Mở rộng lãnh thổ xuống vùng duyên hải Nam Trung bộ

Một phần của tài liệu Chúa nguyễn với công cuộc mở đất và phát triển kinh tế xã hội đàng trong (Trang 53 - 59)

6. Bố cục của luận văn

2.2.1. Mở rộng lãnh thổ xuống vùng duyên hải Nam Trung bộ

Từ khi Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa năm 1558 đã nuôi dỡng ý đồ tạo dựng nghiệp lớn trên vùng đất mới. Sau đó, ông đợc kiêm lãnh cả xứ Quảng Nam. Những ghi chép trong thực lục cho thấy Nguyễn Hoàng có những nhận xét sâu sắc và dự tính lớn lao trong nhãn giới một cuộc Nam tiến. Nguyễn Hoàng đã để ý kinh dinh đất Quảng Nam, khi đi chơi núi Hải Vân, thấy một dãy núi cao dăng dài mấy trăm dặm nằm ngang đến bờ biển đã nhận ra rằng “chỗ này là đất yết hầu của miền Thuận Quảng”. Rồi ông bắt tay ngay vào việc “liền vợt qua núi xem xét hình thế, dựng trấn dinh ở xã Cần Húc (thuộc huyện Duy Xuyên), xây kho tàng, chứa lơng thực, sai hoàng tử thứ sáu trấn giữ” [73; 42]. Khi đó đất cực Nam của Đại Việt là huyện Tuy Viễn, phủ Hoài Nhân (thuộc Bình Định). Đèo Cù Mông là ranh giới phân chia đất đai giữa ngời Việt và ngời Chiêm.

Đại Nam liệt truyện tiền biên ghi lại “Khoảng năm Mậu Dần (1578), ng- ời Chiêm Thành đến lấn cớp” [74; 89]. Lơng Văn Chính, (trớc làm quan nhà Lê, đã theo Nguyễn Hoàng vào Thuận Hóa), tiến quân đến sông Đà Diễn, đánh lấy đợc Hồ Thành (thuộc xã An Nghiệp, huyện Tuy Hòa). Nhờ có quân công đó, Văn Chính đợc thăng đặc tiến phụ quốc thợng tớng quân, tớc Phù nghĩa hầu, lại thăng làm quan trấn An Biên huyện Tuy Viễn. Khi đợc lãnh quản chức này,

Văn Chính chiêu tập dân Xiêm khai khẩn đất hoang ở Cầu Mông, Bà Đài (tức Xuân Đài ngày nay), cho dân di c đến đấy. Lại mộ dân khai hoang ở trên dới triền sông Đà Diễn chia lập thôn ấp, ngày dần đông đúc” [74; 89]. Mặc dù đất đai cha đợc mở rộng thêm, nhng Văn Chính đã có công mộ dân khai hoang những vùng đất mới, thành lập xóm làng.

Trớc khi qua đời (1613), lời Nguyễn Hoàng căn dặn Nguyễn Phúc Nguyên có thể coi có hai việc cốt yếu: nếu chống lại đợc với họ Trịnh và Bắc tiến đợc là tốt nhất; bằng không thì giữ vững vùng đất Thuận Quảng và mở mang bờ cõi về phơng Nam. Bởi thế, có nhà nghiên cứu cho rằng di chúc của Nguyễn Hoàng “nh là một tờ khai sinh cuộc Nam tiến” [83; 12] của các chúa Nguyễn. Thực ra, từ năm 1611, Nguyễn Hoàng đã sai chủ sự là Văn Phong (không rõ họ) đem quân vào đánh Chiêm Thành, lấy đất bên kia đèo Cù Mông đến núi Thạch Bi, đặt làm phủ Phú Yên, gồm hai huyện Đồng Xuân và Tuy Hòa, lại cho Văn Phong làm Lu thủ. Đó là bớc Nam tiến đầu tiên của các chúa Nguyễn. Về nguyên nhân của cuộc hành binh này, Đại Nam thực lục tiền biên chép: “Bấy giờ Chiêm Thành xâm lấn biên giới” [73; 43]. Song, có nhà nghiên cứu cho rằng, đó chỉ là một cách nói của sử thần triều Nguyễn, chứ Chiêm Thành lúc đó suy yếu, bé nhỏ, lẽ nào dám xâm lấn biên giới của chúa Nguyễn, có lẽ do những Chiêm cớp bóc, chúa Nguyễn vốn nuôi sẵn ý chí bành trớng, nên lấy cớ để dùng binh [47; 296].

