0
Tải bản đầy đủ (.doc) (145 trang)

Những chính sách trong nông nghiệp

Một phần của tài liệu CHÚA NGUYỄN VỚI CÔNG CUỘC MỞ ĐẤT VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI ĐÀNG TRONG (Trang 80 -87 )

6. Bố cục của luận văn

3.1.1. Những chính sách trong nông nghiệp

Khi Nguyễn Hoàng vào làm trấn thủ Thuận Hóa, xứ Thuận Hóa, Quảng Nam là vùng đất biên viễn xa trung ơng. Mặc dù đất đai ở đây đợc tác giả Ô châu cận lục ca ngợi cảnh trù phú trong hàng trăm trang sách, thế nhng những ngăn cách về địa lý, đất Đàng Trong trớc khi Nguyễn Hoàng trấn thủ vẫn cha phải là đối tợng đợc tập trung khai thác của nhà Lê. Phú thuế đất Ô châu chỉ toàn là những loại lâm thổ sản và các sản vật tự nhiên. Ngay cả Nam kì, vào nửa đầu thế kỉ XVII đợc Alexan de Rhodes miêu tả: “Quạnh hu thay hoang mạc xứ Nam kì” Những vùng đất mới ẩn dấu nhiều tiềm năng để các chúa Nguyễn… khai thác và phát triển. Các chính sách về nông nghiệp của các chúa Nguyễn cũng dựa trên đặc điểm đó của Đàng Trong.

Xét về thuế, khi mới vào cai quản hai xứ Thuận - Quảng, Nguyễn Hoàng cha định ngạch thuế cho ruộng đất nông nghiệp. Đại Nam thực lục tiền biên chép: “bấy giờ thuế ruộng hai xứ Thuận Quảng cha có định ngạch, mỗi năm gặt xong, sai ngời chiếu theo số ruộng đất hiện cấy mà thu thuế thôi” [73; 37]. Đó là lí do vua Lê đã sai Hiến sát sứ Nguyễn Tạo vào năm 1586 vào khám xét ruộng Đàng Trong để thu thuế. Thế nhng “khi Tạo đến, chúa lấy lòng thành tiếp đãi. Tạo rất cảm phục, rồi không đi khám đạc nữa, cho các phủ huyện tự

làm sổ, sổ làm xong rồi đem về” [47; 37]. Mãi tới năm 1618, do “bấy giờ bọn hơng lý hào hữu xâm chiếm mất nhiều ruộng công để làm lợi riêng” nên chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã “sai quan đo ruộng hiện có để thu thuế, dân mới hết tranh nhau, mọi ngời đều yên nghiệp” [47; 48]. Sự tranh kiện về ruộng đất cũng chứng tỏ rằng đến thời điểm đó, tình hình ruộng đất đã trở nên phức tạp và cũng cho thấy bớc phát triển trong nông nghiệp Đàng Trong.

Năm 1669, đời chúa Nguyễn Phúc Tần, ký lục Võ Thừa Phỉ dâng lời nói rằng: “binh và tài là chính sách lớn của nhà nớc. Kho tàng đầy thì của dùng đủ, của dùng thì binh giáp mạnh. Nay dân gian nhiều ngời chiếm canh ruộng lậu mà không chịu nộp thuế. Xin sai quan bao đạc những ruộng đất thực canh làm ruộng công để thu thuế má cung cho quốc dụng” [47;112]. Chúa Nguyễn Phúc Tần đã nghe theo và sai Hồ Quang Đại chia nhau đo đạc những ruộng đất thực cày cấy của các xã dân các huyện, định làm ba bậc để thu thuế theo thứ bậc. Ruộng công thì chia cho dân cày cấy và nộp tô. Chúa Nguyễn còn đặt ty Nông lại để coi việc thu thuế.

