Quan hệ dâu rể với gia đình

Một phần của tài liệu Cấu trúc ngữ nghĩa của các phát ngôn tục ngữ nói về các mối quan hệ trong gia đình người việt (Trang 90 - 94)

38 12,5% 4 Thể hiện những quan niệm về phong tục

3.2.3. Quan hệ dâu rể với gia đình

Với 106 phát ngôn tục ngữ, các tác giả dân gian phản ánh khá sâu sắc quan hệ của gia đình đối với con dâu, con rể, trong đó nói nhiều hơn về quan hệ với con dâu. Chúng tôi có thể chia thành các mối quan hệ cơ bản sau:

a. Mối quan hệ giữa con dâu với gia đình chồng

Trong mối quan hệ giữa con dâu với gia đình chồng thì tục ngữ quan tâm nhiều nhất là mối quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu. Mối quan hệ này đã đi vào tâm thức ngời Việt, trở thành định kiến là bao giờ cũng xấu. Tục ngữ phản ánh mối quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu chẳng lấy gì gắn bó, thân thiết. Họ thờng không u nhau và chẳng bao giờ nói tốt về nhau: Mẹ chồng không ai nói tốt nàng dâu, nàng dâu đâu có nói tốt mẹ chồng (M379); Mẹ chồng nàng dâu, chủ nhà ngời ở yêu nhau bao giờ (M382)... Tình cảm giữa mẹ chồng với con dâu là thứ tình cảm không thật: Thật thà cũng thể lái trâu, yêu nhau cũng thể nàng dâu mẹ chồng

(T465).Trên thực tế, dới chế độ xa, nghề lái trâu đợc xem là một nghề buôn bán không thật thà nhất trong các nghề buôn bán. Với nghệ thuật so sánh, phát ngôn tục ngữ này thể hiện một cách cụ thể quan hệ tình cảm giữa mẹ chồng và nàng dâu cũng chỉ nh những ngời làm nghề “lái trâu” mà thôi. Mối quan hệ có khi trở thành định kiến không thể điều tiết đợc: Dâu vô nhà, mụ gia ra ngõ (D116); Đói thì ăn khế ăn sung, trông thấy mẹ chồng thì nuốt chẳng trôi (Đ847); Ưa nhau cũng thể nàng dâu mẹ chồng (Ư2)...

Tục ngữ đề cập đến mối quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu thờng thiên về sự chịu đựng lẫn nhau chứ không hề yêu thơng nhau. Khi mẹ chồng chết, vì quan hệ đối ngoại mà ngời con dâu phải khóc nhng trong lòng họ không có tính cảm: Thơng chồng phải khóc mụ gia, ta đây với mụ có bà con chi (T1012). Họ buộc phải sống với nhau nhng không a nhau nên có một số phát ngôn tục ngữ cùng phản ánh sự trái ngợc này: Bố chồng là lông con phợng, mẹ chồng là tợng mới tô, nàng dâu là bồ nghe chửi (B579) thì phát ngôn tục ngữ này phản ánh nỗi khổ, sự chịu đựng của ngời con dâu, nhng phát ngôn: Bố chồng là ông lợn bạch, mẹ chồng là đách lợn lang, nàng dâu mới về là hoàng thái hậu (B580) lại đề cao ngời con dâu.

Tục ngữ cũng đã ghi lại thái độ đối xử không tốt của ngời con dâu đối với mẹ chồng: Rau muống tháng chín, nàng dâu nhịn cho mẹ chồng ăn (R62). Mới nghe “nàng dâu nhịn cho mẹ chồng ăn” ngỡ là nàng dâu hiếu thảo nhng đây là cách nói bóng gió để chỉ cách đối xử không tốt của nàng dâu đối với mẹ chồng vì tháng chín có sơng muối, rau muống già và chát không thể ăn đợc nên nàng

dâu mới nhịn để mẹ chồng ăn. Có thể thấy rõ hơn thái độ không tốt của con dâu đối với mẹ chồng qua các phát ngôn sau: Mẹ chồng nói một, nàng dâu đối mời

(M384); Bắt chấy cho mẹ chồng nh bồ nông mò bể (B311); Mẹ chồng vai gồng vai gánh, cới dâu về để thánh lên thờ (M386); Cha học làm dâu, đã hay đâu làm mẹ chồng (C1590)...

Vậy thái độ đối xử của con dâu với mẹ chồng tại sao lại thiếu lễ phép nh vậy? Có lẽ một phần cũng là vì có những ngời mẹ chồng dữ tính, có những ngời mẹ chồng phân biệt đối xử bất công với con dâu: Trời ma ớt lá đài bi, con mẹ, mẹ xót, thơng gì con dâu (T2007); Con dâu thì dại, con gái thì khôn (C2123);

Muốn nói không làm mẹ chồng mà nói (M1224); Nàng dâu là bồ chịu chửi

(N34)...

Trong gia đình chồng, mối quan hệ giữa chị em dâu và chị em chồng cũng không mấy tốt đẹp: Giặc bên Ngô không bằng bà cô bên chồng (G544). Tục ngữ cũng thể hiện mối quan hệ gay gắt giữa họ: Chị em dâu nấu đầu trâu lủng nồi, chị em chồng nấu nồi đồng đứt quai (C898); Chị dâu làm đâu ra đấy, em chồng ăn bậy nói sau lng (C891); Em chồng ở với chị dâu, coi chừng kẻo nó giết nhau có ngày (E2); Chị dâu lội sông, em chồng đi mảng (C892)...