Có một điểm cần chú ý rằng, sử liệu cho thấy vào năm 1597, tổng trấn Thuận Quảng Nguyễn Hoàng đã có công văn lệnh cho Lơng Văn Chánh, tri huyện Tuy Viễn, trấn An Biên đem dân vào khai khẩn vùng đất Phú Yên. Trong đó có đoạn: “Liệu suất Bà Thê xã trục hạng nhân số tính khách hộ các phơng tòng hành ứng vụ. Nhng suất thủ khách hộ nhân dân tự Cù Mông, Bà Đài, Bà Diễn, Đà Niễu đẳng xứ, thợng chí nguồn di, hạ chí hải khẩu, kết lập gia c địa phận, khai canh hoang nhàn điền thổ để thu nạp thuế nh lệ” (Hãy liệu đem số dân xã Bà Thê đã trục vào hạng dân và các thôn phờng khách hộ theo hầu công

việc. Lấy riêng số dân khách hộ các xứ Cù Mông, Bà Đài, Bà Diễn, Đà Niễu, trên từ nguồn mọi đến dới cửa biển, kết hợp gia c địa phận, khai khẩn ruộng đất hoang cho tới khi thành thục sẽ nạp thuế nh lệ thờng) [99; 71].

Nhiều đánh giá cho rằng: công văn thực chất nh một sự công nhận thực tế “lu dân đi trớc, nhà nớc theo sau”- một quy luật trong quá trình Nam tiến của ngời Việt. Phải thấy rằng, “lu dân đi trớc”, song đó không chỉ là lu dân tự phát đi tìm cuộc sống mới, đó là lu dân đi theo chủ trơng của nhà nớc, đợc sự bảo vệ và hỗ trợ của nhà nớc. Vì vậy, chính trong cả quá trình “lu dân đi trớc” đó cũng mang dấu ấn của những chúa Nguyễn trong quá trình mở đất, xác lập chủ quyền ở những vùng đất mới.

Với thắng lợi năm Tân Hợi (1611), chúa Nguyễn đã lấy đợc một vùng đất giáp Quảng Nam từ bên kia đèo Cù Mông đến núi Thạch Bi, việc này “đồng nghĩa với việc chúa Nguyễn xác lập chủ quyền của mình trên vùng đất mà từ lâu đã có nhiều ngời Việt bỏ bao công sức khai phá hàng vài thập kỉ và cũng là để chấm dứt sự tranh chấp trên một vùng đất đệm giữa hai bên” [101; 138].

Nhng đến năm 1629, lu thủ Văn Phong giữ chức đã lâu, bèn dùng quân Chiêm Thành để làm phản. Chúa Nguyễn cử phó tớng Nguyễn Phúc Vinh, vốn là con trởng Mạc Cảnh Huống, đợc ban quốc tính, đi đánh dẹp yên và lập dinh Trấn Biên, đi sâu hơn nữa tới chân núi Thạch Bi, đồng thời bảo vệ di dân ngời Việt đang sinh sống tại đây.

