Nhìn nhận về công cuộc Nam tiến của các chúa Nguyễn

Một phần của tài liệu Chúa nguyễn với công cuộc mở đất và phát triển kinh tế xã hội đàng trong (Trang 74 - 80)

6. Bố cục của luận văn

2.3. Nhìn nhận về công cuộc Nam tiến của các chúa Nguyễn

Cuốn “Việt sử tân biên” cho rằng: “họ Nguyễn và các tiền triều tuy cùng đứng trớc một công cuộc, cùng thi hành một việc, nhng động lực thúc đẩy sự việc có khác nhau? Các đời Tiền Lê, Trần, Hậu Lê thi hành chính sách Nam tiến để giải quyết nạn nhân mãn ở đồng bằng Bắc Việt, mở thêm nguồn sống cho dân tộc, để tổ quốc trở nên phú cờng. Với họ Nguyễn thì việc di dân, mở đất là để xây dựng, củng cố một địa vị cho các nhân cho dòng họ để ít nhất

sau này nếu không chống đối đợc với họ Trịnh thì cũng Nghênh ngang một

cõi biên thùy”” [82; 294-295].

Không thể phủ nhận rằng họ Nguyễn có ý muốn đoạt lại vị trí của chúa Trịnh bên cạnh vua Lê, nếu không thì ít ra cũng xây dựng nghiệp bá lừng lẫy một phơng. Không thể phủ nhận rằng: “cuộc nội tranh giữa hai họ chúa Nguyễn, Trịnh hay là cuộc tình cờ của lịch sử lại thúc đẩy mạnh hơn bao giờ hết ngọn trào Nam tiến” [82; 292]. Thế nhng cũng không thể vì thế mà chúng ta xem đó nh là động lực duy nhất cho công cuộc Nam tiến của các chúa Nguyễn. Càng không thể vì thế mà nhìn nhận không thỏa đáng về vai trò của nó. Tính từ cuộc hành binh đầu tiên của vua Lê Đại Hành đền thời nhà Hậu Lê, khoảng năm thế kỉ rỡi, lãnh thổ Đại Việt mở rộng đến đèo Cù Mông, phủ Quy Nhơn (Bình Định). Thế mà chỉ trong hơn hai thế kỉ, vừa phải gây dựng cơ đồ trên vùng đất mới, vừa phải chống lại họ Trịnh ở phơng Bắc, họ Nguyễn vẫn xác lập, củng cố chủ quyền xuống hết phơng Nam, trên toàn Nam trung bộ và Nam bộ. “Cõi biên thùy” mà họ Nguyễn đã xây dựng, mở rộng, đó lại là những vùng đất màu mỡ đa lại rất nhiều lợi ích cho dân tộc.

So sánh nh thế cũng cho chúng ta thấy rằng công cuộc Nam tiến dới thời các chúa Nguyễn đã trở thành một dòng chảy mạnh mẽ dờng nào. Phan Khoang viết rằng: “nớc ta thoát khỏi Bắc thuộc, vào thế kỉ thứ X thì Chiêm Thành là một nớc mạnh, đối trỉ với nớc ta. Ngời Chiêm là giống ngời hiếu chiến, lại thiện chiến nữa, có lẽ thiện chiến hơn ngời Việt nữa, thế mà rồi sẽ bị bắt buộc bỏ hết đất đai cho ta. ấy là vì ngời Việt không hiếu chiến nh họ, mà khôn khéo, nhẫn nại hơn, và ngoài chiến tranh, còn biết dùng nhiều thủ đoạn khác nữa để xâm lấn đất địch” [47; 97]. Cũng nh mức độ của công cuộc Nam tiến, các hình thức mà họ Nguyễn sử dụng để mở rộng lãnh thổ vừa có sự kế thừa, vừa có những tính chất mới trong những bối cảnh lịch sử đã có nhiều thay đổi.

