Cấu trúc đối lập

Một phần của tài liệu Cấu trúc ngữ nghĩa của các phát ngôn tục ngữ nói về các mối quan hệ trong gia đình người việt (Trang 39 - 47)

38 12,5% 4 Thể hiện những quan niệm về phong tục

2.2.2.Cấu trúc đối lập

2.2.2.1. Vấn đề cấu trúc đối lập trong tục ngữ nói về các mối quan hệ gia đình

Trớc hết, chúng ta cần phân biệt khái niệm đối lập và cấu trúc đối lập. Về khái niệm đối lập, theo Từ điển tiếng Việt , đối lập ( động từ) là đứng ở vị trí hoàn toàn trái ngợc nhau, có quan hệ chống đối nhau : ý kiến đối lập nhau. Các đảng phái đối lập nhau [48, tr.327].

Cấu trúc đối lập là cấu trúc đợc thiết lập bằng mối quan hệ giữa hai vế A và B trong một phát ngôn. Chúng đợc xây dựng dựa trên mối quan hệ ngữ nghĩa trái ngợc nhau về một phơng diện nào đó. Ta có công thức tổng quát là :

P = A > < B

Trong đó cả hai vế A và B đều có hai phần Đề, Thuyết cân đối. Đồng thời nghĩa của các từ ngữ ở phần Đề và phần Thuyết hoặc của cả Đề – Thuyết phải trái ngợc nhau. Chúng tạo thành cặp từ trái nghĩa nh: dài/ ngắn; đất/ trời; cao/ thấp; tối/ sáng; sống/ chết…

Về khái niệm cấu trúc Đề- Thuyết, trong cuốn Ngữ pháp chức năng Cao Xuân Hạo cho rằng: đây là khái niệm ra đời từ rất sớm, thậm chí nó còn có trớc cả cấu trúc chủ- vị. Theo ông cấu trúc chủ- vị chỉ là kết quả của một quá trình quy chế hoá, hình thức hoá. Cấu trúc Đề- Thuyết đa đến sự ly khai giữa hai cấu trúc này. Trong ngôn ngữ học hiện đại, cấu trúc Đề- Thuyết không phải là bức tranh tĩnh tại về hiện thực mà nó còn là một động tác của t duy có định hớng: t duy chọn cái gì làm xuất phát điểm thì đó là phần Đề hay ta còn gọi là sở Đề. Còn phần thực hiện sự triển khai của hành động nhận định là phần Thuyết hay còn gọi là sở Thuyết. Vậy cấu trúc Đề- Thuyết là một hiện tợng thuộc bình diện lôgíc ngôn từ nghĩa là nó sẽ thuộc lĩnh vực lôgíc khi lôgíc đợc tuyến tính hoá trong ngôn từ, nó sẽ thuộc lĩnh vực của ngôn từ khi nó phản ánh một động tác của t duy. Hai phần này không có phần nào quan trọng hơn phần nào, cái quan trọng là chọn cái gì làm xuất phát điểm và cái gì làm nội dung triển khai. Ví dụ: “ Hôm nay tôi sẽ sửa cái máy cày này” để biểu thị sự kiện này thì ta phải tổ chức t duy bằng hệ thống đợc biểu hiện trong cấu trúc tuyến, đó là:

Cái máy cày này, tôi sẽ sửa hôm nay.

Đề Thuyết

Tôi là ng ời sẽ sửa cái máy cày này hôm nay .

Đề Thuyết

Ng

ời sẽ sửa cái máy cày này hôm nay là tôi.

Sửa cái máy cày này là việc của tôi hôm nay. Đề Thuyết

Những cấu trúc trên có thể biểu thị một sự tình duy nhất nhng mỗi câu lại diễn đạt một động tác khác nhau của t duy trong tổ chức câu. Chúng chỉ giống nhau về nội dung biểu hiện nhng không giống nhau về cách thức tổ chức nên mỗi câu có một nghĩa khác nhau.

Nh vậy, phần Đề là thành tố trực tiếp của câu nêu rõ các phạm vi ứng dụng của điều đợc nói ra bằng thành tố trực tiếp thứ 2. Còn phần Thuyết cũng là thành phần trực tiếp của câu, nó thuộc bộ phận do khung vị từ làm hạt nhân mà phần Đề hớng đến, nó có tác dụng miêu tả và giải thích phần Đề.