Trong những năm chiến tranh với họ Trịnh, có những sự kiện đã đa tới những cuộc thiên c khá lớn trong hành trình Nam tiến của các chúa Nguyễn. Ví nh vào năm Mậu Tý (1648), quân Nguyễn do Dũng lễ hầu (sau là chúa Hiền) tiết chế, trong trận đánh ở Quảng Bình đã bắt sống đợc nhiều tớng Trịnh và 3 vạn quân. Chúa Nguyễn Phúc Lan đã cùng các tớng bàn cách xử trí những tàn quân bị bắt. Có ngời cho rằng quân giặc tráo trở, để đó sợ sinh biến nên đa họ đi ở chốn núi sâu hay nơi hải đảo để khỏi lo về sau, có ngời cho rằng nên giết tớng hiệu đi, còn lại thì thả về miền Bắc. Nhng chúa Thợng đã có suy nghĩ sáng suốt

rằng: “Hiện nay từ miền Thăng (tức phủ Thăng Bình) Điện (tức phủ Điện Bàn) trở vào Nam đều là đất cũ của ngời Chàm, dân c tha thớt, nếu đem chúng an tháp vào đấy, cấp cho canh ngu điền khí chia ra từng bộ từng xóm, tính nhân khẩu cấp cho lơng ăn để chúng khai khẩn ruộng hoang, thời trong khoảng mấy năm, thuế má thu đợc có thể đủ giúp quốc dụng, và sau hai mơi năm, sinh sản ngày nhiều, thêm vào quân số, có gì mà lo về sau” [73; 78]. Bởi vậy nên bèn tha cho các tớng Trịnh hơn 60 ngời về Bắc, rồi chia số binh ra cho ở các nơi, cứ 50 ngời làm một ấp, đều cho cấp lơng ăn nửa năm, lại ra lệnh cho nhà giàu bỏ thóc cho họ vay và cho họ đợc tìm lấy những lợi núi đầm mà sinh sống. Từ đó vùng đất Thăng, Điện đến Phú Yên làng mạc liền nhau, dần trở nên đông đúc. Chính cuộc thiên c này đã có ý nghĩa to lớn trong việc khai phá vùng đất Nam Trung bộ. Quan trọng hơn, ngời Việt càng ngày đã in dấu chân của mình mạnh mẽ hơn trên những vùng đất mới.

Năm 1653, đời chúa Thái tông Nguyễn Phúc Tần, họ Nguyễn bớc thêm một bớc nữa trên con đờng tiến vào Nam trung bộ. Vua Chiêm là Bà Tấm xâm lấn đất Phú Yên. Chúa Nguyễn sai cai cơ Hùng Lộc (không rõ họ) làm thống binh, xá sai Minh Vũ (không rõ họ) làm tham mu, lãnh 3000 quân đi đánh. Quân đến Phú Yên, các tớng tá đều muốn dừng lại để dụ địch. Hùng Lộc nói: “Ra quân lúc không ngờ, đánh giặc lúc không phòng bị, là mu hay của nhà binh. Nay quân ta từ nơi xa đến, lợi ở sự nhanh chóng cần gì phải dụ”, bèn tiến quân vợt đèo Hổ Dơng núi Thạch Bi, đánh thẳng vào thành, nhân đêm phóng lửa đánh gấp, phá đợc thành. Bà Tấm trốn chạy. Quân của Hùng Lộc lấy đợc đến sông Phan Rang. Bà Tấm sai con là Xác Bà Ân mang th sang hàng. Chúa Nguyễn Phúc Tần y cho và lấy sông Phan Rang làm giới hạn. Từ phía Đông sông đến địa đầu Phú Yên chia làm hai phủ là Thái Khang (tức sau là Ninh Hòa) và Diên Ninh (tức Diên Khánh). Phủ Thái Khang có hai huyện: Quảng Phúc và Tân An, phủ Diên Ninh có 3 huyện: Phúc Điền, Vĩnh Xơng và Hoa Châu. Phía Tây sông vẫn thuộc về Chiêm Thành, bắt giữ lệ chức cống [73; 83].

