Quan hệ vợchồng

Một phần của tài liệu Cấu trúc ngữ nghĩa của các phát ngôn tục ngữ nói về các mối quan hệ trong gia đình người việt (Trang 66 - 79)

38 12,5% 4 Thể hiện những quan niệm về phong tục

3.2.1.Quan hệ vợchồng

Trong số 714 phát ngôn tục ngữ nói về quan hệ vợ chồng, chúng tôi đã thống kê và phân loại đợc bốn nội dung cơ bản đó là: Tình cảm giữa vợ và chồng; Vợ trong mối quan hệ với chồng; Chồng trong mối quan hệ với vợ; Cách thức ứng xử trong quan hệ vợ- chồng. Cụ thể qua bảng thống kê sau:

Bảng 3.1

Các nội dung nói về mối quan hệ vợ- chồng

STT Các nội dung cụ thể Số liệu cụ thể Tỷ lệ (%) 1 Tình cảm giữa vợ và chồng 289 40,5% 2 Vợ trong mối quan hệ với chồng 249 34,9% 3 Chồng trong mối quan hệ với vợ 130 18,2% 4 Cách thức ứng xử trong quan hệ vợ-

chồng

46 6,4%

Kết quả thống kê trên cho thấy ngời Việt xa quan tâm nhìn nhận quan hệ vợ chồng ở nhiều khía cạnh khác nhau. Sau đây chúng tôi sẽ đi sâu vào tìm hiểu từng nội dung trên.

3.2.1.1. Tình cảm giữa vợ và chồng

Trong số 289 phát ngôn tục ngữ nói về tình cảm giữa vợ và chồng, chúng tôi thống kê đợc 238 phát ngôn nói về tình cảm gắn bó giữa vợ và chồng và 51 phát ngôn nói về sự mâu thuẫn trong tình cảm giữa vợ và chồng.

a. Tình cảm gắn bó giữa vợ và chồng

Nét đặc trng của ngời Việt là thuỷ chung, gắn bó với nhau. Điều này thể hiện nhất quán trong ca dao, dân ca, truyện cổ tích. Khi khảo sát tục ngữ, chúng tôi cũng có kết quả tơng tự. Về số lợng, số phát ngôn tục ngữ phản ánh sự gắn bó vợ chồng nhiều gấp 5,7 lần số phát ngôn có nội dung ngợc lại (289/51). Tuy mang đặc tính là thiên về lý trí, nhng khi đúc kết về sự gắn bó, chung thuỷ trong quan hệ vợ chồng, tục ngữ lại biểu hiện đợc chiều sâu tình cảm của ngời Việt xa. Có 5 nhóm nói về sự gắn bó giữa vợ và chồng:

a1. Gắn bó trên phơng diện vật chất: Đói bụng chồng, đau lòng vợ

(Đ818); Đói no một vợ một chồng (Đ841); Đói no một vợ một chồng, chia niêu sẻ đấu đau lòng nát gan (Đ840); Một miếng, nửa miếng có vợ có chồng

(M890); Nhịn miệng đãi khách đờng xa, cũng là của để chồng ta ăn đờng

(N942) Mặc dù cuộc sống có khó khăn vất vả nh… ng vợ chồng biết san sẻ với nhau, cùng chung lng đấu cật thì tình cảm giữa vợ và chồng càng trở nên gắn bó.

a2. Gắn bó trong sự hoà quện thân thể và tinh thần: Vợ chồng đầu gối tay ấp (V378); Vợ đẹp mặt, chồng đau lng (V411); Vợ chồng chăn chiếu chẳng rời, bán buôn là nghĩa ở đời với nhau (V374); Vợ chồng đồng tịch đồng sàng, đồng sinh đồng tử cu mang đồng lần (V379); Thia thia quen chậu, vợ chồng quen hơi (T605); Vợ chồng sánh nhau nh sam chửa (V394); Bà phải có ông, chồng phải có vợ (B82); Triều đình có văn có vũ, nh trong nhà có mụ có ông

(T1795); Chàng đâu, thiếp đó (C548) Tình cảm vợ chồng không chỉ gắn bó…

trên phơng diện vật chất mà còn gắn bó với nhau cả trên phơng diện tinh thần. Đây là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến tình cảm hạnh phúc của vợ và chồng.