Tất nhiên, những cuộc chiến để rồi đa tới việc dâng đất, nạp cống, xng thần là những hình thức đã có ngay từ ban đầu và cũng vẫn đợc các triều đại

phong kiến các nớc sử dụng để bắt nớc yếu hơn phải qui phục mình. Thời trớc và đến các chúa Nguyễn cũng nh thế. Mặc dù vậy, dùng vũ lực không phải là biện pháp duy nhất. Vua Lý Nhân Tông đã sử dụng con ngời để xâm nhập vào vùng đất mới. Cách đó tuy chậm nhng lại đa tới sự chinh phục đất đai một cách chắc chắn. Cuộc di dân năm ất Mão (1075) chính là nằm trong suy tính ấy. Đến các chúa Nguyễn, biện pháp này đợc sử dụng triệt để hơn và cũng đa lại những hiệu quả cao hơn.

Nếu so sánh với vùng đất Thủy Chân Lạp sau này thì công cuộc chinh phục Chiêm Thành của các chúa Nguyễn cũng nh của các triều đại trớc diễn ra khó khăn hơn rất nhiều. Suốt mấy thế kỉ, dù có những vùng đất của ngời Chiêm đã thuộc về Đại Việt, nhng ngời Chiêm vẫn luôn nổi lên chống phá để giành lại. Các vùng đất do các chúa Nguyễn có đợc cũng xuất phát từ các cuộc xuất chinh quân sự.

Song, nh tác giả Huỳnh Công Bá đã chỉ ra rằng, vấn đề Nam tiến từ trớc đến nay mới chỉ nói đến môt phần là các diễn biến chính trị - quân sự, tức là quan hệ giữa các Nhà nớc, mà còn quan hệ từ phía nhân dân, do đó không chỉ có quan hệ chiến tranh (đợc hiểu là chung sống hay tự vệ) mà còn có quan hệ chung sống, chung sức khai phá đất đai giữa ngời Việt và ngời Chàm. Có nghĩa là chúng ta nên lu ý tới một phơng diện khác, Nam tiến từ phía nhân dân của hai dân tộc Việt - Chàm [6; 83]. Theo đó, cuộc chiêu mộ dân của Lơng Văn Chính và việc ngay từ khi lập ra phủ Phú Yên, Nguyễn Hoàng đã cho quân phòng giữ, tổ chức dinh điền và đa dân các tỉnh từ Quảng Nam đến Bình Định vào định c cũng chính là nằm trong dòng chảy Nam tiến, đã góp phần đẩy mạnh cuộc Nam tiến từ phía nhân dân. Sự kiện năm 1648, chúa Nguyễn cho khoảng 3 vạn tù binh bắt đợc trong cuộc chiến tranh với họ Trịnh vào vùng đất cũ của ngời Chăm lập làm làng ấp đã khiến cho vùng đất mới trở nên đông đúc. Những cuộc di dân dần về phía Nam chính là sự khẳng định chắc chắn về những mảnh đất mà Đàng Trong đã xác lập đợc chủ quyền của mình và ngời Chăm trở thành một bộ phận c dân của Đại Việt.

Điểm đáng chú ý là ở chỗ, đến khi xác lập và bảo vệ chủ quyền trên vùng đất Thủy Chân Lạp, họ Nguyễn đã sử dụng phơng cách này một cách linh hoạt, đa lại sự mở rộng ảnh hởng của chúa Nguyễn mà không cần đến những cuộc hành binh hao ngời tốn của. Sau khi đợc sự bảo trợ của bà hoàng Ngọc Vạn, thêm nhiều ngời Việt đã đến sinh cơ lập nghiệp trên vùng đất mới. Những hoạt động nhiều mặt của c dân ngời Việt nh khai thác đất đai, lập xởng thợ, buôn bán, lập làng, tham gia giữ chức trong chính quyền Chân Lạp đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúa Nguyễn từng bớc hợp thức hóa việc kiểm soát cũng nh việc mở rộng uy quyền một cách êm thấm trên vùng đất đã có mặt của ngời Việt từ lâu. Khi công cuộc góp công khai thác đất đai đã tơng đối ổn định, chúa Nguyễn mới bắt đầu chính thức hợp pháp hóa về mặt nhà nớc. Việc chúa Nguyễn lập đợc sở thu thế ở Prey Kôr rồi tiến tới lập phủ Gia Định cũng chính là một trong những minh chứng nh thế.