Quan hệ giữa chị em dâu và nhà chồng cũng đầy phức tạp. Họ là ngời d- ng nớc lã, không cùng dòng máu, chỉ cùng về làm dâu trong một gia đình cho nên họ thờng ganh tỵ với nhau, sống không thành thật với nhau: Chị em dâu cái đầu lúc lắc (C895); Chị em dâu nh bầu nớc lã (C899); Chị em dâu nói trâu thành bò (C901); Chị em dâu ở lâu mới biết (C902)...

b. Mối quan hệ giữa con rể với gia đình vợ

Quan hệ giữa con rể với gia đình vợ đợc tục ngữ tổng kết là mối quan hệ không mấy gắn bó: Thơng con mà dễ, thơng rể mà khó (T1017), có khi con rể bị đối xử bất công: Của mình thì để, của rể thì bòn (C2678). Có những ngời con rể hiền lành, thật thà thì cha mẹ vợ cũng rất thơng yêu, quý trọng, có khi còn hơn con trai họ đẻ ra: Rể hiền hơn con trai. Tuy nhiên có những ngời con rể lại đối xử với bố mẹ vợ rất nhạt nhẽo, có khi còn coi thờng họ: Bố vợ là vớ quai chèo, mẹ vợ là bèo trôi sông (B588)... Sự gắn bó giữa con rể với gia đình vợ là

rất mờ nhạt, nhất là tình cảm của cháu rể với bà: Buồn tanh cháu rể khóc đa bà

(B738); Buồn tênh cháu rể khóc đa bà, một tiếng khóc là ba tiếng à (B739)... Con rể thờng có cuộc sống độc lập với gia đình vợ nhng cũng có nhiều tr- ờng hợp con rể phải phụ thuộc vào cha mẹ vợ. May mắn thì đợc nhờ nhà giàu có:

Làm rể nhà giàu vừa đợc cơm no, vừa đợc bò cỡi (L189). Bên cạnh đó tục ngữ cũng phản ánh thái độ chế giễu đối với những ngời con rể phải phụ thuộc vào nhà vợ: Tài trai gửi rể (T21), Con rể ở nhà bố mẹ vợ chẳng khác nào : Chó chui gầm chạn (C1117), lúc nào cũng phải khép nép, giữ gìn lời ăn tiếng nói, ra vào phải khuôn phép: Thứ nhất tờ khai, thứ hai nhà vợ (T963).

Trong gia đình vợ, cách ứng xử của anh em rể phải theo nghi lễ, còn con trai trởng là ngời có vai trò quan trọng, có uy quyền: Anh em rể đúng lệ mà theo, sợ cái mắt nheo của ông con trởng (A139). Tuy nhiên, mối quan hệ giữa anh em rể với nhau lại không gắn bó: Anh em rể đánh nhau sể đùi (A138); Yêu nhau chị em gái, rái nhau chị em dâu, đánh nhau vỡ đầu là anh em rể (Y55)...

Nhìn chung, ngời Việt xa có quan niệm khá công bằng về con dâu, con rể. Điều này có cơ sở xã hội- xa kia, trong công xã nông thôn, với luỹ tre làng bao bọc, quan hệ giữa các thành viên trong làng khá mật thiết, mà việc lấy vợ lấy chồng thờng khép kín trong luỹ tre làng, do đó, dâu rể không phải là những ngời xa lạ và việc họ trở thành thành viên chính thức trong gia đình là điều dễ chấp nhận. Tuy cùng là thành viên mới của gia đình sau khi thành hôn, nhng ngời đàn ông không gắn bó với gia đình vợ bằng ngời đàn bà gắn bó với gia đình chồng- dâu là con, nuôi dễ; rể là khách, nuôi khó. Điều này cũng chứng minh cho chế độ phụ quyền của xã hội Việt Nam xa, trong đó khi đã thành gia thất, thì ngời phụ nữ phải trao thân gửi phận cho gia đình chồng. Tuy vậy, ngời phụ nữ không phải là ngời phụ thuộc hoàn toàn vào gia đình chồng, ngợc lại vẫn có vai trò điều tiết quan hệ của gia đình chồng, bởi vì tục ngữ đã chỉ ra rằng lấy đợc dâu hiền là nhà có phúc, còn lấy phải dâu dại thì nhà thật vô duyên. Bên cạnh mặt tích cực nói trên, trong quan hệ dâu rể, những biểu hiện tiêu cực cũng khá phổ biến: về số lợng, số phát ngôn tục ngữ nói về tiêu cực là 44 bằng 41,5% số phát ngôn nói về quan hệ dâu rể với gia đình. Về nội dung, tính chất tiêu cực

khá nghiêm trọng, trong đó quan hệ mẹ chồng- nàng dâu có nhiều tiêu cực nhất, tới mức là phổ biến và không thể điều tiết đợc.

Một phần của tài liệu Cấu trúc ngữ nghĩa của các phát ngôn tục ngữ nói về các mối quan hệ trong gia đình người việt (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w