của chúa. Riêng đời sống của nhân dân Đàng Trong cũng đợc Lê Văn Siêu nhận xét khái quát rằng: “Mà chính dân cũng giầu hơn dân Đàng Ngoài rất nhiều nữa” [80; 182]. Lê Quý Đôn mô tả kĩ lỡng hơn về cuộc sống sung túc: “Thuận Hóa đợc bình yên đã lâu, công t đều dồi dào, mặc dùng tơi đẹp, lại trải qua thời Nguyễn Phúc Khoát hào phóng bắt chớc nhau, làm thành thói quen, quan viên lớn nhỏ không ai là không nhà cửa chạm gọt, tờng vách gạch đá, tre màn trớng đoạn, đồ đạc đồng thau, bàn ghế gỗ đàn gỗ trắc, chén mâm đồ sứ đồ hoa, yên cơng vàng bạc, y phục gấm vóc, chiếu đệm mây hoa, phú quý phong lu, đua nhau khoe đẹp. Những sắc mục ở dân gian cũng mặc áo đoạn hoa bát ty và áo sa, lơng, địa làm đồ mặc ra vào thờng, lấy áo vải áo mộc làm hổ thẹn. Binh sĩ đều ngồi chiếu mây, dựa quả tựa hoa, ôm lò hơng cổ, hãm chè hảo hạng, uống chén sứ bịt bạc và nhổ ống nhổ thau, đĩa bát ăn uống thì không có cái gì là không phải hàng Bắc, một bữa cơm ba bát lớn. Đàn bà con gái thì đều mặc áo the là và hàng hoa, thêu hoa ở cổ tròn. Coi vàng bạc nh cát, thóc gạo nh bùn, xa xỉ rất mực” [34; 430]. Điều này cũng đợc nhiều ngời nớc ngoài khi đến Đàng Trong xác nhận. Cristophoro Borri từng miêu tả: quần áo thì họ dùng rất nhiều hàng lụa. Quần áo ngời đàn bà thì tôi nói chắc rằng nó đúng đắn hơn tất cả xứ ấn Độ. Họ mặc 5 hay 6 cái áo dài chồng lên nhau mỗi cái một màu [80; 189-190].

Lê Quý Đôn cũng chép về các xứ Thuận Hóa, phủ Quảng Bình: “tính dân thực thà và tốt, đều yên phận làm ăn ở thôn quê” [34; 177]. Phủ Gia Định dới quyền cai quản và khai phá của các chúa Nguyễn: “Ngời giàu ở các địa phơng hoặc 40, 50 nhà, hoặc 20, 30 nhà, mỗi nhà điền nô hoặc đến 50, 60 ngời, trâu bò hoặc đến 300, 400 con, cày bừa cấy gặt, rộn ràng không rỗi, hàng năm đến tháng 11, tháng 12, thờng giã gạo, bán lấy tiền để ăn tết chạp” [34; 443].

ở đây cần phải giải quyết một vấn đề, tại sao cuộc sống của nhân dân Đàng Trong trở thành động lực cho những luồng di c vào Nam của các thôn làng ở Đàng Ngoài, là đờng sống của những ngời không có quyền sống tại phía

Bắc thì cũng chính Đàng Trong lại trở thành mảnh đất của cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn long trời lở đất làm thay đổi dòng chảy lịch sử? Có thể nói, đến nửa sau thế kỉ XVIII, xã hội Đàng Trong bớc vào cuộc khủng hoảng mà hậu quả của nó làm sụp đổ cả vơng quyền chúa Nguyễn đã tạo dựng hơn 200 năm. Trong sự sụp đổ ấy, vai trò của quyền thần Trơng Phúc Loan là không thể chối cãi. Trơng Phúc Loan đã khuynh đảo cả triều chính, thay ngôi đổi vị ngời kế nghiệp các chúa Nguyễn, mua quan bán chức, tham lam vô độ, dùng mọi thủ đoạn để bóc lột tận cùng sức lao động và bần cùng hóa ngời dân, gạt tiền thơng khách làm thơng nhân nớc ngoài phải bỏ cuộc vì không thể chịu đựng nổi tính cách của Loan. Nhng không thể nói chỉ nạn quyền thần xô đổ triều chúa Nguyễn, không phải chỉ mình Trơng Phúc Loan thối nát, ngay từ thời chúa Nguyễn Phúc Khoát, triều chính đã sâu mọt vì sự ăn chơi sa đọa của chúa, các quan lại thì tìm mọi cách nhũng nhiễu, vơ vét của nhân dân. An ninh không đợc chính quyền lu tâm, trộm cớp tha hồ hoành hành, nạn kiêm tinh ruộng đất trở nên trầm trọng, đói khổ, mất mùa càng làm cho dân chúng túng quẫn. Su thuế nặng nề khiến ngời ta có cảm giác công việc của triều chính chỉ có vấn đề thu thuế. Đời sống nhân dân Đàng Trong từ nửa sau thế kỉ XVIII trở nên nghèo khó, đến nỗi nạn đói xảy ra liên miên, có khi đói to đến nỗi sử cũ còn ghi lại trong nhà có ngời ăn thịt nhau. Tình trạng ấy dẫn đến kết cục trong triều chúa chia rẽ, chất men trung trinh không có đối tợng để kết nối lòng ngời. Dân chúng phải tìm về với những ngời hứa hẹn đem lại sự no ấm hay một phần sự no ấm cho họ.