Còn nhớ thời nhà Trần, cuộc gả bán công chúa Huyền Trân cho vua Chiêm đã bị các nhà Nho phản đối và cho là không đợc tốt đẹp gì. Thế nhng chính cuộc hôn nhân chính trị đó đã “đem má phấn đổi lấy trờng thành”, vì với đất Ô, Lý làm bàn đạp, ngời Việt dễ dàng vợt biển vợt núi Hải Vân để tiến xa hơn vào phía Nam [47; 99]. Chính sách này cũng đã đợc chúa Nguyễn dùng đến. Mặc dù sử ta không ghi nhng sử liệu Cao Miên thì cho thấy điều đó. Cuộc hôn nhân của công chúa Ngọc Vạn với vua Chey Chettha II đã là đầu mối, tạo cơ hội cho chúa Nguyễn gây ảnh hởng sâu và đất Chân Lạp. Bà hoàng hậu ngời Việt đợc mô tả là có ảnh hởng to lớn về sau đối với vua Chey Chettha II. Chúng ta thấy qua các thời kì, khi chúa Nguyễn từng bớc gây ảnh hởng của mình trên đất Chân Lạp, vai trò của bà đợc ghi dấu khá đậm nét.

Cũng trên vùng Thủy Chân Lạp, việc chính thức sáp nhập đất đai, đặt chính quyền thờng xảy ra khi ngời Việt đã đến đông rồi và quan trọng là: “ngời Việt làm ăn cần cù, siêng năng, vả lại văn hóa khác nhau, phong tục khác nhau, nên thờng thờng hễ ngời Việt đến ở đâu đông thì ngời Chân Lạp bỏ đi nơi khác. Cũng có nơi dân Miên, Việt ở lẫn lộn nhau” [47; 353]. Điều đó cho thấy rằng, sự khai phá, xác lập chủ quyền lãnh thổ trên vùng đất Thủy Chân Lạp

diễn ra khá hòa bình. Điều này cũng xuất phát từ chỗ vùng đất Thủy Chân Lạp bấy giờ đang còn rộng rãi, hoang vu và triều đình Chân Lạp cũng cha đủ sức để khai phá.

Thêm vào đó, các chúa Nguyễn còn biết tận dụng lực lợng các tập đoàn ngời Hoa trong công cuộc khai phá đất miền Nam, do đó, chúa Nguyễn có đất mà không phải hao tổn binh lực. Hai tập đoàn di dân ngời Hoa của Dơng Ngạn Địch và Mạc Cửu ngày càng phát triển đến đâu thì ảnh hởng của chính quyền chúa Nguyễn trên đất Thủy Chân Lạp đến đó. Có đợc nh thế cũng là do các chúa Nguyễn đã có chính sách hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho những di dân ngời Hoa sinh sống, buôn bán, mở rộng đất đai.

Cũng phải thấy một điều rằng, sự nghiệp của các chúa Nguyễn trên vùng đất Thủy Chân Lạp có thể diễn ra tơng đối yên bình bên cạnh nguyên nhân xuất phát từ chính sách cũng nh thực lực của chúa Nguyễn bấy giờ đã mạnh mẽ, còn do nớc Chân Lạp ở thời điểm đó đã tự làm suy yếu chính mình bằng những cuộc tranh đoạt ngôi vị. Sự cầu cứu các chúa Nguyễn để giành đợc vơng vị đã giúp các chúa Nguyễn mở rộng phạm vi ảnh hởng của mình, đồng thời khiến Chân Lạp phải nạp cống xng thần cũng nh cắt đất tạ ơn. Và bằng những con đờng trên, chúa Nguyễn có đợc toàn bộ đất Thủy Chân Lạp.

Nh vậy, quá trình khai phá và xác lập chủ quyền ở vùng đất Nam bộ là một quá trình đấu tranh giữa các nớc trong khu vực. Đó là một quá trình vừa kiềm chế lẫn nhau vừa tìm cách xâm chiếm, mở rộng đất đai, lãnh thổ để xác lập một trật tự theo quy luật lịch sử. Các chúa Nguyễn đã khôn khéo sử dụng nhiều đối sách với các nớc trong khu vực, mà trong đó lợi dụng mâu thuẫn, xử lí đúng đắn, linh hoạt mối quan hệ tay ba: Việt - Chân Lạp - Xiêm. Nhờ vậy, các chúa Nguyễn đã thành công sự nghiệp Nam tiến trong những bối cảnh khu vực cụ thể.

