Những chính sách đối với thủ công nghiệp

Một phần của tài liệu Chúa nguyễn với công cuộc mở đất và phát triển kinh tế xã hội đàng trong (Trang 87 - 91)

6. Bố cục của luận văn

3.1.2.Những chính sách đối với thủ công nghiệp

Thủ công nghiệp ở Đàng Trong các thế kỉ XVI - XVII - XVIII đã có những bớc phát triển mới. Do thúc đẩy của cuộc chiến tranh với họ Trịnh mà các chúa Nguyễn rất chú ý tới một số ngành phục vụ cho cuộc chiến. Vào năm 1631, chúa Nguyễn đã có xởng đúc súng. Lê Quý Đôn chép: “Hai thôn Phan Xá và Hoàng Giang huyện Khang Lộc đều khéo đúc súng. Họ Nguyễn lấy 60 ngời ở Phan Xá, đặt làm hai đội thợ Tả súng Hữu súng, 12 ngời chánh ty quan, cấp ngụ lộc mỗi ngời một mẫu ruộng, mỗi năm 10 quan tiền, 40 ngời lính, mỗi ngời lơng hàng năm 10 thúng thóc, 5 quan tiền, do quan ngoại tả, ngoại hữu chung nhau trông coi. Sau lại thêm mỗi đội 20 ngời” [34; 418]. Đồng thời chúa Nguyễn cũng “lại lấy 40 ngời Hoàng Giang đặt làm ty thợ nội súng, trong đó có một ngời thủ hợp, mỗi năm 20 quan, một ngời ty quan, mỗi năm 30 quan, quân nhân thì lơng hàng năm gạo 10 hộc và tiền 5 quan. Công việc cũng làm nh trên” [34; 418]. Ngoài ra, ở Thuận Hóa còn có “hai đội ty thợ đúc, đều 30 ngời. Có phờng đúc ở bờ Nam sông Phú Xuân, đều là ngời kiều ngụ ở lộn, cũng biết đúc súng đồng và vạc, chảo, nồi, xanh, cây đèn, cây nến, mọi vật” [34; 418].

Điều đặc biệt là xởng đúc của các chúa Nguyễn đợc sự trợ giúp về kỹ thuật của một ngời Bồ Đào Nha là Joao da Cruz. Năm 1642, chúa Nguyễn đã có

tới hơn 200 khẩu trọng pháo [101; 213]. Cũng chính nhờ nh thế mà họ Nguyễn tạo đợc sức mạnh quân sự trong cuộc nội chiến với họ Trịnh.

Về nghề đóng thuyền, sử cũ cho biết: “Thợ đóng thuyền ngời Động Hải và Cừ Hà quen đóng thuyền to; các xã huyện Khang Lộc và huyện Lệ Thủy đều có thợ, hay đóng thuyền nhỏ để chở đò buôn bán” [34; 410] và “Thôn Lý Hòa châu Nam Bố Chính bình thời vào Gia Định đóng thuyền nan lớn đến

trăm chiếc, mỗi chiếc giá đến hơn nghìn quan, đem về bán lại” [34; 135-136]. Chúa Nguyễn ở Đàng Trong có những xởng đóng thuyền qui mô lớn nh xởng Hà Mạt có tới 400 thợ, đóng đợc những thuyền có trọng tải 400 tấn. Năm 1674, chúa Nguyễn có tới 133 chiếc thuyền do các xởng của nhà nớc đóng. Ngời Hà Lan dự đoán chúa Nguyễn có một đội thuyền khoảng 230 đến 240 chiếc [101; 211-212].

Vào thời chúa Nguyễn Phúc Chu, Đàng Trong cũng đã có xởng đúc tiền. Năm 1746, chúa Nguyễn Phúc Khoát cho mở cục đúc tiền ở Lơng quán, đúc tiền kẽm Thiên minh thông bảo. Tuy nhiên về sau do không kiểm soát đợc nên dẫn đến tệ tiền có trộn chì, mỏng, dễ gãy, dân bỏ không tiêu.