Về phép tô ở hai xứ Thuận Quảng thì ruộng công và ruộng t đều đánh thuế nh nhau và đợc chia thành ba hạng, cụ thể:

Bảng 3.1: Phép tô ở hai xứ Thuận Quảng (1669 - 1774)

Loại ruộng Mức tô (tính theo thăng)

Loại 1 40

Loại 2 30

Loại 3 20

(Nguồn:Lê Quý Đôn (2007), Phủ biên tạp lục, bản dịch của Viện sử học, NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội, trang 63).

Ngoài ra: “lệ thu gạo đầu mẫu và tiền phụ ở Thuận Hóa: Hễ là ruộng hạng nhất, mỗi mẫu phải nộp thóc 40 thng thì thu gạo 8 cáp (mỗi cáp bằng 1/10 thng), hạng nhì mỗi mẫu nộp thóc 30 thng thì thu gạo 6 cáp, hạng ba mỗi mẫu nộp thóc 20 thng thì thu gạo 4 cáp. Nếu thóc tô là 50 thng thì thu gạo 1 thng, tiền phụ 3 đồng, thóc tô 1000 thng thì thu gạo 20 thng, tiền phụ 60

đồng” [34; 163]. Nếu xét riêng về mức tô ruộng thì đây là một mức nhẹ đối với ruộng công. Song đối với ruộng t thì đây lại là mức tơng đối cao. Bảng so sánh thuế đánh trên ruộng t (tính theo thăng của phía Nam) giữa miền Bắc với vùng Thuận Quảng cho thấy điều đó:

Bảng 3.2: So sánh thuế đánh trên ruộng t (tính theo thăng của phía Nam) giữa miền Bắc với vùng Thuận Quảng

Bắc Nam 1728 1740 (1669?-1774) Loại 1 Loại 2 Loại 3 35.0 23.3 11.6 18 12 6 40 30 20

(Nguồn:Li Tana (1999) Xứ Đàng Trong lịch sử kinh tế xã hội Việt Nam thế kỉ 17và 18, bản dịch của Nguyễn Nghị, NXB Trẻ, trang 154).

Điều này cũng chứng tỏ ruộng t chiếm một tỉ lệ cao trong tổng diện tích ruộng. Việc họ Nguyễn định bậc thuế đợc chính Lê Quý Đôn - vị quan của chính quyền Lê - Trịnh đánh giá: ruộng đất không thể không phân biệt danh hiệu và thứ bậc, để biết chỗ phẳng chỗ dốc, chỗ khô chỗ ớt, chỗ tốt chỗ xấu khác nhau. Phép chia các thứ đất để định thuế đất trong nớc, cho dân có chức nghiệp mà nộp thuế để góp của cải cho nhà nớc, nh thế thì nơi nơi đều đợc tiện cày cấy trồng trọt, ngời ngời đều có thể yên ổn làm ăn, thuế má nhẹ nhàng, cái gì cũng có thể nộp đợc. Họ Nguyễn cũng có quan giữ việc trông coi đờng sá, để tài lợi đợc lu thông, phẩm loại san sẻ bằng nhau, phép đo lờng đợc thống nhất, trừ sự oán ghét (cấm thổ hào quấy rối ngời đi buôn), yêu thích đồng đều, nh thế thì dân còn nghèo, nớc không giàu có sao đợc? Cho nên yên chỗ ở cho dân, theo phong tục của dân, mở mối lợi trừ mối hại, đó là việc đầu tiên trong sự vỗ trị xứ Thuận Quảng [34; 162-163].

Họ Nguyễn lấy ruộng công các xã làm huyện nhà nớc, theo lệ nộp thóc tô, mà không cấp cho các quan viên làm ngụ lộc. Quan điền trang và quan đồn điền thì chúa làm của t, cho dân cày cấy và thuê ngời cày cấy, mỗi kì sai ngời coi gặt, sung vào kho, cấp ngụ lộc cho ngời họ và hạ thần đều lấy ở loại ruộng này. Dù vậy, khác với Đàng Ngoài, số ngụ lộc đợc cấp cũng không lớn.