Thế nhng, “không phải sự rối loạn triều chính, sự oán ghét của dân chúng đủ đem lại sự sụp đổ cho họ Nguyễn. Quan lại nhũng nhiễu hầu nh là một chứng bệnh kinh niên của xã hội xa, trớc đó và mãi mãi sau này (cả dới thời Tây Sơn). Ta đã thấy Nguyễn Hữu Cầu dõng mãnh, Nguyễn Danh Phơng bền dai với dân chúng Bắc hà phụ họa cũng không phá đợc họ Trịnh. Trái lại tình thế Nam hà lúc này thuận tiện cho một cuộc nổi dậy thành công cho những ngời chống đối có mộng tởng, có khả năng làm việc lớn” [95; 48]. Theo cách nói của Li Tana, cái làm cho Đàng Trong mạnh thì cũng làm cho Đàng

Trong dễ bị tổn thơng. Đồng bằng sông Cửu Long là một kho tàng cho họ Nguyễn thì đến thế kỉ XVIII lại cũng là một gánh nặng đối với chính thể của họ Nguyễn. Bộ máy chính quyền họ Nguyễn cần phải đợc điều chỉnh để thích ứng với sự mở rộng chủ quyền xuống tận mũi Cà Mau. Một số cải cách tuy đã đợc thực hiện vào thập niên 40 nhng nhìn chung không đáp ứng đợc nhiệm vụ của họ Nguyễn trong thế kỉ XVIII và do “bị thúc đẩy quá mạnh, toàn bộ hệ thống bị trật ra khỏi quỹ đạo thông thờng của nó và rơi vào tình trạng bấp bênh cha hề có trớc đây” [56; 205]. Việc tăng yêu sách đối với một số vùng quan trọng trong đó có Bình Định lại chỉ làm cho tình hình thêm căng thẳng. Không phải chỉ có Tây Sơn mà trớc đó đã có nhiều cuộc đấu tranh diễn ra, Tây Sơn chỉ là b- ớc phát triển tới đỉnh cao mà thôi.

Cũng cần phải lu ý rằng, trong vấn đề khởi nghĩa Tây Sơn, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra Nguyễn Nhạc lấy họ Nguyễn là họ mẹ để cuộc khởi nghĩa đợc cảm tình của nhân dân. Phạm Văn Sơn bàn rằng anh em ông Nhạc chẳng qua muốn tránh cái tiếng họ Hồ đã bị tuyên truyền nhiều là nghịch thần, chứ thực ra các chúa Nguyễn đến thời điểm đó với nạn quyền thần Trơng Phúc Loan gây bao thảm cảnh nớc loạn dân tàn thì anh em nhà Tây Sơn đâu có coi việc lấy họ Nguyễn là khoác cái áo đẹp đẽ? Việc đổi sang họ Nguyễn chẳng qua chỉ để dấu tông tích cũ và vì họ Nguyễn mang tính “thông biến” hơn cả mà thôi! Thế nhng, cũng chính trong buổi đầu khởi nghĩa, Nguyễn Nhạc vẫn dùng danh nghĩa các chúa Nguyễn, sử dụng chiêu bài tôn phù hoàng tôn Dơng để dấy binh. Điều đó cho thấy, ít ra đối với ngời dân, nh Việt Nam sử lợc đã bàn thì xứ Nam vẫn là đất của chúa Nguyễn. Sau này, Nguyễn ánh cũng gây dựng cơ đồ chính từ đất Gia Định. Chính uy quyền của họ Nguyễn đã làm cho mảnh đất này trở thành đất thuộc chủ quyền Đại Việt. Sự trở lại của Nguyễn ánh trên vùng đất này cho thấy lòng dân phía Nam, đặc biệt vùng Gia Định vẫn còn nặng nghĩa đối với các chúa Nguyễn. Điều đó cũng xác định dấu ấn công lao sâu sắc của các chúa Nguyễn với vùng đất phía Nam.

