Xác lập chủ quyền trên các vùng quần đảo biển Đông

Một phần của tài liệu Chúa nguyễn với công cuộc mở đất và phát triển kinh tế xã hội đàng trong (Trang 71 - 74)

6. Bố cục của luận văn

2.2.3. Xác lập chủ quyền trên các vùng quần đảo biển Đông

Một trong những đóng góp to lớn của các chúa Nguyễn trong quá trình mở đất chính là việc xác lập chủ quyền trên các vùng quần đảo của biển Đông, trong đó có hai quần đảo là Hoàng Sa và Trờng Sa. Nguồn t liệu xa nhất Thiên Nam Tứ chí Lộ Đồ Th hay còn gọi là Toản Tập An Nam Lộ do Đỗ Bá Công Đạo soạn vào năm 1686 có phần chú thích của bản đồ: Giữa biển có một dải cát dài, gọi là bãi cát vàng (nguyên văn: “Hải trung hữu nhất Trờng Sa, danh viết bãi cát vàng” tức Hoàng Sa), dài hơn 400 dặm, rộng 20 dặm, đứng dựng giữa… biển Đại Chiêm đến cửa biển Sa Vinh Họ Nguyễn mỗi năm vào cuối mùa… đông đa 18 chiếc thuyền đến lấy hàng hóa, đợc phần nhiều là vàng bạc, tiền tệ, súng đạn [101; 169].

Chủ quyền đó của họ Nguyễn cũng đợc ghi trong chính sử của vơng triều. Đại Nam thực lục tiền biên có chép sự kiện vào mùa thu, tháng 7, năm Giáp Tuất (1754): “dân đội Hoàng Sa ở Quảng Ngãi đi thuyền ra đảo Hoàng Sa” và chú thêm rằng: “ở ngoài biển, về xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, có hơn 130 bãi cát cách nhau hoặc đi một ngày đờng, hoặc vài trống canh, kéo dài không biết mấy nghìn dặm, tục gọi là Vạn lý trờng sa .

Trên bãi có giếng nớc ngọt. Sản vật có hải sâm, đồi mồi, ốc hoa, vích, ba ba v.v.. Buổi quốc sơ đặt đội Hoàng Sa 70 ngời, lấy dân xã An Vĩnh sung vào, hằng năm, đến tháng 3 thì đi thuyền ra, độ ba đêm ngày thì đến bãi, tìm lợm hóa vật, đến tháng 8 thì về nộp. Lại có đội Bắc Hải, mộ ngời ở thôn Tứ Chánh thuộc Bình Thuận hoặc xã Cảnh Dơng sung vào, sai đi thuyền nhỏ đến các xứ Bắc Hải, Côn Lôn, để tìm lợm hóa vật; đội này cũng do đội Hoàng Sa kiêm quản” [73; 222]. Trớc đó, vào năm 1711, chúa Nguyễn đã “sai đo bãi cát Tr- ờng Sa dài ngắn rộng hẹp bao nhiêu” [73; 172].

Phủ biên tạp lục cũng ghi lại: “Phủ Quảng Ngãi, ở ngoài cửa biển xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn có núi gọi là cù lao Ré, rộng hơn 30 dặm, trớc đó có ph- ờng Tứ Chính, dân c trồng đậu, ra biển 4 canh thì đến; phía ngoài nữa lại có đảo Đại Trờng Sa, trớc kia có nhiều hải vật và những hóa vật của tàu, lập đội Hoàng Sa để lấy, đi 3 ngày đêm thì mới đến, là chỗ gần xứ Bắc Hải” [34; 150]. Lê Quý Đôn còn miêu tả chi tiết về quần đảo này: “ngoài biển về phía Đông Bắc có nhiều cù lao, các núi linh tinh hơn 130 ngọn, cách nhau bằng biển, từ hòn này sang hòn kia hoặc đi một ngày hoặc vài canh thì đến. Trên núi có chỗ có suối nớc ngọt. Trong đảo có bãi cát vàng dài, ớc hơn 30 dặm, bằng phẳng rộng lớn, nớc trong suốt đáy. Bên đảo có vô số yến sào; các thứ chim có hàng nghìn hàng vạn, thấy ngời thì đậu vòng quanh không tránh. Bên bãi vật lạ rất nhiều. ốc vân thì có ốc tai voi to nh chiếc chiếu, bụng có hạt to bằng đầu ngón tay, sắc đục, không trong nh ngọc trai, cái vỏ có thể đẽo làm tấm bài đợc, lại có thể nung vôi xây nhà; có ốc Xà Cừ, để khảm đồ dùng; lại có ốc hơng. Các thứ ốc đều có thể muối và nấu ăn đợc. Đồi mồi thì rất lớn. Có con hải ba, tục gọi là trắng bông Có hải sâm, tục gọi là con đột đột… …” [34; 154]. Các thuyền buôn nớc ngoài khi bị bão thờng đậu ở các đảo này. Cũng chính vị quan họ Trịnh đã khẳng định rằng: “Trớc họ Nguyễn đặt đội Hoàng sa 70 suất, lấy ngời xã An Vĩnh Sung vào, cắt phiên mỗi năm cứ tháng 2 nhận giấy sai đi, mang lơng đủ ăn 6 tháng, đi bằng năm chiếc thuyền câu nhỏ, ra biển 3 ngày 3 đêm thì đến đảo ấy. ở đấy tha hồ bắt chim bắt cá mà ăn. Lấy đ- ợc hóa vật của tàu, nh là gơm ngựa, hoa bạc, tiền bạc, hòn bạc, đồ đồng, khối thiếc, khối chì, súng, ngà voi, sáp ong, đồ sứ, đồ chiên, cùng là kiếm lợm vỏ đồi mồi, vỏ hải ba Đến kỳ tháng 8 thì về, vào cửa Eo, đến thành Phú Xuân

