Chính sách di dân lập làng

Một phần của tài liệu Chúa nguyễn với công cuộc mở đất và phát triển kinh tế xã hội đàng trong (Trang 100 - 105)

6. Bố cục của luận văn

3.2.1. Chính sách di dân lập làng

Không phải đợi đến các chúa Nguyễn, chính sách này mới đợc thực hiện. Ngay từ thời nhà Lý, với chiếu chiêu mộ di dân năm 1075, nhiều ngời đã từ phía Bắc, mà đa số là từ vùng Nghệ An, đã vào miền Bố Chính, Lâm Bình, Minh Linh khai khẩn, làm ăn. Trong quá trình đó đã có sự cộng c giữa ngời Việt và ngời Chàm. Nhiều nghiên cứu cho thấy ngời Chàm tự hào về những đóng góp của tổ tiên mình trong việc hợp lực cùng ngời Việt khai phá đất đai lập làng. Tờ khai của con cháu tộc Trà làng Phú Xuân (phủ Duy Xuyên, Quảng Nam) là một ví dụ điển hình: “Ông thủy tổ của họ là Trà Văn Tuất, đã có công khai phá đất ruộng, lập ra xã hiệu La Vân (tức làng Phú Xuân ngày sau). Đến triều Trần do chiến tranh bị lửa cháy mất tông tích (tức nhà cửa) phải chạy vào làng Đồng Dơng là thôn nhà ông Chế Trịnh ở trọ. Đến năm ất Mùi (1415) trở về làng cũ làm nhà ở, rồi lần lợt thấy cha con Trơng Văn Lợng và Nguyễn Văn Nghĩa (vốn là tên ngời Việt mới di c đến) tụ phò, đồng khai thác trớc bộ” [6; 84]. Giáo s Trần Quốc Vợng còn cho biết rằng đã phát hiện qua tộc phả và mộ cổ nhiều cuộc hôn nhân Việt - Chàm [6; 84]. Cho đến khi các chúa Nguyễn vào

lập nghiệp trên vùng Thuận Hóa, cùng với việc mở đất, khẩn hoang, công cuộc di dân lập làng đợc các chúa Nguyễn tiếp tục thực hiện một cách mạnh mẽ hơn. Đây là chính sách vừa nhằm khai thác, phát triển vùng đất mới, vừa để giữ vững những mảnh đất đã thuộc quyền cai quản của họ Nguyễn.

Lực lợng khai phá trớc hết là những quân nhân đi theo Nguyễn Hoàng và đi theo họ là những ngời dân Việt nghèo hi vọng về sự thay đổi cuộc sống. Lực lợng thứ hai là tù binh trong các cuộc chiến tranh với họ Trịnh. Cùng với đó là các c dân các tộc ngời Chàm, Khmer đã sinh sống ở đây, hòa nhập vào công cuộc khai phá.

Ngay từ khi Nguyễn Hoàng vào làm trấn thủ Thuận Hóa năm 1558 “những ngời bộ khúc đồng hơng ở Tống Sơn và những ngời nghĩa dũng xứ Thanh Hoa đều vui lòng theo đi” [73; 31]. Vùng đất mới dới sự cai quản của Nguyễn Hoàng đã trở thành nơi: “chính sự rộng rãi, quân lệnh nghiêm trang, nhân dân đều yên c lạc nghiệp, chợ không hai giá, không có trộm cớp. Thuyền buôn các nớc đến nhiều. Trấn trở nên một nơi đô hội lớn” [73; 36]. Chính bởi vậy, nơi đây trở thành miền đất hứa của nớc c dân xiêu tán vì đói nghèo. Sử cũ ghi lại: “Mậu Thân, năm thứ 51 (1608), đợc mùa to, mỗi đấu gạo giá 3 đồng tiền. Bấy giờ từ Nghệ An trở ra Bắc bị đại hạn, giá gạo đắt, nhiều dân xiêu tán chạy về [với chúa]” [73; 43]. Đến cuối thế kỉ XVI, cả vùng Thuận Quảng đã có khoảng 1.226 xã, thôn [101; 196]. Các chúa Nguyễn đã có chính sách khuyến khích khai thác vùng đất hoang: “Nếu có ngời khai khẩn rừng hoang mà cày thành ruộng thì cho trng làm ruộng t [bản bức t điền], cho đợc cày mãi mà nộp thuế riêng, xã dân không đợc tranh chiếm. Từ đó dân hết mối tranh kiện, yên phận làm ăn” [73; 112].

Sử triều Nguyễn ghi lại: “Về sau ruộng khẩn một ngày một nhiều” [73; 112]. Điều đó vừa là do tác động của nhu cầu về ruộng đất ngày càng lớn, vừa là hệ quả khi kinh tế phát triển nên lợng ngời có khả năng đứng ra khai khẩn đất

đai cũng tăng lên, đồng thời cũng là biểu hiện chính sách của chúa Nguyễn đã tạo điều kiện cho ngời dân mở rộng khai phá đất đai.

