6. Bố cục của luận văn
2.1.1. Con đờng Nam tiến trong lịch sử dân tộc
Phạm Văn Sơn viết: “Bàn về Nam tiến là một công cuộc mở đất nuôi dân từ năm bảy thế kỉ trở về đây, chúng ta không thể phủ nhận tầm quan trọng vô biên của nó. Từ đời Lý qua đời Trần, đến Hậu Lê, nhờ sự yên ổn vui hòa luôn bốn năm trăm năm, nhân khẩu đợc gia tăng mạnh khiến vùng Trung
châu Bắc Việt xa kia hoang vu rộng rãi là nh thế mà nay đã thành ruộng ấp tốt tơi, nhng lại cũng vì thế mà đồng bằng Bắc Việt đã trở nên chật hẹp thêm về diện tích canh tác nh… thế tất nhiên nguồn sống của dân ta mỗi ngày mỗi đi dần đến chỗ bế tắc” [82; 291]. Mở đất chính là quá trình giải quyết nạn nhân mãn và kinh tế nông nghiệp.
Thế nhng mở đất về phơng nào nếu không phải về phơng nam? Phía bắc chúng ta giáp với dân tộc Hán, chống chọi với họ để giữ vững nền độc lập đã là khó khăn, huống hồ là mở đất? Phía đông là biển. Phía tây giáp Ai Lao tuy nhỏ yếu nhng có núi cao rừng rậm ngăn cách, có muốn mở mang cũng không thể đợc, thành ra chỉ có mặt nam mà thôi. Và nh vậy, con đờng Nam tiến cũng là một tất yếu trong lịch sử dân tộc.
Hơn nữa, cần phải thấy một điều rằng, sự tranh chấp để xác lập và bảo vệ chủ quyền giữa các quốc gia cũng nằm trong bối cảnh chung của những cuộc chiến tranh Đông Nam á ở thời điểm bấy giờ. Sự ghi chép của sử cũ cho thấy ngay cạnh lãnh thổ Đại Việt, quốc gia Chiêm Thành cũng sẵn sàng có những cuộc tấn công xâm chiếm Đại Việt khi đủ lực lợng. Nhân dân vùng biên giới luôn phải chịu sự quấy nhiễu của quân Chiêm. Và sự thực đã diễn ra cho thấy, một đặc điểm nổi bật trong cuộc Nam tiến của dân tộc Việt là cuộc Nam tiến không phải là một đờng thẳng, không phải một quá trình dễ dàng. Đó là sự đấu tranh liên tục, khi ngời Việt có đất của ngời Chiêm, nhng cũng có khi ngời Chiêm đã vào chiếm tận kinh đô của Đại Việt. Nhiều nghiên cứu của các học giả cho thấy rằng: “ngời Chàm là giống ngời hung bạo, gan dạ, và là những thủy thủ kiên cờng” [47; 34]. Sống ở những thung lũng chật hẹp dọc duyên hải, phía tây ngăn cách bởi núi cao, phía đông là biển cả nên họ phải đi tìm những gì họ không có. Vì vậy ngời Chàm thờng mu đồ tiến ra bắc, vào nam xâm chiếm các vùng đồng bằng màu mỡ phì nhiêu của Đại Việt và Chân Lạp. Các vua Chàm phần nhiều đều hiếu chiến nên thờng duy trì một đội quân đông đảo. Đặc biệt từ thế kỉ XII, XIII, Chiêm Thành có lực lợng thủy quân hùng mạnh, gồm
các thuyền lớn, trên có pháo tháp và những thuyền nhẹ. Trong nhiều trận đánh, ngời ta thấy hạm đội gồm hơn trăm chiếc thuyền yểm trợ lục quân. Với đội quân đó, ngời Chiêm Thành đã bao phen làm khốn khổ các lực lợng đô hộ Trung Quốc, quấy phá nớc Việt, từng làm chủ vơng quốc Chân Lạp một thời gian và cũng với một chiến thuật đặc biệt, đã làm cho Mông Cổ, hùng mạnh nhất toàn cầu phải thất bại và rút lui [47; 33]. Thế nhng cũng chính vì hiếu chiến, Chiêm Thành trong quá trình đó cũng tự làm suy yếu chính mình, tạo thành cơ hội cho dân tộc Việt. Chân Lạp lại giáp Chiêm Thành, con đờng Nam tiến xuống Chiêm Thành, Chân Lạp thành con đờng duy nhất để nớc Việt xây dựng thế lực cho mình.
Từ những điều đó cho chúng ta thấy rằng, Nam tiến cũng chính là cuộc đấu tranh gay gắt để tồn tại trong bối cảnh bấy giờ của các dân tộc trên bán đảo Đông Dơng. ở đây, chúng tôi cũng xin đợc viện dẫn một đoạn trong “Lịch sử Nam tiến của dân tộc ta” của Ngô Văn Triện khi tác giả phân tích về con đờng Nam tiến của dân tộc: “Xét về cơng vực nớc ta đời Hùng dựng nớc... khác hẳn bây giờ; cứ nh sử cũ thì nói bấy giờ phía đông giáp bể Nam, phía tây giáp Ba Thục (tỉnh Tứ Xuyên nớc Tàu bây giờ) phía Bắc đến hồ Động Đình (thuộc tỉnh Hồ Nam) phía nam đến nớc Hồ Tôn (sau là Chiêm Thành)... Đến năm Vĩnh An thứ 7 (264), Ngô Tôn Hu lại lấy ba quận...mà đặt làm Quảng Châu, châu Giao châu Quảng chia hẳn ra bắt đầu từ đấy...về sau trải qua mấy phen cách mệnh, nhng ngời mình cũng chỉ khôi phục đợc đất châu Giao mà thôi; đến đời Ngô, Đinh độc lập mà đất châu Quảng đã không còn mong gì khôi phục lại đ- ợc nữa. Mở xem bản đồ thì nớc ta mất đất châu Quảng tức là mất đi quá nửa phần nớc, cơng vực chỉ còn quanh quanh một xứ Bắc kì và 3 tỉnh Thanh, Nghệ Tĩnh phía bắc Trung kỳ mà thôi. Đất thì nhỏ hẹp mà số dân sinh sản một nhiều, sự thế không thể không tìm đờng bành trớng. Nh trên đã nói, ba mặt đông tây bắc không phải là con đờng có thể tiến đợc, tự nhiên là phải tiến
xuống mặt nam, huống chi những dân Chiêm thành, Chân lạp ở mặt nam lại thờng hay vào quấy nhiễu nớc ta, ta chẳng diệt họ thì họ cũng chẳng để cho ta đợc yên, nhân thế mà nam tiến là một con đờng phải đi của ta, mà sự mở mang bờ cõi của nớc ta gồm cả ở trong một cuộc nam tiến vậy” [90; 6-7].
Điều quan trọng chính là ở chỗ, sau khi mở mang vùng đất mới, các triều đại phong kiến đã có những chính sách để thực thi chủ quyền, phát triển và bảo vệ những vùng đất đó ra sao? Trải qua hàng thế kỉ, từng bớc, c dân các vùng lãnh thổ trên dải đất Việt Nam hiện tại đã hòa nhập và trở thành một cộng đồng dân tộc thống nhất. Đó chính là thành quả vĩ đại của công cuộc Nam tiến và chúng tôi cũng dựa trên cách nhìn nhận nh thế để tìm về với hành trình mở đất gian lao mà hào hùng của dân tộc.