Vài nét về khái niệm gia đình

Một phần của tài liệu Cấu trúc ngữ nghĩa của các phát ngôn tục ngữ nói về các mối quan hệ trong gia đình người việt (Trang 25 - 27)

Theo Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên, Nxb Đà Nẵng, 2000): Gia đình là một tập hợp ngời cùng sống chung thành một đơn vị nhỏ nhất trong xã hội, gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và dòng máu, thờng gồm có: vợ- chồng, cha- mẹ và con cái.

Trong bài nói chuyện tại Hội nghị dự thảo Luật hôn nhân và gia đình ngày 10/10/1959, chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Xã hội tốt thì gia đình càng

tốt. Gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình”. Gia đình có tốt thì xã hội mới tốt, đó là chân lí không thể nào phủ nhận đợc. Rõ ràng trong mối liên hệ giữa gia đình và xã hội thì gia đình đóng vai trò quyết định đến xã hội. Không có nhiều gia đình tốt thì làm sao có xã hội tốt? Không có sức mạnh truyền thống văn hoá của từng gia đình, thì làm sao có sức mạnh truyền thống văn hoá của cả dân tộc?

Gia đình là hạt nhân của xã hội. Gia đình có chức năng toàn diện, nuôi d- ỡng, giáo dục con em, xây dựng và bồi dỡng nhân cách, tâm hồn để chúng trở thành những công dân góp phần xây dựng đất nớc. “Giấy rách phải giữ lấy lề” đó là lời khuyên bảo với các thế hệ sau của những gia đình có truyền thống. Những giá trị truyền thống lâu đời của một gia đình, một dòng họ có một sức mạnh vô hình đã thúc giục, động viên cho mọi ngời trong gia đình, dòng họ thực hiện những hoài bão lớn, đã góp phần tạo nên bản sắc văn hoá truyền thống của một dân tộc. Trong lịch sử dựng nớc và giữ nớc của dân tộc Việt Nam, có hàng vạn, hàng triệu gia đình đóng góp đã tạo nên sức mạnh to lớn để không bị đồng hoá, để trờng tồn trong lịch sử. Sức mạnh của dân tộc bắt nguồn từ sức mạnh của các gia đình, truyền thống dân tộc bắt nguồn từ truyền thống gia đình.

Con ngời ta sinh ra không phải đã trở thành con ngời ngay mà chỉ trở thành con ngời trong quá trình giáo dục. Con ngời từ khi sinh ra đã đợc xã hội hoá, đó là quá trình con ngời học hỏi tiếp thu những kinh nghiệm thực tiễn, những yếu tố văn hoá- xã hội của môi trờng, trau dồi nhân cách, những chuẩn mực xã hội để thích nghi với môi trờng và tham gia vào đời sống xã hội. Trong quá trình giáo dục, xã hội hoá, vai trò của gia đình trong việc giáo dục và hình thành nhân cách đối với con ngời từ khi còn nhỏ đến khi trởng thành là rất quan trọng. Gia đình là hạt nhân của xã hội. Gia đình là cầu nối giữa cá nhân và xã hội. Có thể nói những gia đình có nền nếp đã góp phần quyết định trong việc hình thành, phát triển nhân cách cho những con ngời trong gia đình đó, vun đắp những giá trị tinh thần, truyền thống của gia đình.

Nh vậy gia đình là cái gốc của mỗi ngời, là cái nôi của sự bình yên êm ấm, là tổ ấm đem lại hạnh phúc cho mỗi ngời. Với gia đình, mỗi ngời ngay từ

khi mới sinh ra đã đợc nhận tình cảm vô cùng thiêng liêng, là sự quên mình của mẹ cha dành cho con, là sự đùm bọc thơng yêu của các thành viên khác cho nên khi đã nhận thức đợc, phải có nghĩa vụ đáp lại sự yêu thơng chăm sóc ấy, yêu thơng lại cha mẹ và anh em trong gia đình, kính trọng cha mẹ mình, chăm sóc nuôi dỡng cha mẹ khi về già. Tình cảm thơng yêu giữa các thành viên trong gia đình, các giá trị văn hoá đầu tiên ấy đợc cảm nhận ngay từ khi cất tiếng chào đời, nếu đợc nuôi dỡng liên tục suốt cả cuộc đời sẽ trở thành một nhân cách quan trọng bậc nhất trong các giá trị truyền thống văn hoá gia đình và xã hội. Không thơng yêu những ngời đã sinh ra mình, nuôi dỡng mình, những ngời cùng máu mủ ruột rà với mình thì khó có thể thơng yêu những ngời khác ngoài xã hội đợc. Tình thơng yêu trong gia đình đó chính là cội nguồn của mọi tình cảm nhân ái: Nhân ái là tình cảm, là đạo đức trong giá trị truyền thống gia đình Việt Nam.

Một phần của tài liệu Cấu trúc ngữ nghĩa của các phát ngôn tục ngữ nói về các mối quan hệ trong gia đình người việt (Trang 25 - 27)