Đàng Trong không có mỏ đồng nhng lại có những mỏ sắt và vàng nên b- ớc đầu cũng đợc các chúa Nguyễn khai thác. Việc khai mỏ sắt đợc ghi lại nh sau: “…Trang Điển Phúc, gọi là xứ Mục Dỡng. Trang này trớc nộp thuế sắt. Hỏi sắt lấy ở đâu thì nói là lấy sắt ở núi Lệ Đệ, một trang 50 lò, mỗi năm mỗi lò phải nộp 2 thoi, cộng là 100 thoi, nộp tại Dinh Ngói” [34; 132], hay: “ Phú Bài huyện Phú Vang có ngọn núi sản xuất sắt, theo lệ cũ hàng năm nộp thuế 2000 khối, mỗi khối cân nặng 25 cân Xã Điển Phúc châu Bố Chính có

thuế sắt, trừ các việc su dịch, hàng năm nộp 500 khối ở quan trấn Dinh Ngói. Sắt ấy tốt hơn sắt Phú Bài” [34; 282]. ở Đàng Trong, khai thác vàng đợc ghi lại có ở những nơi nh: “Xã Nam Phố Hạ huyện Phú Vang có bốn ngọn là

sản xuất vàng lệ cũ cho xã dân lĩnh tiền nhà nớc để ăn mà đi lấy vàng, đợc miễn trừ tiền thuế” [34; 282]. Đoan quận công Nguyễn Hoàng có sai thuộc t- ớng là Cơ Trung Hầu gọi đội Hoàng Sa và thuê thêm ngời đào nhng do lợng vàng đào đợc trong 4 tháng không đủ tiền công và tiền ăn bèn thôi. Nguồn Phù Âu thuộc huyện Phú Vang cũng có trờng Kim Hộ. Xứ Quảng Nam nhiều núi có vàng, họ Nguyễn đã đặt hộ đãi vàng ở các phủ gọi là thuộc Kim Hộ, mỗi thuộc hơn 40 thôn phờng, đợc miễn suất lính. Chúa Nguyễn cũng đặt riêng ở Thuận Hóa một tợng cục gọi là Nội kim tợng, luyện vàng để dùng vào việc trang sức đồ đạc. Sử cũ cũng chép lại việc Ngoại tả quốc phó Trơng Phúc Loan đợc hởng ngụ lộc ở Thu Bồn huyện Duy Xuyên, cho ngời nhà là án Điện trng thu, đợc vàng không biết bao nhiêu mà kể.

Một trong những đặc điểm quan trọng của thủ công nghiệp đó chính là sự phát triển của các làng nghề truyền thống. ở các thế kỉ XVI - XVII - XVIII, Đàng Trong đã có những làng nghề mà sản phẩm của nó trở thành hàng hóa trong sự giao thơng. Đó là những làng nghề nh nghề dệt, nghề làm đờng, nghề gốm.

Nghề dệt ở Đàng Trong rất phát triển. Lê Quý Đôn ghi nhận rằng: “Huyện Hơng Trà có phờng làm nghề dệt hàng tơ ở sau Phủ Cam, phía Đông Nam sông Phú Xuân, về địa phận ba xã Sơn Điền, Dơng Xuân, Vạn Xuân, chia làm ba ấp, mỗi ấp mời nhà, mỗi nhà 15 thợ dệt Huyện Phú

Vang các xã Đồng Di, Dơng Nỗ, Quân Lỗ sản xuất vải nhỏ, xã An Lựu sản xuất lụa vàng, lụa trắng. Phú Vang có thợ thêu gấm rất khéo, kiểu hoa tha hoa dày, khác vẻ mà cùng đẹp Huyện Hơng Trà, ngời xã Quảng Yên khéo dệt mũ mã vĩ (đuôi ngựa)...” [34; 427- 428]. Thậm chí “cả huyện Khang Lộc đều dệt vải, không dệt chỉ có một vài xã thôi. Các xã Bình Xá, Võ Xá huyện Lệ Thủy thì đều dệt lụa làm nghề” [34; 428]. Poavơrơ trong chuyến đi đến Đàng Trong vào giữa thế kỉ XVIII đã rất hứng thú với tơ lụa ở đây. Theo ông thì so với Trung Quốc, tơ lụa Đàng Trong hơn hẳn về phẩm chất và độ tinh tế.

Poavơrơ viết: “Tơ đẹp nhất là của tỉnh Quảng Ngãi Ngày 20 (tháng giêng

1750) Tôi đã mua đợc một tấm satanh trắng dệt rất đẹp, chắc chắn rằng những ngời thợ sau này sẽ dệt đợc những tấm hàng tơ rất tốt nếu việc buôn bán với ngời Âu châu tạo cho họ nơi tiêu thụ. Tơ của họ rất tốt đẹp. Xứ này cung cấp nhiều và còn cung cấp đợc nhiều nữa nếu ngời Đàng Trong có thị trờng tiêu thụ” [106; 236-238].

