0
Tải bản đầy đủ (.doc) (145 trang)

Tổ chức chính quyền của chúa Nguyễn

Một phần của tài liệu CHÚA NGUYỄN VỚI CÔNG CUỘC MỞ ĐẤT VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI ĐÀNG TRONG (Trang 35 -35 )

6. Bố cục của luận văn

1.2.3. Tổ chức chính quyền của chúa Nguyễn

Từ một chính quyền địa phơng, họ Nguyễn đã tạo dựng một vơng quyền, với một nhà nớc mới. Quá trình đó phát triển dần theo diễn tiến của công cuộc

cát cứ và việc xây dựng lực lợng của chúa Nguyễn. Đó vừa là biểu hiện, vừa là kết quả của quá trình này.

Trong thời kì hơn nửa thế kỉ cai trị của Nguyễn Hoàng, mọi thể chế chính quyền họ Nguyễn vẫn theo sự sắp đặt của vua Lê - chúa Trịnh: “Phàm quan lại tam ty do nhà Lê đặt đều theo lệnh của chúa” [73; 31].

Nguyễn Phúc Nguyên lên thay cha, năm 1614 đã thực thi một thay đổi lớn nhằm độc lập hơn với chính quyền Lê - Trịnh: cải cách bộ máy hành chính theo phiên chế họ Nguyễn. Tam ty của nhà Lê trớc kia bị huỷ bỏ mà thay vào đó là ba ty, ở Chính dinh thì ba ty này là ty Xá sai, coi việc văn án từ tụng, do đô tri và kí lục giữ, ty Tớng thần lại, coi viêc trng thu tiền thóc, phát lơng cho quân các đạo, do cai bạ giữ. Ty Lệnh sử, coi việc tế tự, lễ tiết và chu cấp lơng h- ớng cho quân đội Chính dinh, do nha uý giữ. Về những thuộc viên thì mỗi ty có 3 câu kê, 7 cai hợp, 10 thủ hợp, 40 ty lại. Ngoài ra còn đặt ty Nội lệnh sử kiêm coi các thứ thuế, hai ty Tả, Hữu lệnh sử chia nhau thu tiền sai d ở hai xứ nộp về Nội phủ. Các dinh ở ngoài có nơi chỉ đặt một ty Lệnh sử, có nơi đặt hai ty Xá sai và Tớng thần, lại có nơi kiêm đặt hai ty Xá sai và Lệnh sử. Nh vậy, tổ chức chính quyền của chúa Nguyễn vẫn cha có đợc sự thống nhất, điều đó thể hiện tính chất bớc đầu của công cuộc xây dựng một nhà nớc cát cứ.

Năm 1638, Nguyễn Phúc Lan bắt đầu đặt thêm các chức Nội tả, Ngoại tả, Nội hữu, Ngoại hữu làm “tứ trụ đại thần”, là những chức quan cao cấp trong chính quyền trung ơng, đứng trên tam ty.

Sang thời chúa Nguyễn Phúc Chu, tháng 3 năm 1693, “ngày ất mão, chúa coi chầu bầy tôi đến mừng, tấn tôn chúa làm Thái phó quốc công, lại

dâng tôn hiệu là quốc chúa. Từ đấy sắc lệnh đều xng là quốc chúa” [73; 147]. Đại Nam thực lục tiền biên cũng ghi lại sự kiện năm 1702, Nguyễn Phúc Chu sai Hoàng Thần, Hng Triệt đem quốc th và cống phẩm sang Quảng đông để cầu phong. Nhà Thanh cũng nhận thấy “Nớc Quảng Nam hùng thị một phơng, Chiêm thành, Chân lạp đều bị thôn tính, sau tất sẽ lớn”. Thế nhng, vì nhà Lê

còn đó nên nhà Thanh không thể nào phong cho chúa Nguyễn đợc, “việc phong bèn thôi” [73; 159].

Năm 1709, “mùa đông, tháng 12, ngày nhâm dần, đúc quốc bảo. Sai lại bộ đồng tri là Qua Tuệ th coi việc chế tạo. (ấn khắc chữ Đại Việt quốc Nguyễn chúa vĩnh trấn chi bảo. Năm ấy đúc xong, về sau liệt thánh truyền nhau lấy làm quốc bảo )… ” [73; 170].