a3. Gắn bó trong sự tơng hợp, hỗ trợ nhau: Chồng nh đó, vợ nh hom

(C1271); Vợ có chồng nh rồng có mây, chồng có vợ nh cây có rừng (V399);

Vợ chồng nh đũa có đôi (V389); Chồng sang vợ đợc đi giầy, vợ sang chồng đ- ợc ghé ngày cậy trông ( C1282); Chồng khôn vợ đợc đi hài, vợ khôn chồng đợc nhiều bài cậy trông (C1259), Vợ hiền chồng ít cục, con thảo cha nhẹ la

(V414) Sự tác động, hỗ trợ lẫn nhau trong cuộc sống có thể xem là nhân tố…

cần thiết trong tình cảm gắn bó giữa vợ và chồng. Đó là sự tác động từ hai phía: vợ ảnh hởng tới chồng, chồng ảnh hởng tới vợ và quan hệ giữa vợ và chồng luôn đi đôi với nhau: Xấu thiếp, hổ chàng (X73); Của chồng, công vợ

(C2632)...

a4. Gắn bó bằng nhân nghĩa: Đốn cây ai nỡ dứt chồi, đạo chồng nghĩa vợ giận rồi lại thơng (Đ938); Đạo vợ, nghĩa chồng (Đ249); Vợ chồng xét nhân nghĩa (V398); Đầy tớ xét công, vợ chồng xét nhơn nghĩa (Đ473); Vợ chồng là

nghĩa già đời, ai ơi chớ nghĩ những lời thiệt hơn (V382) Cuộc sống vợ chồng…

không thể tránh khỏi những va chạm thờng ngày nhng vì đạo nghĩa mà vợ chồng có thể bỏ qua cho nhau, làm lành với nhau mà không nghĩ tới những điều hơn thiệt.

a5. Gắn bó tạo nên sự êm ấm, tạo nên sức mạnh: Chồng hoà vợ thuận gia đờng yên vui (C1253); Phu phụ hoà, gia đạo thành (P76); Thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn (T819); Thuận vợ thuận chồng bể Đông tát cạn, thuận bè thuận bạn tát cạn bể Đông (T818)... Đây chính là quan hệ hài hoà âm dơng giữa vợ và chồng. Điều này tạo nên tính bền vững và sự bình ổn trong gia đình ngời Việt.

Từ 5 nhóm nói về sự gắn bó trong quan hệ vợ chồng, chúng tôi nhận thấy tình cảm gắn bó trong quan hệ vợ chồng mà tục ngữ đúc kết thành quy luật đợc biểu hiện cả trên phơng diện vật chất lẫn tinh thần, ở góc độ đạo lý lẫn tình cảm, trong sự hành xử và kết quả của sự hành xử ấy. ở góc độ đạo lý, các tác giả dân gian đã nhìn ra sự tất yếu của việc gắn bó vợ chồng: đã là vợ chồng thì phải gắn bó, đã có chồng thì phải có vợ, chính sự gắn bó ấy làm cho cuộc sống đợc cân bằng và phát triển. Mối quan hệ tơng hỗ giữa hai vợ chồng cũng đã đợc chỉ ra: phẩm chất, hành động của ngời này bao giờ cũng tác động sang ngời kia. Qua sự đúc kết này, tục ngữ đã gián tiếp khuyên răn các cặp vợ chồng phải suy xét cho kỹ những việc mình làm sẽ gây tác động, ảnh hởng tới ngời kia nh thế nào và hãy sống có trách nhiệm với nhau. ở phơng diện vật chất, tục ngữ nhìn nhận quan hệ vợ chồng trên hai yếu tố cơ bản nhất của cuộc sống là ăn và mặc, biểu hiện qua hai cặp trạng thái đói- no, lành- rách, thể hiện cách sống đạm bạc và nhu cầu khá đơn giản của ngời nông dân về vật chất, mặt khác nói lên một phẩm chất đáng quý của vợ chồng ngời Việt là càng khốn khó họ càng thơng yêu, gắn bó với nhau.

