Quan hệ giữa cha mẹ và con

Một phần của tài liệu Cấu trúc ngữ nghĩa của các phát ngôn tục ngữ nói về các mối quan hệ trong gia đình người việt (Trang 79 - 90)

38 12,5% 4 Thể hiện những quan niệm về phong tục

3.2.2.Quan hệ giữa cha mẹ và con

Trong tổng số 1443 phát ngôn tục ngữ nói về các mối quan hệ trong gia đình, chúng tôi đã thống kê đợc 531 phát ngôn tục ngữ nói về quan hệ cha mẹ và con, chiếm 36,8% trong đó có thể chia làm 4 mối tơng quan: tơng quan giữa cha mẹ với con, tơng quan giữa con với cha mẹ, tơng quan giữa mẹ và con, tơng quan giữa cha và con, cụ thể qua bảng sau:

Bảng 3.4

Các mối tơng quan chính nói về quan hệ cha mẹ và con

STT Các mối tơng quan chính Số liệu cụ thể Tỷ lệ (%) 1 Tơng quan giữa cha mẹ với con 213 40,1% 2 Tơng quan giữa con với cha mẹ 126 23,7% 3 Tơng quan giữa mẹ và con 108 20,4% 4 Tơng quan giữa cha và con 84 15,8%

3.2.2.1. Tơng quan giữa cha mẹ với con

Qua 213 phát ngôn tục ngữ, các tác giả dân gian nêu lên khá đầy đủ các mối quan hệ giữa cha mẹ với con. Chúng tôi có thể phân thành các nhóm cụ thể nh sau:

a. Sự phụ thuộc của con vào cha mẹ: Cha mẹ là chỗ dựa vững chắc cho con cái: Cha mẹ giàu con có, cha mẹ khó con không (C520); Bé thì nhờ mẹ nhờ cha, lớn lên nhờ vợ, lúc già nhờ con (B395); Cha sinh, mẹ dỡng (C530)... Nhng khi sinh con ra thì cha mẹ lại không thể có sự lựa chọn việc sinh con nh thế nào cho tốt: Cha mẹ sinh con, trời sinh tính (C525); Sinh con ai nỡ sinh lòng, mua da ai biết trong lòng quả da (S179); Sinh con ai nỡ sinh lòng, sinh con ai chẳng vun trồng cho con (C180)...

b. Sự hy sinh của cha mẹ cho con: Cha mẹ phải vất vả vì con: Có con phải khổ vì con (C1727); Nuôi con trẻ nh vần cơm chín (N1338); Có con tội sống, không có con tội chết (C1731); Hai vợ chồng son đẻ một con hoá bốn

(H36); Con là nợ, vợ là oan gia (C2221); Cũng vì một chút con thơ, cho nên giải chiếu dập dơ trăm đờng (C2781)... Cha mẹ tốn kém vì con: Của mòn, con lớn (C2681); Con không học, thóc không vay (C2217); Một sào lúa non, nuôi con nửa ngày (M975); Nuôi con thì tốn tiền quà, nuôi gà thì tốn tiền thóc

(N1337)... Vì tình thơng con quá lớn mà cha mẹ đã hy sinh tất cả cho con và có những lúc tình cảm của cha mẹ thiên vị về con của mình cũng là điều đễ hiểu:

Bênh con lon xon mắng ngời (B437); Con vua tốt vua dấu, con tôi xấu tôi yêu

(C2311)... Vì thiên vị nên con mình làm điều xấu cũng cho là tốt, ngợc lại con ngời ta bình thờng thì cũng chê bai: Con ngời ỉa đầu đờng thì thối, con mình ỉa đầu gối thì không (C2254); Cứt con ngời chê thối chê tanh, cứt con mình nấu canh cũng ngọt (C2843)... Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho cha mẹ có lúc mất tỉnh táo vì con: Mấy ai biết lúa von, mấy ai biết con h

(M360)...