Về cấu trúc đối lập trong tục ngữ nói về các mối quan hệ gia đình thì tính chất đối lập chủ yếu là dựa vào các yếu tố từ vựng chuyển tải ở cả hai vế A và B. Chúng gồm hai hành động miêu tả đợc đặt cạnh nhau, và nhờ đó một ý nghĩa mới đợc hình thành dựa trên sự tơng cận về vị trí đó:

Con khôn không lo con khó(A), con dại có cũng nh không(B) (C2208)

Chỗ ớt mẹ nằm(A), ráo xê con lại(B) (C1207)

Mẹ nuôi con biển hồ lai láng(A), con nuôi mẹ kể tháng kể ngày(B) (M416)

Chồng ta áo rách ta thơng(A), chồng ngời áo gấm xông hơng mặc ng- ời(B) (C1283)

Còn cha gót đỏ nh son(A), một mai cha thác gót con nh chì(B) (C2316)

Con dâu về nhà(A), mụ gia ra đồng(B) (C2124)

Những phát ngôn tục ngữ trên đều chứa hai vế có sự liên kết với nhau dựa trên sự đối lập về phơng diện từ vựng cũng nh phơng diện ngữ nghĩa của toàn phát ngôn, tạo thành một chỉnh thể thống nhất, nhằm biểu thị các nhận xét về cách ứng xử giữa các thành viên trong gia đình, về sự nhận thức của con ngời và sự nhận diện về đặc điểm của con ngời trong gia đình một cách khái quát.

2.2.2.2. Một số nhóm cấu trúc đối lập nói về các mối quan hệ trong gia đình ngời Việt

Sau khi tiến hành khảo sát, chúng tôi đã phân thành một số nhóm cấu trúc đối lập nói về các mối quan hệ trong gia đình, cụ thể qua bảng sau :

Một số nhóm cấu trúc đối lập

STT Một số nhóm cấu trúc đối lập Số liệu cụ thể Tỷ lệ(%) 1 Dựa trên sự đối lập ở phần Đề 73 31,5% 2 Dựa trên sự đối lập ở phần Thuyết 62 26,7% 3 Dựa trên sự đối lập ở cả hai phần Đề

và phần Thuyết 59 25,4%

4 Dựa trên trờng nghĩa tồn tại- không

tồn tại 38 16,4% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a. Cấu trúc đối lập dựa trên sự đối lập ở phần Đề

ở dạng này, ta có các phát ngôn tục ngữ :

Con tài lo láo lo kiêu(A), con ngu thì lại lo sao kịp ng ời (B) (C2286) Đ T Đ T

Đối lập ở phần Đề : Con tài/ con ngu

Giàu bán chó(A), khóbán con(B) (G428) Đ T Đ T

Đối lập ở phần Đề : Giàu/ khó

Sang nhờ vợ(A), nợ vì con(B) (S30) Đ T Đ T

Đối lập ở phần Đề : Sang/ nợ

Đói bụng chồng(A), hồngmá vợ(B) (Đ819) Đ T Đ T

Đối lập ở phần Đề : Đói/ hồng

Khôn với vợ(A), dạivới anh em(B) (K448) Đ T Đ T

Đối lập ở phần Đề : Khôn/ dại

Em khôncũng là em chị(A), chị dạicũng là chị em(B) (E3) Đ T Đ T

Nghèothì giỗ tết(A), giàu hết anh em(B) (N291) Đ T Đ T

Đối lập ở phần Đề : Nghèo/ giàu

Ng ời d ng có ngãithì đãi ng ời d ng , anh em vô ngãi thì đừng anh em(N481) Đ T Đ T

Đối lập ở phần Đề : Ngời dng có ngãi(nghĩa)/ anh em vô ngãi(nghĩa)

Xấu xacũng thể chồng ta(A), dẫu rằng tốt đẹpcũng ra chồng ng ời (B)(X76) Đ T Đ T

Đối lập ở phần Đề : Xấu xa/ tốt đẹp

Ra đ ờng sợ ma(A), về nhàsợ chồng(B) (R3) Đ T Đ T

Đối lập ở phần Đề : Ra đờng/ về nhà

Các phát ngôn tục ngữ thuộc nhóm này đều có phần Đề mang nghĩa trái ng- ợc về một phơng diện nào đó nh: tài/ ngu; sang/ nợ; khôn/ dại; giàu/ khó; ra/ về .…