để nộp, cân và định hạng xong, mới cho đem bán riêng các thứ Tôi đã xem

sổ của cai đội cũ là là Thuyên Đức hầu biên rằng: năm Nhâm Ngọ lợm đợc 30 hốt bạc; năm Giáp Thân đợc 5.100 cân thiếc, năm ất Dậu đợc 126 hốt

bạc; từ năm Kỷ Sửu đến năm Quý Tỵ, 5 năm ấy mỗi năm chỉ đợc mấy năm mấy tấm đồi mồi, hải ba. Cũng có năm đợc khối thiếc, bát sứ và 2 khẩu súng đồng mà thôi. Họ Nguyễn lại đặt đội Bắc Hải, không định bao nhiêu suất

cũng sai cai đội Hoàng Sa kiêm quản” [34;155]. Đội Bắc Hải chịu trách nhiệm chủ yếu ở khu vực vùng biển phía Nam Hoàng Sa tức là Trờng Sa, Côn Đảo và các đảo thuộc khu vực Hà Tiên (vịnh Thái Lan ngày nay). Cùng với việc thực thi chủ quyền ở Hoàng Sa và Trờng Sa, các chúa Nguyễn cũng là những ngời đầu tiên khẳng định và triển khai hàng loạt các hoạt động chủ quyền ở các đảo Phú Quốc,Thổ Chu, cùng các đảo chính trên vịnh Thái Lan: “ai tình nguyện đi thì cấp giấy sai đi, miễn cho tiền su cùng các tiền tuần đò, cho đi thuyền câu nhỏ ra các xứ Bắc Hải, cù lao Côn Lôn và các đảo ở Hà Tiên, tìm lợm vật của tàu và các thứ đồi mồi, hải ba, bào ng, hải sâm” [34;155].

Bên cạnh đó, các nguồn sử liệu của nớc ngoài cũng cho thấy sự khai thác của các chúa Nguyễn đối với các vùng quần đảo thuộc biển Đông. Hải ngoại ký sự của Thích Đại Sán viết: “Thời Quốc Vơng trớc, hàng năm sai thuyền đi đánh cá dọc bãi cát, lợm vàng bạc, khí cụ của các thuyền lui tấp vào”. Năm 1701, các giáo sĩ ngời Pháp đã khẳng định: “Paracel (tức Hoàng Sa) là một quần đảo thuộc về vơng quốc An Nam”. Piere Poivre cũng kể lại trong Mô tả Xứ Đàng Trong rằng: “Tôi nghe nói hàng năm vua (chúa Nguyễn) thờng cho vài chiếc thuyền ra Hoàng Sa để tìm kiếm những báu vật tự nhiên cho bộ su tập của mình” [101; 172].

Nh vậy, các t liệu của cả Việt Nam, Trung Quốc, phơng Tây đều chép cụ thể, rõ ràng và thống nhất về sự hiện diện của đội Hoàng Sa vào thời kì đầu (“buổi quốc sơ”) của các chúa Nguyễn. Vấn đề đặt ra là, vào thời điểm nào và vị chúa Nguyễn nào là ngời có công tổ chức đội Hoàng Sa?

Theo nghiên cứu của GS. Nguyễn Quang Ngọc, có một tờ đơn từ năm Cảnh Hng thứ 36 (1775) còn đợc giữ tại nhà thờ họ Võ, phờng An Vĩnh (huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) trong đó cho biết nguyên xa xã có hai đội Hoàng Sa

và Quế Hơng, vào năm Tân Mùi (1631), đốc chiến là Võ Hệ đã đệ đơn xin đợc lập thêm hai đội nữa là Đại Mạo Hải Ba và đội Quế Hơng Hàm. Cùng với đó là những t liệu xung quanh vụ đắm tàu ở Hoàng Sa năm 1634 cho thấy vai trò của ngời Việt xứ Đàng Trong ở quần đảo Hoàng Sa làm công tác cứu hộ và thờng xuyên đa thuyền ra làm công tác kiểm soát vùng biển và quần đảo này. Từ đó GS. Nguyễn Quang Ngọc đi đến kết luận: Nguyễn Hoàng đã sớm chăm lo xây dựng các đội thuyền, mở cửa buôn bán với nớc ngoài, song cha có t liệu khả dĩ nào chứng tỏ vào thời kì Nguyễn Hoàng đã có đội Hoàng Sa. Công việc đó chỉ thực sự bắt đầu khi chúa Nguyễn Phúc Nguyên lên nắm chính quyền, hay nói cách khác chính chúa Nguyễn Phúc Nguyên là ngời đã sáng tạo một hình thức khai chiếm, xác lập và thực thi chủ quyền trên các vùng quần đảo biển Đông [99; 146].

Những tài liệu trên đã chứng thực rằng ngay từ thời các chúa Nguyễn đã chú ý đến việc khai thác nguồn lợi từ các đảo thuộc Hoàng Sa và Trờng Sa. Cũng chính từ sự thiết lập, hoạt động của các đội Hoàng Sa, Bắc Hải cho thấy các chúa Nguyễn đã khẳng định và xác lập đợc chủ quyền của mình tại các vùng quần đảo này. Chủ quyền vùng biển là một trong những vấn đề quan trọng, và là vấn đề có ý nghĩa to lớn trong sự phát triển các giai đoạn sau này. Điều đó càng cho thấy đóng góp của họ Nguyễn khi ngay từ thế kỉ XVII đã có một tầm nhìn hớng biển.

Một phần của tài liệu Chúa nguyễn với công cuộc mở đất và phát triển kinh tế xã hội đàng trong (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w