Trong quan niệm xa, việc nói về chuyện chăn gối của cuộc sống vợ chồng thờng là điều cấm kỵ, thế nhng các tác giả dân gian vẫn mạnh dạn chỉ ra rằng không những vợ chồng cần gần gũi với nhau về tình cảm mà còn phải gần gũi với nhau cả về thân thể, không những là quen hơi, biết tính mà còn phải

trong quan hệ vợ chồng vẫn là tình cảm. Đáng lu ý là trong số 714 phát ngôn tục ngữ nói về quan hệ vợ chồng, chỉ có hai phát ngôn có từ yêu, còn chiếm u thế là các từ thơng và từ nghĩa (11 phát ngôn có từ “thơng”, 5 phát ngôn có từ “nghĩa”). Có thể nói đây là một nét đặc trng thể loại- tục ngữ thể hiện trong quan hệ vợ chồng: trọng nhân nghĩa, giàu tình thơng. Cùng với năm tháng, tình yêu có thể phai nhạt, nhng tình nghĩa lại càng sâu nặng hơn. Vì có tình thơng, có nhân nghĩa, nên cách ứng xử trong quan hệ vợ chồng ngời Việt dù có nhiều sắc thái nhng rất nhất quán: nếu may mà vợ chồng hoà hợp thì giữ nhau, không

nhờng cho ngời khác, nhng rủi mà vợ chồng không cân xứng, ngời ta vẫn cam chịu, không thay. Chính vì thế, tục ngữ đã khẳng định một tất yếu là vợ chồng phải gắn bó đến già, gắn bó trọn đời và gắn bó với nhau cả khi đã sang thế giới bên kia: Vợ chồng sống gửi thịt, chết gửi xơng (V369). Sự gắn bó ấy tạo nên sức mạnh giúp gia đình vợt qua mọi thử thách, sóng gió cuộc đời: Thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn. Đó là sức mạnh để làm thành một gia đình đoàn kết, gắn bó.

b. Sự mâu thuẫn trong tình cảm giữa vợ và chồng

Cuộc sống vốn rất phong phú, đa dạng. Vì vậy, bên cạnh những phát ngôn tục ngữ phản ánh những quan niệm “tốt” về gia đình nh hoà thuận, yêu th- ơng, thuỷ chung, hoà hợp, ta còn bắt gặp những phát ngôn tục ngữ phản ánh mặt trái ngợc trong quan hệ giữa vợ và chồng. Trong 714 phát ngôn nói về vợ chồng, có 51 phát ngôn nói đến sự mâu thuẫn, ngợc lại với sự gắn bó: Vợ chồng nh áo bận vào cởi ra (V386); Chồng ăn chả, vợ ăn nem (C1211); Vợ với chồng nh hồng với cốm, nào ngờ nh chó đốm mèo khoang (V429); Trai chê vợ mất của tay không, gái chê chồng một đồng trả bốn (T1385); Chê chồng chẳng bõ chồng chê (C798)…

Sự không gắn bó còn thể hiện ở chỗ mâu thuẫn vợ chồng có thể nẩy sinh khi không có tiền: Có tiền vợ vợ chồng chồng, hết tiền chồng đông vợ đoài

(C1978); Còn tiền còn duyên còn nợ, hết tiền hết vợ hết chồng (C2342) , khi…

làm ăn thất bát: Lúa tháng bảy vợ chồng rẫy nhau (L860); Lúa trỗ thập đòi, vợ chồng đánh nhau lòi mắt (L876); Cấy tháng bảy, vợ chồng rẫy nhau (C471)… ở đây, chúng ta cần chú ý tới cách thức diễn đạt của các phát ngôn tục ngữ này:

trong hai vế của phát ngôn tục ngữ thì một vế mang tính chất tạo cớ (hay nói cách khác chính là nguyên nhân) để dẫn đến vế thứ hai mang tính đúc kết, nghĩa là nội dung đợc thể hiện ở một vế, còn vế kia chỉ là cái cớ để giúp khẳng định nội dung mà thôi: Cấy tháng bảy, vợ chồng rẫy nhau: có nghĩa là cấy vào tháng bảy là cấy sai thời vụ thì sẽ dẫn đến thất thu, năng suất thu hoạch sẽ thấp, đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự lục đục trong gia đình khiến cho vợ chồng rẫy nhau, xem ra sự không gắn bó đợc thể hiện một cách khá gay gắt, tới mức chia lìa lứa đôi.

Nh vậy, nhìn chung, về số lợng, sự gắn bó thuỷ chung trong quan hệ vợ chồng chiếm u thế tuyệt đối so với sự không gắn bó (289/51 phát ngôn). Điều đó thể hiện tâm thức dân gian Việt hớng mạnh về sự chung thuỷ, nhân ái, coi trọng nghĩa tình trong quan hệ vợ chồng.