Nh vậy, có thể thấy đến thời Nguyễn Phúc Chu, ý đồ xng vơng vị trên đất Đàng Trong đã đợc thực thi, song không thành. Phải đợi tới khi Nguyễn Phúc Khoát lên nối nghiệp, dù cha đợc sự công nhận của nhà Thanh, điều này mới thành hiện thực.

Năm Giáp Tý (1744), Nguyễn Phúc Khoát lên ngôi vơng. Sử nhà Nguyễn ghi rằng đây là do lời của triều thần nài nỉ, còn chúa thì “nhún nhờng không chịu nhận”. Từ đây, các danh xng đều đợc định lại, phủ chúa gọi là điện, thần dân khai trình công việc trớc đây dùng chữ “thân” nay gọi là “tấu”. Từ đờng thì gọi là tông miếu, vợ chúa trớc kia xng là Chánh phu nhân nay vợ cả gọi là Tả hành lang, vợ thứ là Hữu hành lang.

Hệ thống chính quyền trung ơng cũng đợc tổ chức lại thành 6 bộ: bộ Lại thay cho Nha ký lục ở Chánh dinh, bộ Lễ thay cho Nha uý, Đô tri gọi là bộ Hình, Cai bộ phó đoán gọi là bộ Hộ. Đặt thêm bộ Binh và bộ Công, Hàn lâm viện thay cho Văn chức. Từ đây, triều phục các quan văn võ đến y phục của nhân dân Đàng Trong cũng thay đổi, châm chớc theo chế độ của các đời trớc. Chúa Nguyễn xng Thiên vơng với các thuộc quốc, tuy vậy vẫn dùng niên hiệu vua Lê trong các công văn. Có nhà nghiên cứu đánh giá: “Nh vậy việc xng v- ơng, đúc ấn của Võ Vơng có lẽ cũng chỉ để thể hiện tinh thần củng cố địa vị ở Đàng Trong tạo nên đối trọng với chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, chứ không hề có ý định xng hùng xng bá chia cắt đất nớc” [83; 22]. Thực ra, chúng ta không đ- ợc quên các chúa Nguyễn, cũng nh các chúa Trịnh trong một thời gian dài đã luôn sử dụng vua Lê để che chắn cho mu bá đồ vơng của mình. Cũng nh vậy,

khi thực lực đã có đủ, các chúa Nguyễn sẵn sàng tách ra hẳn nhà Lê. Bởi vậy mà có cuộc cầu phong của chúa Nguyễn Phúc Chu. Song việc nhà Thanh thấy nớc An Nam còn có vua Lê mà từ chối phong vơng khiến cho các chúa Nguyễn dầu sao chăng nữa, vẫn cần phải dựa vào danh nghĩa vua Lê để thực thi quyền lực của mình trên mảnh đất Đàng Trong.

Về việc dựng đặt các trị sở của chính quyền trung ơng Đàng Trong cũng thể hiện ý đồ của các chúa Nguyễn trong việc thiết lập một Nhà nớc mới quy củ, vững chắc. Ban đầu, khi vào trấn trị Thuận Hoá, Nguyễn Hoàng cho đóng dinh ở xã ái Tử, thuộc huyện Vũ Xơng, là nơi khoảng giữa giáp giới hai phủ của Thuận Hoá là Tiên Bình và Triệu Phong. Năm 1570, sau khi ra Tây Đô yết kiến vua Lê trở về, Nguyễn Hoàng đã cho dời dinh sang xã Trà Bát, cách ái Tử khoảng 2 km. Năm 1600, sau 8 năm ở Đông Đô, về lại Thuận Hoá, Nguyễn Hoàng đã cho dời dinh sang phía đông ái Tử gọi là Dinh Cát. Năm 1626, khi nguy cơ của cuộc chiến tranh với họ Trịnh đã gần kề ngay trớc mắt, Nguyễn Phúc Nguyên đã quyết định chuyển từ Dinh Cát dời vào xã Phúc Yên, huyện Quảng Điền, cách Huế khoảng 15 km. Năm 1635, Nguyễn Phúc Lan tiếp tục cho dời thủ phủ sang Kim Long, thuộc huyện Hơng Trà, cách Huế chỉ còn vài cây số. Năm 1687, sau cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn kết thúc, Nguyễn Phúc Trăn lên ngôi lấy phủ cũ ở Kim Long làm Thái miếu, cho xây dựng phủ mới ở Phú Xuân. Thời chúa Nguyễn Phúc Chu, thủ phủ đợc dời sang xã Bác Vọng, nhng chỉ đến năm 1738, Nguyễn Phúc Khoát đã cho lập lại ở Phú Xuân, bên tả phủ cũ. Khi Nguyễn Phúc Khoát xng vơng, phủ chính đợc đổi là Đô thành, nơi ở của chúa cũng đổi thành Điện. Từ đây, thủ phủ của các chúa Nguyễn đã ổn định. Có thể nhận thấy rằng trị sở chính quyền trung ơng của các chúa Nguyễn đã dần đợc dịch chuyển và phía Nam và đóng vị trí trung tâm theo quá trình chúa Nguyễn mở rộng cơng vực lãnh thổ. Dù vậy, sự dịch chuyển này không phải là nhiều, chủ yếu nhằm đảm bảo an toàn cho các trung tâm chính trị của Đàng Trong.