Bảng 3.3: Mức ngụ lộc đợc cấp: Mức ngụ lộc (tính theo mẫu) Mẹ chúa 10 Chởng cơ 5 Cai cơ 4 Cai đội 3.5 Nội đội trởng 3 Ngoại đội trởng 2.5

(Nguồn: Lê Quý Đôn (2007), Phủ biên tạp lục, bản dịch của Viện sử học, NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội, trang 162).

Về sau, chúa Nguyễn thỉnh thoảng có ban cấp ruộng thờ tự cho những ngời có công, nhng cũng không nhiều. Sử triều Nguyễn ghi lại chỉ có một trờng hợp duy nhất đợc ban tới 500 mẫu ruộng thờ tự ở xã Kim Đôi là cho Hiệp quận công Tôn Thất Hiệp vào năm 1768 [73; 234].

Về việc cấp ruộng và kê tên để thu thuế, Lê Quý Đôn nhận xét rằng: họ Nguyễn có sổ quân cấp ruộng công và sổ thu tiền sai d cùng gạo cớc, có thể kê cứu đợc, không ai lại chịu lậu tên mà mất ruộng khẩu phần, không ai có thể giấu nhân đinh mà lấy tiền gạo, cho nên họ Nguyễn từ trớc không sai quan huyện mà chỉ tra sắc mục trong huyện, làm phép nh thế cũng tốt. Phép làm chính trị, cốt biết cả số dân, số ruộng, biết đợc dân nhiều hay ít, phân biệt ruộng tốt hay xấu, để đặt phú dịch, lập quân đội, nhng không nên hà khắc phiền nhiễu và trng thu quá nặng [34;188]. Họ Nguyễn đã làm đợc điều đó, để “số dân có thể biết đợc, của cải phú thuế cũng nhiều, cũng là kỹ vậy” [34; 189]. Thế nh- ng, do họ Nguyễn không gộp chức ấy vào quan lại địa phơng mà đặt ra một ngạch riêng, nên khiến sinh ra gánh nặng cho nhân dân.

Họ Nguyễn cũng thờng miễn một phần thuế ruộng khi lên kế nghiệp. Có thể dẫn ra đây một số ví dụ nh: Năm 1687, Anh tông Nguyễn Phúc Trăn lên nối ngôi đã miễn một nửa thuế ruộng mới tăng cho năm Kỷ Dậu [73;133]. Năm 1691, Hiển tông Nguyễn Phúc Chu lên kế nghiệp cũng miễn nửa thuế ruộng [73; 146].

Các chúa Nguyễn còn có những chính sách để phát triển nông nghiệp nh việc một loạt các con sông và kênh đợc đào vét ở vùng Thuận Quảng để dẫn nớc vào đồng ruộng. Đại Nam thực lục tiền biên ghi lại sự kiện năm Tân Dậu (1681): “Mùa hạ, tháng 5, đào kênh Trung Đan tháng 8, đào kênh Mai Xá… ” [73; 127].

Đối với vùng đất Nam bộ, vốn là nơi đất rộng ngời tha, khi Nguyễn Hữu Cảnh thành lập phủ Gia Định gồm hai huyện Phớc Long, Tân Bình với một c- ơng vực rộng lớn, bao gồm các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phớc, Bình Dơng, Tây Ninh, thành phố Hồ Chí Minh, Long An ngày nay thì dân số cũng chỉ khoảng 4 vạn hộ. Trong điều kiện đó, để đẩy nhanh công cuộc khẩn hoang vùng đất mới, các chúa Nguyễn không những cho phép lu dân đợc tự do chiếm đất cày cấy, mà còn thi hành chính sách khuyến khích việc trng thu đất khẩn hoang, lập thành ruộng đất t cho riêng mình. Lê Quý Đôn trong Phủ biên tạp lục ghi rằng khi thành lập phủ Gia Định, Nguyễn Hữu Cảnh đã “chiêu mộ những dân có vật lực ở các phủ Điện Bàn, Quảng Ngãi, Quy Nhơn xứ Quảng Nam di c đến chặt cây khai phá trở thành bằng phẳng, đất đai màu mỡ, cho họ chiếm lấy, lập thành vờn cau, làm nhà ở” [83; 94]. Trong Gia Định thành thông chí, Trịnh Hoài Đức cũng khẳng định rằng Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh đã cho mọi ngời “trng chiếm ruộng đất, chuẩn định thuế điền thuế đinh” [35; 77].