c. Sự nơng tựa vào con lúc về già: Những ngời làm cha, làm mẹ ai cũng mong muốn khi về già sẽ đợc dựa vào con của mình, không chỉ về mặt vật chất mà còn cả mặt tinh thần, nhng về mặt tinh thần là quan trọng nhất: Trẻ cậy cha,

già cậy con (T1710); Giàu lúc còn son, giàu lúc con lớn (G480); Có của cậy của, không có của cậy con (C1745); Giàu về con khó về con (G534); Có con nhờ con, có của nhờ của (C1724)...

d. Cách thức ứng xử của cha mẹ với con: Cha mẹ phải dạy dỗ, chỉ bảo cho con cái từ khi còn bé: Uốn cây từ thuở còn thơ, dạy con từ thuở con còn ngây thơ (U13); Dạy con dạy thuở còn thơ, dạy vợ dạy thuở ban sơ mới về

(D65); Có con bỏ ngõ nh liều con h (C1721); Cha mẹ trông đi thì con dại, cha mẹ trông lại thì con khôn (C526); Mẹ dạy thì con khéo, bố dạy thì con khôn

(M390); Có con không dạy để vậy mà nuôi (C1722); Nuôi con chẳng dạy chẳng răn, thà rằng nuôi lợn mà ăn lấy lòng (N1333); Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy (M1234)... Phải chăm lo về vật chất:

Có của để lại cho con, không có để nợ cho con (C1748)...cũng nh phải gần gũi con cái: Con đâu cha mẹ đấy (C2128)... Cha mẹ cũng phải có trách nhiệm với con: Con dại, cái mang (C2119); Sinh con ai chẳng vun trồng cho con (S178);

Đói lòng con héo hon cha mẹ (Đ835)..., hy sinh cho con: Chim trời ai dễ đếm lông, nuôi con ai dễ kể công tháng ngày (C1037); Nuôi con không phép kể tiền cơm (N1334)...và phải điều tiết quan hệ gia đình để đảm bảo quyền lợi cho con: Yêu con cậu mới đậu con mình (Y35)... Bên cạnh đó, tục ngữ cũng phản ánh việc cha mẹ có lúc đối xử bất công với con: Con đen thì bỏ, con đỏ thì tìm

(C2132); Con dòng thì bỏ xuống đất, con vất thì đem lên sàn (C2125); Yêu con đỏ, bỏ con đen (Y38)...

Qua các nội dung trên đây, chúng tôi nhận thấy tục ngữ phản ánh đầy đủ quá trình từ khi cha mẹ cha sinh con, đến lúc nuôi con khôn lớn rồi về già nhờ con, cách thức ứng xử với con. Tục ngữ đúc kết quan hệ cha mẹ- con theo nhiều mặt cả tinh thần lẫn vật chất, cả mặt tốt lẫn mặt còn hạn chế.

Tình trạng “sinh con trời sinh tính”, “ai nỡ sinh lòng” thể hiện sự không thể lựa chọn của cha mẹ khi sinh con- ai cũng mong sinh đợc con tốt tính, nhng nhiều khi lại sinh con trái tính. Có ý kiến phê phán hai phát ngôn này mang tính duy tâm, phủ nhận vai trò của con ngời. Nhng chúng ta cần hiểu rằng, trong quan niệm dân gian, con ngời bên cạnh “tính” còn có “nết”- Cái nết đánh chết