Về tổ chức chính quyền địa phơng, ngay từ năm 1615, Nguyễn Phúc Nguyên đã “bắt đầu qui định quy chế về chức vụ của phủ huyện: Tri phủ, tri huyện giữ việc từ tụng; thuộc viên có đề lại, thông lại chuyên việc tra khám, huấn đạo, lễ sinh chuyên việc tế tự, còn tô thuế sở tại thì đặt quan lại khác để trng thu” [73; 47]. Đến đời chúa Nguyễn Phúc Chu, năm 1707 đã qui định: “Nhân số xã nào từ 999 ngời [trở xuống] thì cho 18 ngời làm tớng thần xã tr- ởng, 400 ngời [trở xuống] cho 8 ngời làm tớng thần xã trởng, từ 199 ngời [trở xuống] cho 2 ngời làm tớng thần xã trởng, từ 70 ngời [trở xuống] cho một ng- ời làm tớng thần xã trởng” [73; 164-165].

Cho đến giữa thế kỉ XVIII, khi họ Nguyễn đã làm chủ đợc một vùng đất rộng lớn từ Nam dải Hoành Sơn đến mũi Cà Mau và kiện toàn bộ máy chính quyền trung ơng, năm 1744, chúa Nguyễn Phúc Khoát đã cho đặt lại toàn bộ đơn vị hành chính của Đàng Trong thành 12 dinh và một trấn: “ở ái tử gọi là Cựu dinh, ở An trạch gọi là Quảng bình dinh, ở Võ xá gọi là Lu đồn dinh, ở Thổ ngõa gọi là Bố chính dinh, ở Quảng nam gọi là Quảng nam dinh, ở Phú yên gọi là Phú yên dinh, ở Diên khánh, Bình khang gọi là Bình khang dinh, ở Bình thuận gọi là Bình thuận dinh, ở Phúc long gọi là Trấn biên dinh, ở Định viễn gọi là Long hồ dinh” [73; 208] và một trấn Hà Tiên.

ở các dinh trấn đều đặt chức chức trấn thủ, cai bạ và kí lục để cai trị, riêng hai phủ Quảng Ngãi và Qui Nhơn thuộc dinh Quảng Nam, đặt hai chức tuần phủ và khám lí. Hà Tiên có chức đô đốc.

Dới dinh là các Phủ và Huyện. ở Phủ có Tri phủ, ở huyện có Tri huyện đứng đầu. Dới Tri phủ, Tri huyện là các thuộc viên nh Phủ lại ở phủ, Đề lại ở huyện có nhiệm vụ giữ các văn án từ tụng hay Phủ thông lại, Huyện thông lại có nhiệm vụ theo Tri phủ, Tri huyện sai phái và tra xét các công việc từ tụng trong phủ hoặc trong huyện.