Chúng chiếm số lợng khá cao trong tổng số phát ngôn tục ngữ có cấu trúc đối lập nói về các mối quan hệ trong gia đình ngời Việt (73/ 232 phát ngôn).

b. Cấu trúc đối lập dựa trên sự đối lập ở phần Thuyết

ở dạng này, ta có các phát ngôn tục ngữ :

Ăn của chồng thì ngon(A), ăn của conthì nhục(B) (Ă138) Đ T Đ T

Đối lập ở phần Thuyết : ngon/ nhục Chađ a (A), mẹ đón(B) (C500) Đ T Đ T

Đối lập ở phần Thuyết : đa/ đón Chabòn(A), conphá(B) (C481) Đ T Đ T

Đối lập ở phần Thuyết : bòn/ phá

Cơm mẹ thì ngon(A), cơm con thì đắng(B) (C2502) Đ T Đ T (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mồ côi cha ăn cơm với cá(A), mồ côi mẹ liếm lá đầu chợ(B) (M619) Đ T Đ T

Đối lập ở phần Thuyết : ăn cơm với cá/ liếm lá đầu chợ Th

ơng con mà dễ(A), th ơng rể mà khó(B) (T1017) Đ T Đ T

Đối lập ở phần Thuyết : dễ/ khó

Chồng học trò(A), vợcon hát(B) (C1254) Đ T Đ T

Đối lập ở phần Thuyết : học trò/ con hát

Chồng nói một(A), vợnói m ời (B) (C1272) Đ T Đ T

Đối lập ở phần Thuyết : nói một/ nói mời

Con chồngthì khinh(A), con mình thì yêu(B) (C2095) Đ T Đ T

Đối lập ở phần Thuyết : khinh/ yêu

Con dâuthì dại(A), con gái thì khôn(B) (C2123) Đ T Đ T

Đối lập ở phần Thuyết : dại/ khôn

Nuôi dâu thì dễ(A), nuôi rểthì khó(B) (N1342) Đ T Đ T

Đối lập ở phần Thuyết : dễ/ khó

Các phát ngôn tục ngữ thuộc nhóm này đều có phần Thuyết mang nghĩa trái ngợc về một phơng diện nào đó, ví dụ nh: đa/ đón; bòn/ phá; dễ/ khó; khinh/ yêu; ngon/ đắng . Dạng này có 62 phát ngôn chiếm 26,7% tổng số phát ngôn…

tục ngữ có cấu trúc đối lập nói về các mối quan hệ trong gia đình ngời Việt.

c. Cấu trúc đối lập dựa trên sự đối lập ở cả hai phần Đề(Đ) và phần Thuyết(T)

ở dạng này, ta có các ví dụ sau:

ở phần Đề có sự đối lập : Mẹ ngoảnh đi/ mẹ ngoảnh lại và ở phần Thuyết cũng có sự đối lập : con dại/ con khôn

Vậy đây là một lối nói hàm ngôn tạo ra ý nghĩa trái ngợc nhau. Nếu cha mẹ không quan tâm , để ý dạy bảo con cái thì con cái sẽ không biết cách đối nhân xử thế (con dại). Còn nếu cha mẹ quan tâm, dạy dỗ, chỉ bảo cho con thì con sẽ nên ngời (con khôn).

Ví dụ 2:

Th

ơng con cho roi cho vọt(A), ghét con cho ngọt cho bùi(B) (T1015) Đ T Đ T

ở phần Đề có sự đối lập : Thơng con/ ghét con và ở phần Thuyết cũng có sự đối lập : cho roi cho vọt/ cho ngọt cho bùi. Sự đối lập ở hai vế A và B của phát ngôn tục ngữ này muốn thể hiện cách thức đối xử của những ngời làm cha, làm mẹ đối với con của mình.