Ngay cả việc kê khai ruộng đất đã trng khẩn cũng đợc các chúa Nguyễn dễ dãi. Trịnh Hoài Đức chép: “Địa phơng Nông Nại, vốn nhiều chằm đầm rừng rú, khi bắt đầu đặt ba doanh mộ dân đến ở, pháp chế rất khoan giản, có

khi đất ở hạt Phiên Trấn, mà cho trng làm đất của dân Trấn Biên, do khi đất ở hạt Trấn Biên mà cho trng làm đất của dân Phiên Trấn, nghe theo ý muốn của dân, không bó buộc gì, cốt cho mở đất vỡ hoang thành ruộng lập xã mà thôi, lại có khi đất bùn lầy mà trng làm ruộng nộp thuế, ruộng ở núi và gò giồng mà trng làm ruộng cỏ, nh thế nhiều lắm. Còn nh sào mẫu khoảng thửa, thì tùy theo miệng nói mà biên vào sổ, cũng không hạ thớc đi khám và bổ chia tốt xấu theo thực trạng về thuế lệ nhiều ít, các hộc đong lớn nhỏ, thì lại tùy theo lệ cũ, theo thế mà làm, rất không đều nhau so sánh với các dinh trấn ở

bắc thì chế độ pháp chế rộng mà thuế nhẹ” [35; 80].

Chính sách cho phép và khuyến khích việc khai khẩn đất hoang dới dạng t điền của các chúa Nguyễn trên vùng đất Nam bộ đã tạo điều kiện cho bộ phận ruộng đất t hữu phát triển nhanh chóng và chiếm tỷ lệ áp đảo trong toàn bộ diện tích khai khẩn đợc. Không những thế, trong tổng số diện tích khai khẩn, bộ phận ruộng đất thuộc sở hữu lớn của giai cấp điền chủ ngay từ rất sớm đã chiếm một tỷ lệ cao. Điều này có hai mặt: một mặt dẫn tới nạn kiêm tinh ruộng đất phát triển nhanh ở vùng Nam bộ, nhng mặt khác cũng chính tầng lớp này lại thúc đẩy nhanh hơn công cuộc khai hoang và tạo ra nông sản hàng hóa.

Theo Li Tana, giá thuế đất ở vùng cực nam thấp. Điều này thể hiện vào thập niên 1770, ở Tân Bình, Phớc Long, Biên Hòa, Quy An, Quy Hòa khi Lê Quý Đôn cho biết rằng gieo một hộc thóc có thể gặt đợc 100 hộc nhng chỉ phải để từ 4 đến 10 hộc để đóng thuế đất mà thôi. Hay nh ở Tam Lạch hay Bả Canh thuộc Vĩnh Long sau này thì gieo một hộc có thể gặt 300 hộc nhng chỉ phải đóng 2 hộc thuế đất (một thửa ruộng). Nh vậy, thuế đất chiếm khoảng từ 0,6 đến 10% mùa màng.

Với những biện pháp trên của các chúa Nguyễn cùng với sức lao động của ngời dân đi khai hoang mở đất, sang thế kỉ XVIII, nền kinh tế nông nghiệp Đàng Trong đã khá phát triển. Những vùng đất trớc kia là “Ô châu ác địa” và “hoang mạc xứ Nam kì” đã trở thành những cánh đồng trù phú, phì nhiêu. Lê