Dới huyện là Tổng và Xã. ở xã, họ Nguyễn cho đặt các chức dịch là T- ớng thần và Xã trởng. Những nơi gần miền núi hoặc ven biển thì đợc đặt thành

các thuộc. Thuộc gồm những phờng, thôn, man, nậu lẻ tẻ hợp lại. Theo Đại Nam thực lục tiền biên thì phủ Thăng Hoa có 15 thuộc, phủ Điện Bàn 4 thuộc, phủ Quảng Ngãi 4 thuộc, phủ Qui Ninh 13 thuộc, phủ Phú Yên 38 thuộc, phủ Bình Khang 20 thuộc, phủ Duyên Ninh 14 thuộc, phủ Bình Thuận 20 thuộc. Vào thời chúa Nguyễn Phúc Chú đã từng sai Ký lục Chính dinh là Nguyễn Đăng Đệ đi tuần xét các phủ xứ Quảng Nam và chiếu theo hộ tịch nhiều hay ít mà đặt các chức dịch. Thuộc có từ 500 ngời trở lên thì đặt một ngời cai thuộc, một ngời kí thuộc, 450 ngời trở xuống thì đặt một kí thuộc, 100 ngời trở xuống thì đặt một tớng thần, duy các thuộc Hoa Châu, Phú Châu, Liêm Hộ, Võng Nhi, Hà Bạc thì đặt thêm một đề lãnh [73; 191].

Ngoài ra, họ Nguyễn còn đặt riêng một ngạch quan chức gọi là “bản đ- ờng quan” chuyên việc thu thuế từ phủ, huyện trở xuống mà không cần đến đội ngũ quan chức địa phơng bao gồm các chức nh: Chánh phó đề đốc, Chánh phó đề lãnh, Ký lục, Cai phủ, Cai tri, Ký phủ, Th ký, Cai tổng, Lục lại. Năm 1725, chúa Nguyễn Phúc Chu đã cho giảm bớt số viên chức của Bản đờng quan để giảm phiền phức cho dân. Chúa Nguyễn qui định: xứ Thuận Hóa: mỗi phủ đặt 1 Đề đốc, Đề lãnh, Ký lục, Cai phủ, Th ký, mỗi huyện đặt 3 Cai tri, 3 Th kí, 4 Lục lại, mỗi tổng đặt 3 Cai tổng, mỗi thuộc có 1 Cai thuộc và 1 Lục lại. ở xứ Quảng Nam: mỗi phủ đặt một Chánh hộ khám lý, Đề đốc, Đề lãnh, Ký lục, Cai phủ, Th ký, mỗi huyện đặt một Cai tri, Th kí, Lục lại, mỗi tổng 3 viên Cai tổng, mỗi thuộc đặt 1 viên Đề lãnh, 1 viên Cai thuộc, 2 viên Ký thuộc và 2 viên lục lại, số còn d thì thải bớt. Mặc dù vậy, số lợng quan lại ở Đàng Trong vẫn quá nhiều “tính cả trong hai xứ, quan bản đờng chính ngạch vẫn nhiều, đặt thừa quá lạm, và tớng thần xã trởng nhiều gấp đôi, không kể xiết” [34; 188].

Bổng lộc của quan lại Đàng Trong không do Nhà nớc trực tiếp cấp mà phần lớn phải lấy từ ngụ lộc ở nhân dân. Tùy theo phẩm tớc mà quan chức hai xứ Thuận Hóa, Quảng Nam đều đợc cấp một số phu hầu và đợc lấy số tiền thuế thân do các phu nạp để làm ngụ lộc cho mình.

Lê Quý Đôn nhận xét: “Triều nhà Trần trong nớc chia làm 24 lộ. Minh Tông còn bảo sao có một nớc nh lòng bàn tay mà đặt quan nhiều nh thế. Quảng Nam và Thuận Hóa chỉ hai trấn thôi mà họ Nguyễn đặt quan lại, thuộc ty, hơng trởng, kể có hàng nghìn, nhũng lạm quá lắm. Tất cả bổng lộc đều lấy ở dân, dân chịu sao đợc” [34; 186-187]. Điều đó cho thấy chính quyền chúa Nguyễn còn khá cồng kềnh, phức tạp. Tổ chức chính quyền Đàng Trong cũng không có sự thống nhất giữa các địa phơng và mức độ tập quyền cũng không cao nh ở Đàng Ngoài. Đây cũng là tính chất của quá trình từng bớc thiết lập nhà nớc mới, trên một vùng đất mà bản thân diện tích của nó không ổn định theo hớng ngày càng đợc mở rộng về phía Nam. Mặc dù bộ máy chính quyền Đàng Trong đã sớm bộc lộ những hạn chế ngay trong bớc đầu xây dựng, thế nh- ng đồng thời, Nhà nớc ấy cũng có rất nhiều những điểm tiến bộ đa lại sự phát triển kinh tế xã hội.

