Cấu trúc so sánh

Một phần của tài liệu Cấu trúc ngữ nghĩa của các phát ngôn tục ngữ nói về các mối quan hệ trong gia đình người việt (Trang 47 - 54)

38 12,5% 4 Thể hiện những quan niệm về phong tục

2.2.3. Cấu trúc so sánh

2.2.3.1. Về vấn đề cấu trúc so sánh

Cấu trúc so sánh là một trong những kiểu cấu trúc thờng đợc dùng trong cả thành ngữ, tục ngữ, ca dao, phản ánh lối nói thiên về ví von so sánh của ngời Việt. Theo Từ điển tiếng Việt thì “so sánh” là xem xét cái này với cái kia để thấy sự giống nhau, khác nhau hoặc sự hơn kém nhau : So sánh với bản gốc. So sánh lực lợng hai bên. So sánh bản dịch với nguyên bản. [48, tr.840]

Vấn đề các dạng mô hình của cấu trúc so sánh đợc tác giả Nguyễn Thái Hoà trình bày khá kỹ trong chuyên luận của mình [27, tr.84- tr.108]. Tác giả Phan Thị Đào trong cuốn Tìm hiểu thi pháp tục ngữ Việt Nam cũng có đề cập đến một số dạng kết cấu so sánh cụ thể [17, tr.54- tr.68]. Đây là những gợi ý b- ớc đầu cho chúng tôi khi đi sâu vào tìm hiểu cấu trúc so sánh của các phát ngôn tục ngữ nói về các mối quan hệ trong gia đình ngời Việt.

Mô hình so sánh điển hình gồm bốn yếu tố, trong đó yếu tố 3( từ so sánh) là yếu tố cơ bản tạo nghĩa so sánh hơn, bằng hoặc kém.

1. Cái so sánh (A)

2. Cơ sở so sánh 3. Từ so sánh 4. Cái đợc so sánh (B)

Con có cha nh nhà có nóc

2.2.3.2. Các tiểu nhóm cấu trúc so sánh trong tục ngữ nói về các mối quan hệ trong gia đình

Căn cứ vào mô hình cấu trúc so sánh điển hình nêu trên và sau khi tiến hành khảo sát cấu trúc so sánh của các phát ngôn tục ngữ nói về các mối quan hệ trong gia đình ngời Việt, chúng tôi đã dựa vào yếu tố thứ ba (từ so sánh) để phân chia thành hai tiểu nhóm cấu trúc so sánh chính, đó là: Kiểu cấu trúc so sánh có từ so sánh là nh (115/208 phát ngôn) và kiểu cấu trúc so sánh có từ so sánh không phải là nh (93/208 phát ngôn).

a. Kiểu cấu trúc so sánh có từ so sánh là “nh”

Đây là kiểu so sánh phổ biến nhất của các phát ngôn tục ngữ nói về các mối quan hệ trong gia đình, đợc thiết lập bằng sự so sánh giữa hai vế A và B. Dạng mô hình của kiểu cấu trúc này là :

A nh B

Trong thành ngữ tiếng Việt cũng có dạng so sánh A nh B song lại khác về chất so với dạng so sánh này trong tục ngữ. Trớc hết, xét trong chỉnh thể một câu tục ngữ thì thành ngữ có thể chỉ là một bộ phận hợp thành. Chúng ta có thể thấy rõ điều này qua so sánh sau:

Thành ngữ: Đẹp nh tiên

Tục ngữ: Đẹp nh tiên không tiền cũng ế.

Thành ngữ: Sắc nh mác

Tục ngữ: Sắc nh mác không bạc cũng cùn.

Hai là, hầu hết cái cần so sánh trong thành ngữ đợc thể hiện bằng tính từ

(Đẹp nh tiên; Xấu nh ma; Trắng nh tuyết; Đen nh cột nhà cháy; Đỏ nh gấc;

Xanh nh mắt mèo) và động từ (Tức nh bò đá; Nợ nh chúa chổm; Khóc nh ri), chúng có kết cấu là cụm từ cố định, có giá trị định danh giống một từ, trong khi đó cái cần đợc so sánh trong tục ngữ lại có thể đợc thể hiện bằng danh từ (Ngài khác gì tằm), danh ngữ (Lòng vả cũng nh lòng sung; Lòng trâu cũng nh dạ bò)

và phần nhiều là một kết cấu Đề- Thuyết hay nhiều Đề- Thuyết (Tiền vào nhà khó nh gió vào nhà trống; Tửu nhập tâm nh hổ nhập lâm; Gái gặp trai nh thài lài gặp cứt chó).