Có thể nói, chỉ trong hơn hai thế kỉ dới sự cai quản của các chúa Nguyễn, mảnh đất phía Nam của Đại Việt từ chỗ là miền “Ô châu ác địa”, nơi đày ải của

các tội nhân, từ những vùng đầm sình lầy hoang vu cha đợc khai thác đã trở thành những miền đất trù phú, những vựa lúa cung cấp không chỉ đủ cho nhu cầu của vùng mà còn trở thành hàng hóa. Diện mạo của Đàng Trong thay đổi. Đàng Trong của chúa Nguyễn đã trở thành một vơng quốc thực sự, tồn tại độc lập với Đàng Ngoài. Làng mạc dần trở nên đông đúc, những đô thị xuất hiện, những phố cảng tấp nập thuyền bè qua lại. Đàng Trong đã có một đời sống vật chất và đời sống tinh thần khác biệt hẳn so với Đàng Ngoài. Chính công cuộc xây dựng, khai phá, phát triển mảnh đất phía Nam là những minh chứng khẳng định chủ quyền một cách trọn vẹn của các chúa Nguyễn trên những vùng đất mới.

kết luận

1. Giai đoạn thế kỉ XVI - XVIII là một giai đoạn đặc biệt trong lịch sử dân tộc. Sự cát cứ của họ Nguyễn ở phơng Nam đã đa tới cuộc chiến tranh huynh đệ tơng tàn khiến bao gia đình li tán, làng xóm tiêu điều, đồng ruộng bị bỏ hoang, nền thống nhất đất nớc bị phá vỡ, đó là những hậu quả không thể biện minh. Thế nhng, cũng chính từ sự xác lập vơng quyền của họ Nguyễn, một trang sử mới đã đợc viết nên với rất nhiều những kì tích. Li Tana gọi đó là sự tìm ra một cách thức khác để làm ngời Việt Nam. Có thể nói, sự cát cứ của họ Nguyễn ở phơng Nam không chỉ là sự thiết lập vơng quyền đơn thuần của một dòng họ trên một miền đất mới, nó còn phản ánh mong muốn thực thi một đờng lối cai trị khác biệt so với Đàng Ngoài. Cũng chính trên sự khác biệt đó mà Đàng Trong của các chúa Nguyễn đã tồn tại đợc vững vàng trong hơn hai trăm năm tr- ớc cơn thịnh nộ của các chúa Trịnh.

2. Cho đến tận thế kỉ XVI, cha bao giờ trong lịch sử, việc từng bớc xác lập và thực thi chủ quyền trên vùng đất Nam Trung bộ và Nam bộ lại đợc tiến