Sử gia C.Maybon nhận xét rằng: “Sự trung thành của họ Nguyễn đã là điều đáng ngờ thì thâm tâm của họ Nguyễn chỉ có hai điều:

1) Giành nhau địa vị với họ Trịnh

2) Giành không đợc thì lập triều đình riêng một góc trời. Phải chi Nguyễn đạp đổ đợc Trịnh, ảnh hởng và uy thế tràn khắp Bắc hà thì số phận các ông vua Lê đã chắc hơn gì…” [82; 177].

Có thể nói, họ Nguyễn, bắt đầu với Nguyễn Kim, đã là dòng họ mở đầu cho một sự nghiệp lớn lao: trung hng nhà Lê. Sự nghiệp ấy cha thành thì Nguyễn Kim bị đầu độc chết, họ Nguyễn đánh mất vị thế của mình bên vua Lê, đánh mất vai trò tại triều đình Thăng Long. Cũng chính điều đó lại dẫn tới hệ quả sự xác lập của vơng quyền chúa Nguyễn trên vùng đất mới. Nhận xét của sử gia Maybon là một sự thật, đó cũng là tất yếu. Không thể đòi hòi ở lịch sử những điều vợt qua bản thân thời đại ấy. Các vua Lê chỉ còn là những chiếc bóng của một thời vàng son đã đi qua, không thể yêu cầu chúa Trịnh hay chúa Nguyễn phải trao trả quyền lực khi bản thân các vua Lê đã tự đánh mất giang

sơn, khi cơ đồ đó là do chúa Nguyễn, chúa Trịnh gây dựng nên bằng tài trí, công sức của chính mình.

Với sự kiện Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hoá năm 1558, mầm cát cứ đất nớc đã hình thành. Và sau đó gần 70 năm đã bùng nổ cuộc chiến tranh liên miên của hai họ Trịnh - Nguyễn, cuối cùng lấy sông Gianh chia đôi đất n- ớc, đó là tội lỗi của họ Trịnh, họ Nguyễn trớc lịch sử dân tộc. Đã đành là vậy! Thế nhng, cũng trong bối cảnh ấy, lãnh thổ dân tộc lại mở rộng hơn bao giờ hết, kinh tế, xã hội có những bớc phát triển mới cha từng có, đó cũng là một kì tích đáng trân trọng trên mảnh đất Đàng Trong, cũng là đóng góp to lớn của các chúa Nguyễn với dân tộc mà mà chúng tôi sẽ đề cập tới trong những chơng tiếp theo.

Chơng 2.

chúa Nguyễn với công cuộc mở đất phía Nam 2.1. Công cuộc Nam tiến trớc thời các chúa Nguyễn

2.1.1. Con đờng Nam tiến trong lịch sử dân tộc

Phạm Văn Sơn viết: “Bàn về Nam tiến là một công cuộc mở đất nuôi dân từ năm bảy thế kỉ trở về đây, chúng ta không thể phủ nhận tầm quan trọng vô biên của nó. Từ đời Lý qua đời Trần, đến Hậu Lê, nhờ sự yên ổn vui hòa luôn bốn năm trăm năm, nhân khẩu đợc gia tăng mạnh khiến vùng Trung

châu Bắc Việt xa kia hoang vu rộng rãi là nh thế mà nay đã thành ruộng ấp tốt tơi, nhng lại cũng vì thế mà đồng bằng Bắc Việt đã trở nên chật hẹp thêm về diện tích canh tác nh thế tất nhiên nguồn sống của dân ta mỗi ngày mỗi đi dần đến chỗ bế tắc” [82; 291]. Mở đất chính là quá trình giải quyết nạn nhân mãn và kinh tế nông nghiệp.

Một phần của tài liệu CHÚA NGUYỄN VỚI CÔNG CUỘC MỞ ĐẤT VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI ĐÀNG TRONG (Trang 35 -35 )

×