Ba là, nếu nh trong dạng so sánh A nh B của thành ngữ, B là cái dùng để so sánh, tức là dùng để cụ thể hoá mức độ của A- cái đợc so sánh, thì trong dạng so sánh A nh B của tục ngữ, ngoài việc làm sáng tỏ nghĩa của A, sự có mặt của B, hay nói cách khác, trong mối liên hệ với B, điều đợc nói đến ở A trở nên phổ biến. Có thể làm rõ điều này qua so sánh sau:

Thành ngữ: Tức nh bò đá có nghĩa là rất tức

Tục ngữ: Lòng vả cũng nh lòng sung có nghĩa: Lòng dạ (tâm t, ý nghĩ) con ngời thì ai cũng nh ai.

Nh vậy, có thể dựa vào mối quan hệ giữa hai vế A và B để đi sâu vào tìm hiểu kiểu so sánh A nh B của các phát ngôn tục ngữ nói về các mối quan hệ trong gia đình. Kiểu cấu trúc này gồm có hai dạng chính sau:

- Dạng thứ nhất: A là cái cần đợc nhấn mạnh, cần đợc so sánh, còn B là cái dùng để so sánh. Sự tơng đồng giữa hai vế A và B là tơng đồng về hình thức bề ngoài, còn về bản chất, chúng là những hiện tợng khác loại.

Chẳng hạn nh các phát ngôn tục ngữ sau:

Con/ có mạ (nh) thiên hạ/ có vua (C2110)

Con/ mất cha (nh) gà/ mất tổ (C2239)

Trai/ có vợ (nh) giỏ/ có hom (T1392)

ở đây đối tợng mà tục ngữ muốn phản ánh không phải là ở vế thứ 2:

thiên hạ có vua, gà mất tổ, giỏ có hom mà là ở vế thứ nhất: con có mạ (mẹ),

con mất cha, trai có vợ. Bằng chứng là những phát ngôn tục ngữ này đợc những ngời làm từ điển giải thích nh sau:

- Con có mạ nh thiên hạ có vua: Con có mẹ thì con đợc sống yên vui, sung sớng (14, tr.217).

- Con mất cha nh gà mất tổ: Con cái mà mất cha thì sẽ bị bơ vơ, không có chỗ dựa (14, tr.223).

- Trai có vợ nh giỏ có hom: Đàn ông có vợ thì của cải làm ra mới đợc giữ gìn, trông nom (14, tr.722).

Những phát ngôn tục ngữ trên chứng tỏ gánh nặng ngữ nghĩa ở mỗi phát ngôn nằm ở vế A chứ không phải vế B. Để chứng minh rõ thêm cho dạng này, có thể đa ra một số phát ngôn tục ngữ sau đây: Con có mẹ nh măng ấp bẹ

(C2109); Con có cha nh nhà có nóc (C2104); Con không cha nh nòng nọc đứt đuôi (C2213); Gái có chồng nh rồng có mây (G105); Dâu vào nhà nh gà bỏ rọ

(D115); Gái phải hơi trai nh thài lài phải cứt chó (G168); Trai phải hơi vợ nh cò bợ phải trời ma (T1447)…

- Dạng thứ hai nhằm nhấn mạnh ngữ nghĩa của A nhng A có một giá trị không phải của bản thân nó mà nhờ đặt trong sự so sánh với giá trị của B đã đợc chấp nhận từ trớc nh một tiền giả định bắt buộc, đã biết. Chính nhờ giá trị đã biết, đã cố định mà khi chúng xuất hiện sau từ so sánh nh với một vai trò mới- cái đợc so sánh mà nó tạo cho phát ngôn đó một ý nghĩa khái quát. Đó là cách nói ví von, giàu hình ảnh, tăng tính biểu cảm giúp ngời đọc nhận thức về một việc làm, một đặc điểm, một hành vi, một số phận của con ngời, vật trở nên sinh động hơn. Sau đây là một số phát ngôn thuộc dạng này:

Bẽn lẽn nh gái mới về nhà chồng (B396); Cặp kè nh mẹ với con (C320);

Lon xon nh con với mẹ (L703); Mừng nh thấy mẹ về chợ (M1297); Lập cập nh ông gặp bà (L455); Ngoay ngoảy nh gái rẫy chồng đần (N319); Sàn sạt nh hai gái lấy một chồng (S25); Chễm chệ nh rể bà goá (C817); Chớ vớ nh bố vợ phải đấm (C1328); Khép nép nh dâu mới về nhà chồng (K155)…