Thời chúa Hiển tông Nguyễn Phúc Chu, năm Nhâm Thân (1692), Đại Nam thực lục tiền biên ghi lại: “vua Chiêm là Bà Tranh làm phản, hợp quân đắp lũy, cớp giết c dân ở phủ Diên Ninh ” [73; 147]. Chúa Nguyễn Phớc Chu đã sai cai cơ Nguyễn Hữu Kính (con Nguyễn Hữu Dật) làm thống binh, lấy văn chức Nguyễn Đình Quang làm tham mu, thống lĩnh quân Chính dinh, cùng quân Quảng Nam và Bình Khang đi đánh. Sang năm sau (1693), mùa xuân, tháng giêng, quân của Nguyễn Hữu Kính đánh bại Chiêm Thành, Bà Tranh bỏ chạy. Tháng 3, Nguyễn Hữu Kính bắt đợc Bà Tranh và bầy tôi là Kế Bà Tử và Nàng Mi Bà Ân đem về, “chúa sai đổi nớc ấy làm trấn Thuận Thành” [73; 147].

Sự kiện năm 1693 đã đánh một mốc dấu quan trọng. Chiêm Thành không còn tồn tại với t cách một quốc gia mà trở thành một phần của lãnh thổ Đàng Trong. Trong quá trình đấu tranh để xác lập chủ quyền trên vùng Nam trung bộ, các chúa Nguyễn cuối cùng đã khẳng định đợc vị thế của mình.

Trên vùng đất Thuận Thành, chúa Nguyễn đã cho quan lại ngời Việt vào trấn giữ. Cai đội Nguyễn Hữu Thắng giữ Phố Hài. Cai cơ Nguyễn Tân Lễ giữ Phan Rí, cai đội Chu Khâm Thắng giữ Phan Rang. Tháng 8 năm đó, chúa Nguyễn Phớc Chu cho đổi trấn Thuận Thành làm phủ Bình Thuận. Để vỗ về ng- ời Chiêm, chúa Nguyễn lấy Kế Bà Tử làm khám lý, ba ngời con Bà Ân làm đề đốc, đề lãnh và cai phủ, nhng bắt mặc quần áo theo ngời Việt.

Thế nhng ngời Chiêm vẫn nổi dậy chống đối. Tiêu biểu là cuộc nổi lên của một viên quan ngời Chiêm là Hữu Trà Viên ốc Nha Thát cùng liên kết với một ngời Thanh là A Ban. Trớc đây A Ban đến ở Thuận Thành, vốn cùng ốc Nha Thát đi lại rất thân. Khi Bà Tranh bị bắt, hai ngời đều chạy về đất Đại Đồng. A Ban đổi tên là Ngô Lãng, tự xng mình có phép hô phong hoán vũ, g- ơm đao không thể làm bị thơng. Ngời Thuận Thành là Chế Vinh kêu gọi dân Man đi theo, đem đồ đảng đến cớp Phố Hài. Cai đội Nguyễn Trí Thắng đem quân đi đánh. A Ban giả vờ thua, Trí Thắng đuổi theo, bị phục binh giết chết.

Cai đội dinh Bà Rịa là Dực và th kí Mai (không rõ họ) đem quân đến cứu viện, đều bị giết. Quân của A Ban bèn vào Phan Rí. Lo sợ trớc sức mạnh của cai cơ Nguyễn Tân Lễ, A Ban sai ngời con gái ngời dân Thuận Thành bỏ thuốc độc vào quả chuối, dâng cho Tân Lễ làm Tân Lễ bị câm. A Ban lại bỏ nhiều tiền bạc ngầm liên kết với quân của Tân Lễ làm nội ứng. Khi tiến đánh, Tân Lễ bị bọn phản binh đâm chết, dinh trại và của cải cũng bị đốt và cớp gần hết. A Ban lại kéo quân đến Phan Rang. Cai đội Chu Kiêm Thắng vì quân ít nên không ra, đóng cửa thành tự thủ. Quân Chiêm khôi phục đợc thành Bình Thuận. Nhng lúc ấy, gặp lúc Kế Bà Tử đến, Chu Kiêm Thắng bắt trói để ở ngoài cửa thành làm con tin. ốc Nha Thát sợ Kế Bà Tử bị giết, đề nghị A Ban giải vây cho Phan Rang, Kiêm Thắng thả Kế Bà Tử.