Từ thế kỉ XVII, lãnh thổ Đàng Trong ngày càng đợc mở rộng thêm về phía Nam, cùng với quá trình đó là sự đẩy mạnh di dân lập ấp theo cả hai hớng: di dân tự phát của những c dân vì nghèo đói đi xuống phía Nam và sự di dân theo chính sách của họ Nguyễn. Những luồng di dân này không chỉ dừng lại ở vùng duyên hải Nam Trung bộ mà còn đi sâu hơn vào tận vùng đất Thủy Chân Lạp. Nghiên cứu cho thấy nếu nh trớc đây các cuộc di dân của ngời Việt còn lác đác thì đến thời điểm này, các luồng di dân đã mạnh mẽ hơn, vì động cơ thúc đẩy và mục đích của họ đã rõ ràng hơn. Theo Huỳnh Công Bá thì đã có 63 dòng họ mà gia phả ghi nhận là di c vào vùng đất bắc Quảng Nam trong những năm chiến tranh Trịnh - Nguyễn. Cơng mục ghi lại vào năm 1730, dân của 527 xã ở miền Bắc đã bỏ nhà cửa tới sống tại một địa điểm mới không đợc nói rõ. Tình hình này vào những năm 40 còn trầm trọng hơn. Ngô Thì Sĩ cho biết trớc kia có 9668 làng tại đồng bằng sông Hồng, 1070 làng trong số này đã đi khỏi. Tại Thanh Hóa trớc đây có 1392 làng nh- ng 297 làng trong số này cũng đã dời đi. ở Nghệ An, con số này là 115 làng trong tổng số 706 làng. Ghi chép về số làng chỉ tính riêng của Thuận Hóa thì cho thấy, vào năm 1417, ở đây có 116 xã, đến 1555 là 688 và tới 1770 là 1436 xã [56; 38- 51].

Bên cạnh hoạt động của những lu dân ngời Việt, có thể kể đến đóng góp của những ngời Hoa lu vong đã tự nguyện trở thành thần dân của chúa Nguyễn. Đoàn quân của Trần Thợng Xuyên và Dơng Ngạn Địch cũng nh của Mạc Cửu khi vào vùng đất phía Nam đã tiến hành khai vỡ đất hoang, dựng làm phố chợ, buôn bán giao thơng. ở Biên Hòa, Trần Thợng Xuyên tập trung Hoa thơng ở Đại Phố châu (tức Cù Lao phố). ở Mỹ Tho, Dơng Ngạn Địch cũng lập Mỹ Tho đại phố, tàu thuyền buôn bán đông đúc, lại nhóm họp ngời Tàu, ngời Miên, ng- ời Việt, vỡ đất làm ruộng, chia lập trang trại, thôn ấp. Tại Hà Tiên, Mạc Cửu cũng nhóm họp những lu dân ngời Việt, ngời Hoa đến định c cùng với c dân địa phơng lập thành 7 thôn xóm.

Cho đến cuối thế kỉ XVII, thống suất Nguyễn Hữu Cảnh đặt phủ Gia Định, có đợc hơn 4 vạn hộ dân, chúa Nguyễn lại sai chiêu mộ thêm lu dân từ Bố Chính trở vào Nam đến ở, thiết xã, thôn, phờng, ấp, chia ranh giới, khai khẩn ruộng đất, đánh thuế tô, dung, làm bộ đinh, bộ điền. Ngời Hoa cũng đã đông đảo nên chúa Nguyễn bèn lập làng xã cho họ, và chính thức từ đó, họ trở thành dân hộ Đàng Trong. Nghiên cứu của Trần Kính Hoà cũng chỉ ra rằng “Xã Minh hơng là thôn xóm đặc biệt do ngời Minh thời cuối Minh đầu Thanh đi về phía Nam tới Hội An (Faifo) Trung kì lập nên. Họ lập vào trớc sau năm 1650. Mặt khác tên xã Thanh hà hiển nhiên là lấy theo Thanh hà phố ở bờ sông Hơng giang phía bắc thành Thuận Hoá. Phố này cũng lập nên cho những thơng nhân ngời Minh đi xuống phía Nam vào khoảng trớc sau năm 1640, là cảng khẩu và khu thơng nghiệp của Thuận Hoá thế kỉ 17, 18. Có rất nhiều dấu tích khiến ngời ta suy ra rằng những khu mới mở nh Đồng Nai, Sài Gòn đã thu hút của Minh hơng xã ở Hội An và Thanh hà xã ở Thuận Hoá rất nhiều thơng nhân ngời Hoa và con cháu ngời Hoa xuống phía nam buôn bán hoặc khai thác, cho đến khi chúa Nguyễn lập phủ Gia Định, bèn lấy những tên của quê quán mình mà đặt cho những thôn xã mới lập” [45; 44].