Bên cạnh đó còn có một số dạng mô hình cấu trúc so sánh có từ so sánh là nh nhng ở dạng kết cấu phức :

- A nh B, A1 nh B1

Gái có chồng nh gông đeo cổ, trai không vợ nh phản long đanh (G103)

Gái có chồng nh sông có nớc, gái không chồng nh lợc gãy răng (G107)

Chị em dâu nh bầu nớc lã, chị em gái nh cái nhân sâm (C900)

Anh em rể nh ghế ba chân, chị em gái nh trái cau non (A140)

Công cha nh núi Thái Sơn, công mẹ nh nớc trong nguồn chảy ra (C2382) - A nh B nh C, A1 nh B1 nh C1

- A nh B nh C, A1 nh B1

Anh em nh chân nh tay, vợ chồng nh áo cởi ngay nên lìa (A132) - A nh B nh C nh D

Anh em nh chân nh tay nh chim liền cánh nh cây liền cành (A131)

b. Kiểu cấu trúc so sánh có từ so sánh không phải là “nh” Sau đây là một số dạng mô hình thuộc kiểu cấu trúc này:

b1. A bằng B

ở dạng cấu trúc này vế muốn nhấn mạnh thờng là A còn bằng ở đây không hoàn toàn là một sự ngang bằng về số lợng mà nhiều khi đó là một sự ngang bằng về “tính chất”. Chẳng hạn nh phát ngôn tục ngữ:

Một tiếng chabằng ba tiếng mạ (M988) A B

Vế muốn nhấn mạnh trong phát ngôn tục ngữ này là vế A, thể hiện vai trò quan trọng của ngời cha trong gia đình.

Hay phát ngôn tục ngữ: Một bát cơm cha bằng ba bát cơm rể (M727) thì vế muốn nhấn mạnh cũng là vế A (một bát cơm cha), chứ không phải là vế B (ba bát cơm rể).

Cái “bằng” trong cấu trúc A bằng B là cái bằng của tục ngữ, cái bằng của nghệ thuật ngoa dụ. Nói “bằng” mà “không bằng” chính là ở chỗ đó.

b2. A không bằng B

Chúng tôi cho rằng ở dạng mô hình này nhiều khi việc thêm từ phủ định

không vào trớc từ so sánh chỉ có ý nghĩa nhấn mạnh thêm, tăng thêm giá trị của cái cần so sánh, nhằm thể hiện giá trị có hiệu lực mạnh hơn ở vế B. Trong phát ngôn: Mẹ đánh một trăm bằng cha ngăm một tiếng (một trăm bằng một tiếng) đã thấy đợc cái ý nghĩa, cái giá trị một tiếng của cha nh thế nào rồi. Thế nhng ở đây, bằng việc thêm vào từ phủ định không thì cái ý nghĩa, cái giá trị ấy càng đ- ợc phóng đại lên:

Mẹ đánh một trăm không bằng cha ngăm một tiếng (M391).

Nói nh vậy, không có nghĩa là trong mọi trờng hợp, cứ thêm từ không vào dạng cấu trúc A bằng B ta sẽ đợc dạng cấu trúc A không bằng B, vì nếu ở dạng

cấu trúc A bằng B, vế A đợc nhấn mạnh thì ở dạng cấu trúc này vế B đợc nhấn mạnh.

Chẳng hạn phát ngôn tục ngữ:

Cho con nghìn bạc không bằng dạy con một nghề (C1073), ở phát ngôn tục ngữ này vế B (dạy con một nghề) đợc nhấn mạnh.

Sau đây là một số phát ngôn tục ngữ thuộc dạng này: Con nuôi cha không bằng bà nuôi ông (C2268); Cha sinh không tày mẹ dỡng (C529); Lệnh ôngkhông bằngcồng bà (L621)…

b3. A hơn B

Dạng cấu trúc này giống dạng A bằng B ở chỗ vế cần nhấn mạnh, cần so sánh là A, tuy nhiên ý nghĩa ở đây đợc nhấn mạnh hơn vào A, xem A là có giá trị, từ đó chúng đã nêu một cách quan niệm nào đó về cách ứng xử.

Ví dụ 1:

- Khó giữa làng hơn chồng sang thiên hạ (K212)

ở phát ngôn này có thể đợc diễn đạt bằng cấu trúc A bằng B: Khó giữa làng bằng chồng sang thiên hạ. Nhng khi dùng cấu trúc A hơn B thì vế A đợc nhấn mạnh hơn.