hành nhanh chóng và trọn vẹn nh hơn hai thế kỉ sau đó dới thời các chúa Nguyễn. Không ít ngời vẫn băn khoăn với câu hỏi, nếu không có thời kì cát cứ của các chúa Nguyễn thì biên giới phía Nam của Đại Việt sẽ đến đâu? Tất nhiên, những câu hỏi nh thế chỉ mang tính giả định. Lịch sử là những sự thật đã diễn ra trong quá khứ. Sự thật là chỉ trong hơn hai trăm năm ấy, lãnh thổ Đại Việt đã đợc mở rộng, quyền lực Đại Việt đã đợc xác lập đến tận mũi Cà Mau, khẳng định trên các vùng quần đảo biển Đông, tạo dựng nên vóc dáng hình hài của Việt Nam hiện tại. Đó chính là điều quan trọng và mấu chốt. Không chỉ là mở cõi, vấn đề chính là các chúa Nguyễn đã tạo lập vững chắc chủ quyền Đại Việt và thực thi trên thực tế chủ quyền ấy ở những vùng đất mới. Cần phải nhận thấy rằng, trong bối cảnh bấy giờ, đó là một quá trình đấu tranh không dễ dàng. Chính từ trong những thử thách đó, họ Nguyễn đã thể hiện đợc bản lĩnh của một dòng họ vơng quyền. Cũng có thể từ sự phản kháng khi Chiêm Thành quấy nhiễu biên cơng để các chúa Nguyễn nhân đó mở rộng và tạo lập vị thế của mình, cũng có khi điều đó đợc thực hiện không phải bằng sự hiện diện của đoàn quân viễn chinh mà bằng những phơng pháp ngoại giao, bằng sự góp sức trên thực tế phát triển vùng đất còn hoang vu. Chính việc bảo vệ dân chúng khẩn khoang và xác lập chủ quyền đợc coi là hai quá trình song song mà qua đó, xác lập chủ quyền để bảo vệ tính hợp pháp của công cuộc khẩn hoang và thành quả công cuộc khẩn hoang chính lại là cơ sở để xác lập chủ quyền một cách thật sự và vững chắc.

ở đây cũng có một vấn đề cần phải làm sáng tỏ: từ trớc đến nay, chúng ta vẫn nói tới một thực tế mang tính chất quy luật “lu dân đi trớc nhà nớc theo sau” nh một đặc điểm quan trọng trong quá trình xác lập chủ quyền của các chúa Nguyễn trên vùng đất Nam trung bộ và Nam bộ. Rõ ràng, phải thấy rằng, “lu dân đi trớc”, nhng bên cạnh bộ phận không nhiều di dân tự do, tự phát vì nghèo đói đi tìm một lối thoát cho cuộc sống thì ngay dới thời Nguyễn Hoàng, đó là những lu dân đợc sự khuyến khích của nhà nớc. Quan trọng hơn là các

chúa Nguyễn đã có nhiều chính sách bảo hộ để họ đợc yên ổn làm ăn, tạo dựng cuộc sống và khai phá những vùng đất hoang vu. Minh chứng là các chúa Nguyễn dù cha thiết lập đợc chính quyền trên các vùng đất mới nhng đã tổ chức các đồn binh để bảo vệ các lu dân của mình. Vấn đề này có ý nghĩa lớn lao, bởi vì nó chứng tỏ rằng quá trình các chúa Nguyễn thiết lập chủ quyền trên vùng đất phía Nam dù bằng nhiều con đờng khác nhau song con đờng nào cũng in đậm công lao và cho thấy nhãn giới chính trị sâu sắc của các vị chúa họ Nguyễn.

Không chỉ là xác lập, các chúa Nguyễn còn nêu cao việc bảo vệ những vùng đất mới trớc những cuộc tấn công của quân Xiêm. Thêm vào đó, việc phát triển kinh tế, xã hội Đàng Trong là những chứng cớ chắc chắn khẳng định chủ quyền Việt Nam trên vùng đất Nam trung bộ và Nam bộ.

3. Từ sự kiện năm 1558, lịch sử chứng kiến những bớc đổi thay mau chóng của Đại Việt trên lãnh thổ Đàng Trong. Andrew Hardy đã gọi nền kinh tế ở Đàng Trong các thế kỉ này là một nền kinh tế “lai tạp”, sự kết hợp của hai mô hình: “mô hình hậu Chămpa” và “mô hình Việt mới nổi lên”. Cũng chính nền tảng kinh tế đó đã làm thành một ranh giới khác biệt giữa Đàng Trong với tất cả các chế độ trớc đó. Sự hng thịnh của nền ngoại thơng thời kì này là một minh chứng rõ nét. Sự tồn tại độc lập của Đàng Trong và sự vững chắc của vơng quyền họ Nguyễn đợc xác định dựa trên đóng góp quan trọng của nền ngoại th- ơng. Các chúa Nguyễn đã không ngần ngại lựa chọn chiến lợc phát triển mới, đó là một thách thức đối với t tởng trọng nông cổ truyền và đóng cửa mà các chúa Nguyễn đợc hấp thu từ nền văn hóa đất Bắc, nơi Nho giáo ngự trị và chi

Một phần của tài liệu Chúa nguyễn với công cuộc mở đất và phát triển kinh tế xã hội đàng trong (Trang 120 - 145)