Sang năm sau, 1694, A Ban lại vây Phan Rang, cai đội Chu Kiêm Thắng báo tin gấp về dinh Bình Khang. Trấn thủ Nguyễn Hữu Oai và lu thủ Nhuận (không rõ họ) tiến binh theo đờng thợng đạo để cứu viện. A Ban lui về Bào Lạc. Đến tháng 2 thì tiến giữ lũy Ô Liêm. Lu thủ Nhuận cùng cai cơ Tống Tiêm và Nguyễn Thành chia quân đánh giáp. A Ban chạy về Phố Châm. Quân Nguyễn đuổi theo. A Ban chạy về Thợng Dã (giáp Chân Lạp). Chúa sai cai cơ Nguyễn Hữu Kính và văn chức Trinh Tờng tùy nghi xử lý. Cuối cùng quân Nguyễn đợc tăng viện, Cai cơ Nguyễn Thắng Hổ đem quân tiến đánh mới dẹp yên đợc [73; 148-150].

Cuộc nổi dậy của ốc Nha Thát dầu sao cũng làm cho quân chúa Nguyễn phải hao tổn khá nhiều tâm sức. Cũng từ cuộc nổi dậy đó mà các chúa Nguyễn thấy rằng, cha thể đặt ngay ngời Chiêm Thành dới sự cai trị của ngời Việt. Muốn nhân dân Chiêm Thành sống hòa chung với phong tục, lối sống ngời Việt thì quá trình đó phải tiếp diễn lâu dài trong sự cộng c, hòa hợp. Cùng với lời tâu của Khám lý Kế Bà Tử rằng “Từ khi vị hiệu đời trớc cải cách đến giờ thì xảy ra nạn đói kém luôn, nhân dân chết về tật dịch rất nhiều” nên “Chúa thơng tình, bèn cho trở lại gọi là Thuận Thành trấn, vẫn cho Kế Bà Tử làm tả đô

đốc để thống trị” [73; 150]. Đến tháng 11 lại phong Kế Bà Tử làm phiên vơng trấn Thuận Thành, cho vỗ về chiêu tập quân dân, hàng năm nộp cống. Không những vậy, chúa Nguyễn còn trả hết những ấn, gơm, yên ngựa và thả về những ngời Chiêm trớc đây bị bắt. Biện pháp đó của các chúa Nguyễn thực chất chỉ nhằm xoa dịu sự phản kháng của ngời Chiêm. Thực tế là chỉ ba năm sau, năm 1697, khi đã ổn định, chúa Nguyễn đặt phủ Bình Thuận, lấy đất từ Phan Rang, Phan Rí trở về phía Tây chia làm hai huyện An Phúc và Hòa Đa cho lệ thuộc vào. Năm 1712, theo lời yêu cầu của Phiên vơng Kế Bá Tử, chúa Hiển Tông sai định điển lệ về cai quản ngời Chiêm và ngời Việt đang sống lẫn lộn trên đất Thuận Thành gồm 5 điều, trong đó có các điều nh: Phàm ngời Việt kiện nhau hoặc kiện với dân Thuận Thành thì do Phiên vơng, Cai bộ và Kí lục (ngời Việt) xử đoán, dân Thuận Thành kiện nhau thì một mình Phiên vơng xử đoán...

Cho đến năm 1693, có thể nói công cuộc Nam tiến của các chúa Nguyễn đã tiến hết đất Chiêm Thành. Chức Phiên vơng trên một mảnh đất nhỏ chúa Nguyễn cho ngời Chiêm thực chất cũng đợc kiểm soát. Từ đây, ngời Chiêm, ng- ời Việt đều trở thành bộ phận c dân Đàng Trong. Trong các giai đoạn sau, không phải là không còn những cuộc nổi dậy của những ngời Chiêm chống đối. Nhng nhìn chung, các chúa Nguyễn đã đặt đợc uy quyền của mình khá vững chắc trên mảnh đất này. Chủ quyền Đại Việt đã đợc xác lập trên vùng Nam trung bộ.

Một phần của tài liệu Chúa nguyễn với công cuộc mở đất và phát triển kinh tế xã hội đàng trong (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w