Ví dụ 2:

- Rể hiền hơn con trai (R129).

Tơng tự ví dụ 1, ở phát ngôn này cũng có thể đợc diễn đạt bằng cấu trúc

A bằng B: Rể hiền bằng con trai. Nhng khi dùng cấu trúc A hơn B thì vế A đợc nhấn mạnh hơn và để nhằm nhấn mạnh một cách quan niệm về cách ứng xử đối với ngời con gái hay gia đình có con gái trong cách chọn chồng cho con.

Tuy nhiên, cũng có khi thay từ hơn (từ so sánh) bằng từ bằng (từ so sánh) thì phát ngôn tục ngữ sẽ trở nên vô nghĩa.

Chẳng hạn: Chết trẻ còn hơn lấy lẽ chồng ngời (C861) Và: Chết trẻ còn bằng lấy lẽ chồng ngời (vô nghĩa).

Do vậy, ranh giới giữa các quan hệ hơn, bằng, không bằng của các phát ngôn tục ngữ nói về các mối quan hệ gia đình không phải bao giờ cũng là một đờng kẻ thẳng băng mà còn phải dựa vào hoàn cảnh sử dụng để có thể phân định phát ngôn đó.

Nh vậy, ngữ nghĩa khái quát chung của dạng so sánh A hơn B là nói đến giá trị của một sự vật, hành động, công việc, đặc tính A nào đó hơn B và đích tác động đến ngời nghe, sự nhấn mạnh về ý nghĩa rơi vào A chứ không phải B.

b4. Nhất A nhì B (Thứ nhất A, thứ nhì B )… …

Trong dạng cấu trúc này A, B đ… ợc xếp theo thứ tự của sự phân hạng, đánh giá :

Nhất mả cha, nhì nhà ở (N812)

Nhất mẹ, nhì cha, thứ ba bà ngoại (N814)

Thứ nhất cha già, thứ nhì nhà ở (T882)

Nhất vợ, nhì trời (N873)

Nhất con, nhì cháu, thứ sáu ngời dng (N783)

Việc xếp loại này chỉ có tính thời điểm, có khi để đề cao vế A( nhất vợ; thứ nhất cha già; nhất mả cha…). Ngày nay cách đánh giá này có những thay đổi.

b5. A là B

Đây là kiểu so sánh tơng đơng. Khi có trong các phát ngôn tục ngữ nói về các mối quan hệ gia đình với chức năng liên kết A và B trong mô hình A là B

thì nó tạo cho phát ngôn một ý nghĩa mới, khái quát, đó là tính tơng đơng của A và B, chứ không nhằm hớng đến khẳng định A hoặc B nh những phát ngôn tục ngữ so sánh khác (đây là một cách nói ví von hình ảnh). Trong các phát ngôn tục ngữ: Anh thuận em hoà là nhà có phúc (A173); Chị em trên kính dới nh- ờng là nhà có phúc mọi đờng yên vui (C912); Bố chồng là lông con lợn

(B577); Bố vợ là vớ cọc chèo, mẹ vợ là bèo trôi sông, chàng rể là ông Ba Vì

(B587); Dâu là con, rể là khách (D108) thì từ … có chức năng liên kết hai thành tố A và B, đa lại cho phát ngôn một ý nghĩa mới, khái quát, đó là tính t- ơng đồng của A và B. Tính tơng đồng này khác với tính đồng nhất do từ liên kết ở các mô hình A là B trong các câu: Nam sinh viên; Hà Nội Thủ đô của nớc Việt Nam; Hôm nay chủ nhật.

Nh vậy, căn cứ vào yếu tố thứ ba (từ so sánh) của mô hình cấu trúc so sánh điển hình (ở phần đầu), chúng tôi đã phân thành hai tiểu nhóm cấu trúc so sánh chính của các phát ngôn tục ngữ nói về các mối quan hệ trong gia đình ng- ời Việt đó là : Kiểu cấu trúc so sánh có từ so sánh là nh và kiểu cấu trúc so sánh

có từ so sánh không phải là nh. Trong mỗi kiểu cấu trúc đợc thể hiện bằng nhiều dạng mô hình phong phú, mỗi dạng lại có mức độ khái quát cao và đều biểu thị những ý nghĩa so sánh khác nhau ở mỗi dạng cụ thể.

Một phần của tài liệu Cấu trúc ngữ nghĩa của các phát ngôn tục ngữ nói về các mối quan hệ trong gia đình người việt (Trang 47 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w