Quý Đôn đã chép lại rằng: “Ruộng đất châu Bắc bố chính mỗi mẫu gặt đợc lúa đến 120 gánh, hạng kém cũng đợc 100 gánh, hay 90 gánh” [34; 131]. Còn: “Hai phủ Thăng Hoa Điện Bàn thì ba xứ Phờng Tây, Thu Bồn, Vực Rắn đều là đại đồng điền, phủ Quảng Ngãi thì xã Phú Xuân huyện Bình Sơn, xã Phúc Khang huyện Chơng Nghĩa, đất đều gần sông, đất nớc tốt lành, đồng điền rộng rãi, cao mà bằng ớc hơn nghìn mẫu, cũng gọi là Tiểu Đồng Nai, họ Nguyễn trớc lập 12 trại, chiêu tập dân miền núi và khách hộ đến ở làm ruộng, đợc thóc rất nhiều” [34; 154]. Đối với vùng Đồng Nai, Gia Định: “hết thảy là đồng ruộng, nhìn bát ngát, ruộng phẳng nh thế đấy, rất hợp trồng lúa, lúa nếp tẻ, gạo đều trắng dẻo” [34; 443]. Điều này đa tới việc Gia Định, lúa gạo nhiều nên giá gạo rất rẻ. Lê Quý Đôn ghi lại: “Một tiền quý thì mua đợc 16 đấu thóc, mỗi đấu bằng 3 bát bằng miệng của Hộ phiên, thành 30 bát quan đồng. Một quan tiền đợc 300 bát quan đồng. Giá thóc rẻ, cha nơi nào đợc nh thế” [34; 160]. Theo nhận xét của ông thì “Gia Định nhất thóc nhì cau” [34; 443].

Quan trọng hơn nữa, chính từ sự xuất hiện sớm của bộ phận sở hữu ruộng đất lớn của tầng lớp điền chủ mà phần nông sản d thừa có thể đem bán đã đạt tới một khối lợng rất lớn, đa tới sự hình thành nền kinh tế hàng hóa mà chủ yếu là buôn bán lúa gạo. Phủ biên tạp lục ghi nhận: “Trớc kia sự buôn bán với Đồng Nai đợc lu thông, gạo ở Phú Xuân 10 thng là 1 hộc (ngang 20 bát quan đồng) giá chỉ 3 quan tiền, có thể đủ một ngời ăn một tháng, nên dân cha sốt sắng với việc làm ruộng. Nay ở Quy Nhơn có loạn, Gia Định cách trở, ngời ta mới lo thiếu lơng thực”[34; 174-175]. Giáo sĩ Halbont, trong một bức th viết vào tháng 7 năm 1775 cũng nhận xét rằng: “Mỗi năm từ Đồng Nai, vùng đất phì nhiêu, có hàng ngàn chiếc ghe đến từ vùng này mang lại sự đầy đủ và nỗi vui mừng cho dân chúng” [83; 97].

Chính sách trong nông nghiệp của các chúa Nguyễn cũng cho chúng ta thấy rằng muốn phát triển nền nông nghiệp tạo ra những sản phẩm hàng hóa thì

cần phải khuyến khích việc khai thác và chiếm dụng đất đai dới nhiều quy mô khác nhau, kể cả quy mô lớn, đồng thời với việc đảm bảo đời sống cho đông đảo nông dân, nhất là những nông dân nghèo.

Thế nhng, theo ghi chép của Lê Quý Đôn thì Quảng Nam bắt đầu bị đánh thuế nặng hơn từ khi sau khi Trơng Phúc Loan lên cầm quyền, thuế đất phụ thu đã tăng nhanh chóng. Li Tana chỉ ra rằng “các qui định này đã không đợc áp dụng một cách có kết quả vì chúng vợt quá khả năng của ngời đóng thuế lẫn khả năng thu thuế của các viên chức”, song cũng chính điều này “thay vào đó các lệ thuế họ Nguyễn đặt ra sau 1769 cho chúng ta một cơ sở t liệu để hiểu rõ nguyên do trực tiếp của cuộc nổi dậy của Tây Sơn” [56; 157].

Một phần của tài liệu CHÚA NGUYỄN VỚI CÔNG CUỘC MỞ ĐẤT VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI ĐÀNG TRONG (Trang 80 -87 )

×