3.2.1.2. Vợ trong mối quan hệ với chồng

Qua thống kê, chúng tôi tập hợp đợc 249 phát ngôn tục ngữ nói về vợ trong mối quan hệ với chồng.

Các tác giả dân gian đã rất tinh tế trong việc phản ánh mối quan hệ vợ- chồng trên nhiều phơng diện. Trớc hết, đó là việc so sánh hai cảnh huống: có chồng và không có chồng thì đằng nào hơn? Phần lớn những phát ngôn tục ngữ đề cập đến việc có chồng đều thiên về ý tốt, về chiều hớng phát triển, sinh sôi nảy nở, đợc hạnh phúc: Vợ có chồng nh rồng có mây, chồng có vợ nh cây có rừng (V399); Gái có chồng nh rồng có cánh (G104); Có chồng thơng kẻ nằm không một mình (C1710); Gái có chồng, má hồng tơi tốt (G97) Bên cạnh…

những chiều hớng tốt đó thì khi có chồng, ngời vợ cũng phải chịu cảnh gò bó cũng nh phải chịu đựng và phải gánh trách nhiệm nặng nề: Có chồng chẳng đ- ợc đi đâu, có con chẳng đợc đứng lâu một giờ (C1713); Có chồng nh ngựa có cơng (C1715); Gái có chồng nh gông đeo cổ (G99); Có chồng phải gánh giang sơn nhà chồng (C1716); Có con phải khổ vì con, có chồng phải ngậm bồ hòn đắng cay (C1729) Tuy nhiên, những cảnh mà ng… ời vợ phải chịu khi có chồng đều thuộc về thiên chức của ngời phụ nữ. Đó là sự tự ý thức của ngời phụ nữ đã có chồng mà không có văn bản pháp luật nào quy định.

Còn khi ngời phụ nữ mà không có chồng thì tục ngữ phản ánh là thiếu sức sống, thiếu định hớng và sẽ bị chông chênh: Gái không chồng nh cối xay chết ngõng (G143), trong kết hợp: cối xay chết ngõng thì ngõng là một bộ phận có hình dáng giống cái mỏ chim để mắc vào tai cối xay, để cho cối xay quay. Nếu bộ phận này hỏng thì không thể xay đợc. Ta bắt gặp cách ví thiếu định h- ớng này qua một số hình ảnh sau: Gái không chồng nh phản gỗ long đanh

(G146); Gái không chồng nh thuyền không lái (G153); Voi trên rừng không bành không tróc, gái không chồng nh cóc cụt đuôi (V311)…

Có thể nhìn một cách tổng quát hai cảnh huống về mối quan hệ vợ- chồng cụ thể qua bảng sau:

Bảng 3.2

Hai cảnh huống về mối quan hệ vợ- chồng

Có chồng Không có chồng

chẳng đợc đi đâu nh phản gỗ long đanh gánh giang sơn nhà chồng nh nhà không nóc

ngậm bồ hòn đắng cay nh lợc gãy răng nh gông đeo cổ nh cối xay chết ngõng nh sông có nớc nh cải ngồng có xơ nh ngựa có cơng nh thuyền không lái

nh rồng có cánh nh cóc cụt đuôi nh rồng có mây nh rác nh rơm nh chông nh mác

má hồng tơi tốt thơng kẻ nằm không

Nh vậy, so sánh hai cảnh huống trên, ta có thể thấy: Nếu có chồng, cái mất của ngời phụ nữ là mất tự do, phải gánh trách nhiệm nặng nề với nhà chồng, phải âm thầm chịu đựng những điều đắng cay, còn cái đợc thì không đợc nói ra cụ thể, nhng cũng có thể hiểu là đợc nhiều, vì thế mới thơng kẻ không chồng. Nếu không chồng thì ngời phụ nữ sẽ mất chỗ dựa, sẽ bị thiếu hụt: chủ yếu là thiếu động lực để sống, để hoạt động, thiếu giá trị, không hoàn thiện. Từ sự so sánh ấy, tục ngữ dẫn đến một kết luận tất yếu là “có chồng là hợp quy luật, hợp lẽ đời”.