Nghề làm đờng ở Đàng Trong cũng đa lại lợng sản phẩm lớn làm hàng hóa. Poavơrơ đã thuật lại: “Đờng phèn thì tinh khiết, trong suốt và phẩm chất tốt Chúng tôi đã mua vài tạ đờng rất đẹp Hàng này là thứ hàng mà

Đờng Trong cung cấp nhiều nhất. Chính là ở tỉnh Chàm trên bờ sông Faifo, có những lò làm đờng trong nớc. Cũng chỉ mới gần đây ngời Đờng Trong mới cố gắng làm một số lợng đờng; trớc đó họ chỉ làm đủ dùng cho trong xứ, nhng vì các lái Trung Quốc đã đem cho họ nguồn tiêu thụ, nên họ đã tăng lò đờng nhiều đến mức hiện nay có thể có hàng để 80 chiếc thuyền cất chở đi đợc ngoài số đã dùng cho trong xứ Nếu một công ty hay một t nhân giàu có nào muốn mua chiếm đợc tất cả số đờng của Đờng Trong, thì chỉ cần đến mùa chặt mía cho thêm những ngời nông dân vài đồng hơn giá thông thờng mỗi chum, và nh thế chắc chắn sẽ có đợc tất cả đờng trong xứ. Nớc đờng này bán giá rẻ mạt. Một chum nớc đờng thờng bán hai tiền kém vài đồng mà có thể có đến hai mơi cát ti đờng” [106; 238-240].

Bên cạnh đó, Đàng Trong còn có những trung tâm sản xuất gốm nh ở Lộc Thợng, Phú Vinh (Quảng Nam), Mỹ Thiện (Quảng Ngãi) Nghề làm giấy ở… Đốc Sơ (Thừa Thiên), Trung Chỉ (Phú Yên).

Nhìn chung, các ngành thủ công nghiệp Đàng Trong đã có tiến triển đáng kể và nhiều sản phẩm trở thành hàng hóa đã đem lại những nguồn lợi cho ngời dân Đàng Trong. Các chúa Nguyễn đã có những chính sách thúc đẩy một số ngành cần thiết. Cũng do sự phát triển của sự giao thơng thời gian này đã có tác dụng trở lại đối với thủ công nghiệp. Thế nhng, bên cạnh đó, các chúa Nguyễn đã không đem lại cho thủ công nghiệp nhiều cơ hội phát triển. Có những ngành

nghề thủ công chịu mức thuế quá nặng nh khai thác than ở trang Điển Phúc, thuế phải nộp nhiều nên dân “khổ không chịu nổi” [34; 132]. Trữ lợng vàng ở Đàng Trong nhiều, khai thác cũng dễ, nhng cung cách quá thủ công, không có sự cải tiến về công cụ dẫn đến năng suất kém nên suốt 4 tháng mà họ Nguyễn dùng tới đội Hoàng Sa và thêm 65 ngời cũng chỉ lấy đợc 4 lạng 6 đồng cân [34; 282]. Xét về kĩ thuật khai mỏ thì ở Đàng Ngoài của họ Trịnh tiến bộ hơn họ Nguyễn. Chính sách trng tập thợ khéo của chúa Nguyễn cũng hạn chế sự phát triển của các ngành tiểu thủ công nghiệp. Poavơrơ đã rất bất ngờ khi tại sao tơ lụa của Đàng Trong vốn có chất lợng rất tốt, nhng những tấm vải lại có nhiều lỗi và thậm chí có khi còn thô cứng. Hỏi ra mới biết những ngời thợ Đàng Trong hoàn toàn có thể làm theo những mẫu mã đẹp, song họ đã cố tình dệt những tấm lụa có lỗi để chúa không thể trng tập họ làm việc phục vụ cho riêng nhà chúa. Thế nhng, những bớc phát triển của nông nghiệp và thủ công nghiệp thời kì này cũng đã có những ảnh hởng tích cực tới nền thơng nghiệp Đàng Trong.

Một phần của tài liệu Chúa nguyễn với công cuộc mở đất và phát triển kinh tế xã hội đàng trong (Trang 87 - 91)