Lấy đợc toàn bộ vùng Thủy Chân Lạp, chính sách của các chúa Nguyễn đối với vùng đất mới hết sức dễ dãi khi cho tùy ý khai khẩn ruộng đất, lập làng. Lê Quý Đôn viết: “Phủ Gia Định, đất Đồng Nai, từ các cửa biển Cần Giờ, Soài Lạp, cửa Đại, cửa Tiểu, toàn là rừng rậm hàng mấy nghìn dặm, họ Nguyễn trớc đánh nhau với Cao Mên, mà lấy đợc, mới chiêu mộ những dân có vật lực ở xứ Quảng Nam các phủ Điện Bàn, Quảng Ngãi, Quy Nhơn cho dời tới ở đây, phát chặt mở mang, hết thảy thành bằng phẳng, đất nớc màu mỡ, cho dân tự chiếm, trồng cau và làm nhà cửa” [34; 442]. Chính từ công cuộc di dân lập ấp đó mà ở phía Nam Thuận Quảng cho tới cuối thế kỉ XVIII đã có tới hàng trăm xã, thôn, phờng nậu đợc hình thành [101; 197].

Một điều cần quan tâm đó chính là vai trò của làng. Trong xã hội cổ truyền Việt Nam, làng đóng một vai trò vô cùng quan trọng. ở đó phối hợp các chức năng xã hội, kinh tế và tôn giáo làm một, phản ánh cách thức ngời nông dân Việt Nam ràng buộc với đất đai của họ trong nhiều thế kỉ. Tuy nhiên điều đó đúng với làng Bắc bộ và vùng Thanh Nghệ hơn. Tình hình này đã thay đổi nhiều tại những vùng đất mới mở của họ Nguyễn, nhất là từ vùng Quảng Nam xuôi xuống phía Nam. Đất đai rộng rãi và việc di chuyển trở nên thờng tình hơn đối với các gia đình hay dòng họ ngời Việt. Sự di dân và lập làng xóm thôn ấp mới đã trở thành một phong trào rộng lớn. Đôi khi cả một làng đã dời tới một địa điểm khác. Cũng bởi vậy, mối quan hệ với đất đai khó có thể là mối quan hệ khăng khít và cố định [56; 198]. Chính đặc điểm này lại quy định thêm những tính chất khác trong xã hội Đàng Trong. Nếu nh ở Đàng Ngoài, vai trò quan trọng của làng đã đa tới tâm lý tập thể, trọng cộng đồng hơn là cá nhân thì ở miền đất mới Đàng Trong, nơi những di dân ngời Việt, những ngời đã tách khỏi cộng đồng để xuống phía Nam, lại tạo nên một trạng thái khác. Những vùng đất họ Nguyễn xác lập chủ quyền, ở đó ngời Chăm, ngời Khmer không thấm nhuần truyền thống Nho giáo của văn hóa Việt Nam. Insun Yu nhận xét rằng: các làng mới lập nên ở vùng này có xu hớng phát triển theo tuyến dài dọc theo các dòng sông, đặc biệt là ở châu thổ sông Mêkông, khiến cho các làng tiếp xúc thoáng hơn với xã hội bên ngoài, cũng làm cho sự liên kết của cá nhân con ngời với làng xã và gia đình trở nên mỏng manh hơn. Những gia đình mới đến lập nghiệp ở làng mới lại gồm chủ yếu những ngời bị xếp bên lề xã hội và quê hơng cũ, cũng là những ngời ít tôn trọng truyền thống. Những quan chức địa phơng đợc tuyển chọn từ ngời chăm và ngời Việt Nam thuộc tầng lớp dới cũng ít hiểu biết về nền văn hóa dân tộc Việt Nam và không áp đặt nền văn hóa ấy cho dân chúng. Hickey nhấn mạnh rằng: “Với ngôi làng mới (ở phía Nam) đợc thiết lập bởi những ngời thuộc giai tầng thấp thay vì bởi bậc vị vọng trong xã hội cổ truyền, một số tri thức bí truyền liên quan đến lối sống cũ không thể không

mất đi. Tuy nhiên, cũng theo lý lẽ đó, những ngời khai hoang này ít bị ràng buộc bởi những gò bó của một địa vị xã hội cao và những qui định trong cách ứng xử xã hội cũ, nên đợc tự do phát huy sáng kiến, một đặc điểm thiết yếu của việc thích nghi đầy hiệu quả của họ khi họ liên tục tiến xuống phía Nam” [56; 198-199]. Điều đó đã làm cho ngời dân Đàng Trong trở nên cởi mở và tự do hơn trong suy nghĩ và cách thức sống của họ, cũng nh ảnh hởng mạnh mẽ tới các chúa Nguyễn trong việc lựa chọn con đờng phát triển cho vùng đất Đàng Trong.

Một phần của tài liệu Chúa nguyễn với công cuộc mở đất và phát triển kinh tế xã hội đàng trong (Trang 100 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w