Nhìn lại công cuộc Nam tiến của các chúa Nguyễn, có thể nhận thấy rằng Nam tiến không phải là chỉ là mở rộng đất đai, vấn đề ở chỗ còn phải khai thác, giữ yên mảnh đất đó và phát triển trù phú hơn, nghĩa là phải xác lập và thực thi chủ quyền thực tế trên các vùng đất đó. Vì vậy, ví nh với vấn đề Nam bộ, không

thể quan niệm đơn giản rằng chủ quyền của ngời Việt trên vùng đất Nam bộ là từ sự chiếm cứ của Chân Lạp. Chứng cớ lịch sử cho thấy quốc gia đầu tiên trên mảnh đất này là Phù Nam mà c dân chủ yếu là ngời Tiền - Mã Lai, đến đầu thế kỉ thứ VIII mới bị Chân Lạp tấn công tiêu diệt. Tuy nhiên Chân Lạp đã không có điều kiện để quản lí và khai thác vùng đất này, thậm chí đây chỉ là vùng trú chân hoặc là điều kiện trao đổi cho những cuộc tranh đoạt vơng vị của nội bộ Chân Lạp. Sự sầm uất, trù phú của Nam bộ là công lao khai phá của các nhóm c dân chủ yếu là ngời Việt, ngời Hoa, ngời Khmer. Chúa Nguyễn là ngời bảo hộ cho quá trình khai phá và việc khẳng định chủ quyền lãnh thổ là một hệ quả tự nhiên. Trong hơn hai thế kỉ các chúa Nguyễn đã đem lại cho Tổ quốc một dải đất dài xuống tận mũi Cà Mau, khẳng định chủ quyền của mình trên các vùng quần đảo biển Đông. Và nếu nh cái cần quan tâm hơn hết là những con ngời cùng với những giá trị văn hóa - cái cần để lại khi mọi thể chế “nhân vi” rồi sẽ qua đi [6; 85], thì cũng chính giai đoạn này đã đem lại những giá trị văn hóa mới cho các dân tộc sống trên dải đất Việt. Lê Quý Đôn đã khái quát rằng đây là thời kì mở lối xây nền cho mạch văn hóa dằng dặc một phơng không dứt của những tổ tiên ngời Việt và ngời Chàm trên mảnh đất này, cũng nh sự hòa hợp văn hóa giữa ngời Việt, ngời Khmer cùng nhiều dân tộc thiểu số khác.

Nh vậy, nam tiến dới thời các chúa Nguyễn vừa là sự nghiệp của triều đình, vừa là sự nghiệp của nhân dân. Điều đáng nói là, trong sự nghiệp của nhân dân, đó không chỉ là hiện tợng tự phát của những ngời do đói kém mà phiêu dạt kiếm tìm một mảnh đất mới để sinh sống mà còn có sự khuyến khích, bảo trợ của các chúa Nguyễn. Bởi vậy mà chỉ trong hơn hai thế kỉ làm chúa, họ Nguyễn đã gây dựng một cơ đồ vững chắc trên đất dải đất Đàng Trong. Từ vùng Thuận Quảng, chủ quyền Đại Việt đã kéo dài xuống hết đất phía Nam.

Bên cạnh đó việc từng bớc thiết lập chính quyền trên những vùng đất mới, các chúa Nguyễn đã dần xây dựng Đàng Trong trở thành một nền kinh tế với nhiều nét khác biệt so với Đàng Ngoài và có những đặc điểm cha từng có trong lịch sử dân tộc. Sự phồn thịnh của mảnh đất Đàng Trong trở thành niềm mơ ớc cho sự thay đổi cuộc sống của những c dân xiêu tán vì đói nghèo. Đây

cũng chính là phơng cách giữ đất đai vững vàng thuộc về Đại Việt, phát triển cơ nghiệp của họ Nguyễn trên vùng đất Đàng Trong.

Chơng 3.

Vai trò của chúa nguyễn trong việc phát triển kinh tế - xã hội Đàng Trong

Một phần của tài liệu Chúa nguyễn với công cuộc mở đất và phát triển kinh tế xã hội đàng trong (Trang 74 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w