Từ cảnh huống có chồng, các tác giả dân gian đã phản ánh khá sinh động mối quan hệ của vợ đối với chồng: Xúc cảm của vợ xuất phát từ sự thiếu thốn của chồng: Đói bụng chồng, đau lòng vợ (Đ818). Ngời vợ đợc nhờ chồng, phụ thuộc vào chồng và gia đình chồng: Có ông chồng siêng nh có ông tiên nho nhỏ (C1892); Lấy chồng nhờ hồng phúc nhà chồng (L510); Lấy chồng ăn mày chồng (L488); Gái mạnh về chồng (G154); Phận gái theo chồng (P38); Thuyền mạnh về lái, gái mạnh về chồng (T869) Trong hôn nhân, ng… ời phụ nữ phải chịu may rủi: Tốt duyên lấy đợc chồng hiền (T1315); Tốt mối lấy đợc chồng sang (T1332); Tốt số lấy đợc chồng quan (T1343); Vô duyên lấy phải chồng đần (V327); Vô duyên lấy phải chồng già (V325); Chê chồng trớc đánh đau, gặp chồng sau mau đánh (C799) Giá trị, phẩm chất của ng… ời vợ đợc quy định bởi ngời chồng: Chồng vinh thì vợ mới sang (C1291); Chồng khôn vợ đợc đi hài (C1258); Phu quý, phụ vinh (P77) (Chồng sang, vợ đợc vinh hiển); Chồng yêu cái tóc nên dài, cái duyên nên đẹp, cái tài nên khôn (C1294); Con h bởi tại cha dong, vợ h bởi tại thằng chồng cả nghe (C2203); Vợ quá chiều ngoen ngoẻn nh chó con liếm mặt, vợ phải rẫy tiu nghỉu nh mèo lành mất tai (V424)

Nh vậy, trong quan hệ với ngời chồng thì ngời vợ đóng vai trò bị động nhiều hơn, là ngời phải chịu đựng, phải hy sinh, thậm chí là phải chấp nhận, phải cam chịu. Đây là những biểu hiện tiêu biểu cho chế độ phụ hệ. Sự bị động của ngời vợ đợc thể hiện ở những yếu tố sau: Bớc vào hôn nhân là chịu sự may rủi- may thì lấy đợc chồng hiền, chồng sang , không may thì lấy phải chồng…

đần, chồng vũ phu mà nhiều khi trốn tránh cũng không đ… ợc vì số phận đã định đoạt rồi. Về ở với chồng, ngời vợ phải dựa vào chồng, nhờ chồng mà có phúc, có sức mạnh, cho nên phải theo chồng. Nhiều khi, giá trị riêng của ngời phụ nữ không còn phụ thuộc vào bản thân họ nữa, mà bị thay đổi theo cách nhìn, cách ứng xử, vị thế của chồng- chồng yêu thì mọi thứ ở ngời vợ đều tốt đẹp, chồng chiều thì vênh vang, chồng rẫy thì tiu nghỉu, chồng giàu sang thì vợ cũng phú quý. Chồng cũng là nguồn cảm xúc của vợ- sắc thái tình cảm của ngời vợ biểu hiện theo tình trạng của chồng, nhng không thấy một phát ngôn tục ngữ nào nói đến những cảm xúc vui mà chỉ có cảm xúc buồn, nhất là khi chồng

khốn khó thì vợ đau lòng. Bên cạnh sự cam chịu cũng nh những đức tính, phẩm chất tốt của ngời vợ đối với chồng thì tục ngữ cũng phản ánh những mặt tiêu cực của ngời vợ: Đó là tính không thật thà, không biết điều của vợ: Chồng ra khỏi cửa nồi ba, chồng ở nhà niêu mốt (C1276); Chồng rẫy thì lơ chơ, chồng chờ thì lỏng chỏng (C1277); Chồng vo tròn, vợ bóp bẹp (C1292) Đó là thói…

lẳng lơ: Có chồng càng dễ chơi ngang, đẻ ra con thiếp con chàng con ai

(C1712); Chồng ăn chả, vợ ăn nem (C1211); Quầy quậy nh gái rẫy chồng ốm

(Q182) Đó là sự độc ác: … Tay tiêm thuốc cống, miệng mời lang quân (T103);

Gái giết chồng chứ đàn ông ai giết vợ (G129) Đây là một kết luận khá bất…

ngờ mà tục ngữ nêu ra khi nói về ngời phụ nữ là giết chồng, không những vậy

Một phần của tài liệu Cấu trúc ngữ nghĩa của các phát ngôn tục ngữ nói về các mối quan hệ trong gia đình người việt (Trang 66 - 79)