Ví dụ 3:

Bố mẹ giàu con có(A), bố mẹ khócon không(B) (B585) Đ T Đ T

Sự đối lập ở phần Đề : Bố mẹ giàu/ bố mẹ khó và sự đối lập ở phần Thuyết : con có/ con không

Ví dụ 4:

Ch

a chồngđi dọc đi ngang(A), có chồng cứ thẳng một đàng mà đi(B) Đ T Đ T (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(C1566) Sự đối lập ở phần Đề : Cha chồng/ có chồng và sự đối lập ở phần Thuyết :

đi dọc đi ngang/ cứ thẳng một đàng mà đi. Sự đối lập ở cả hai vế A và B thể hiện hai hoàn cảnh khác nhau: Khi cha có chồng thì đợc tự do, còn khi có chồng rồi thì ít nhiều đã có sự ràng buộc, mặc dù không phải là ràng buộc có trong văn bản pháp luật mà đó là sự tự ý thức của ngời phụ nữ khi đã có chồng.

Trong nhóm cấu trúc đối lập này, có một trờng hợp ngoại lệ cũng có sự đối lập ở cả hai phần Đề và phần Thuyết nhng lại đối lập ở cùng vế với nhau, không thuộc công thức tổng quát là : P = A > < B, đó là :

Thật thà cũng thể lái trâu(A), yêu nhau cũng thể nàng dâu mẹ chồng(B) (T465)

ở phát ngôn này : Vế A: Thật thàcũng thể lái trâu và vế B : yêu nhau

Đ T Đ

cũng thể nàng dâu mẹ chồng

T

Chúng ta biết rằng, dới chế độ xa, nghề lái trâu đợc xem là một nghề buôn bán không thật thà nhất trong các nghề buôn bán. Và quan hệ tình cảm mẹ chồng nàng dâu cũng là quan hệ không mấy tốt đẹp, không mấy gia đình quý mến nhau.

Do vậy ở vế A có sự đối lập giữa hai phần Đề và phần Thuyết: Thật thà/ lái trâu. ở vế B cũng có sự đối lập giữa hai phần Đề và phần Thuyết: yêu nhau/ nàng dâu mẹ chồng.

d. Cấu trúc đối lập dựa trên trờng nghĩa tồn tại- không tồn tại

Những phát ngôn tục ngữ thuộc nhóm này gồm hai vế A và B đợc xây dựng dựa trên sự có tồn tại và không tồn tại sự việc, hiện tợng hay một biểu hiện nào đó của các thành viên trong gia đình để nói lên một chân lý có tính khái quát mang đặc thù của gia đình ngời Việt :

Có cha nhờ cha(A), không cha nhờ chú(B) (C1700)

Có của chia của(A), không có của chia nợ(B) (C1746)

của để lại cho con(A), không có để nợ cho con(B) (C1748)

Ngời ăn thì còn(A), con ăn thìmất(B) (N446)

Có tiền vợ vợ chồng chồng(A), hết tiền chồng đông vợ đoài(B) (C1978)

Còntiền còn duyên còn nợ(A), hếttiền hết vợ hết chồng(B) (C2342)

anh có chị mới hay(A), khônganh không chị nh cây một mình(B) (C1667)

Còncha nhiều kẻ yêu vì(A), một mai chathácai thì yêu con(B)(C2318) Loại này có thể xếp vào nhóm có sự đối lập ở phần Đề hoặc phần Thuyết nhng vì chúng mang đặc trng khá đặc biệt là tính chất trái ngợc không do các tính từ, động từ, danh từ (nh nhóm b) mà là do các cặp từ trái nghĩa: có/ không; còn/ hết; có/ không có; còn/ thác; còn/ mất…

Nh vậy cấu trúc đối lập của các phát ngôn tục ngữ nói về các mối quan hệ trong gia đình đợc thiết lập bằng mối quan hệ giữa hai vế A và B, mang nghĩa khái quát về một sự trái ngợc nhằm biểu thị các nhận xét về cách ứng xử giữa các thành viên trong gia đình, về sự nhận thức của con ngời và sự nhận diện về đặc điểm của con ngời trong gia đình ngời Việt.

Các từ ngữ ở vế A và vế B của các phát ngôn tục ngữ trái ngợc nhau có thể xuất hiện ở phần Đề, phần Thuyết, cả hai phần Đề- Thuyết và có thể đối lập dựa trên trờng nghĩa tồn tại- không tồn tại.

Một phần của tài liệu Cấu trúc ngữ nghĩa của các phát ngôn tục ngữ nói về các mối quan hệ trong gia đình người việt (Trang 39 - 47)