cái đẹp Vậy cái tính do tự nhiên sinh ra, hoặc nói theo sinh học là do di…

truyền, còn nết thì do rèn mà có. Chính vì vậy, tục ngữ coi trọng vai trò của giáo dục, việc dạy dỗ con đợc nêu lên hàng đầu trong trách nhiệm của cha mẹ với con, không những vậy, phải giáo dục từ rất sớm- “dạy con từ thuở con còn ngây thơ”, “dạy con từ thuở còn thơ”, bởi vì nếu không chịu giáo dục, cứ “để vậy mà nuôi”, chắc chắn con sẽ chẳng nên ngời. Tục ngữ cũng đã khẳng định công lao to lớn của cha mẹ đối với con, nhìn chung, đó là sự hy sinh về tinh thần và vật chất, sự hy sinh vô t. Đáng chú ý nhất là tục ngữ tổng kết 7 cách thức ứng xử của cha mẹ với con thì 6 cách thể hiện trách nhiệm cao với con, chỉ có 1 cách thể hiện sự bất công của cha mẹ trong ứng xử giữa con này với con khác. Căn cứ vào số lợng và nội dung của các phát ngôn tục ngữ, có thể thấy các tác giả dân gian đề cao nhất là trách nhiệm của cha mẹ đối với việc hình thành nhân cách của con, cũng là thể hiện trách nhiệm với gia tộc, với đời sau. Đây là cách mà nhân dân đã vận dụng khéo léo mặt tích cực của Nho giáo vào việc xây dựng gia đình Việt, làm cho nó trở thành yếu tố tích cực trong truyền thống của dân tộc, hiện nay đang đợc kế thừa và phát huy.

3.2.2.2. Tơng quan giữa con với cha mẹ

Mối quan hệ giữa con với cha mẹ đợc tục ngữ đề cập đến ít hơn mối quan hệ giữa cha mẹ và con (126 phát ngôn), với nội dung không phong phú bằng. Chúng tôi có thể phân thành các nhóm sau:

a. Vai trò của cha mẹ đối với con: Cha mẹ có vai trò quan trọng đối với cuộc sống của con cái. Con cái phải dựa vào cha mẹ không chỉ về vật chất, tinh thần mà còn cả sự định hớng cho tơng lai: Có cha mẹ nh chim có tổ (C1699);

Con có cha nh nhà có nóc, con có mẹ nh măng ấp bẹ (C2105); Có cha có mẹ thì hơn, không cha không mẹ nh đờn không dây (C1698)...

b. Sự ảnh hởng trực tiếp của con cái tới cha mẹ: Con cái có ảnh hởng rất lớn tới đời sống tinh thần của cha mẹ. Con cái giỏi giang là niềm tự hào của cha mẹ: Con cái khôn ngoan vẻ vang cha mẹ (C2073); Con khôn nở mặt cha mẹ

(C2209)... Ngợc lại con cái mà dại dột thì cha mẹ cũng là ngời phải gánh chịu:

Con dại, cái mang (C2119)... Cha mẹ luôn mong muốn con cái của mình sống hoà thuận, đoàn kết với nhau: Anh em trên thuận dới hoà, họ hàng đẹp mặt,

mẹ cha vui lòng (A144)... Bên cạnh đó, cũng có những phát ngôn tục ngữ nói về việc con cái bòn của cha mẹ: Muốn cho gần mẹ gần cha, khi vào thúng thóc khi ra quan tiền (M1181); Con gái là cái bòn (C2167)...và có những quan điểm của con không thống thất với cha mẹ: Đời cha vo tròn, đời con bóp bẹp

(Đ1028); Đẹp duyên nhng chẳng đẹp lòng mẹ cha (Đ543)...

c. Cách ứng xử của con đối với cha mẹ: Con cái phải biết gắn bó, tình cảm với cha mẹ : Phụ mẫu tồn bất khả viễn du (P100); Chó chẳng chê chủ nghèo, con chẳng chê bố mẹ khó (C1106); Con giữ cha, gà giữ ổ (C2193)... Phải biết nghe lời cha mẹ: Cá chẳng ăn muối cá ơn, con cỡng cha mẹ trăm đờng con h

(C50); Dạy con, con chẳng nghe lời, con nghe ông hểnh đi đời nhà con (D64)... Đặc biệt phải biết ơn cha mẹ : Ơn cha, nhờ mẹ (Ơ81); Ơn cha là ba ngàn bảy, nghĩa mẹ là bảy ngàn ba (Ơ80); Lên non mới biết non cao, nuôi con mới biết công lao mẫu tử (L606); Có nuôi con mới biết lòng cha mẹ (C1886)..., biết quý trọng cha mẹ: Cha cũng kính, mẹ cũng vái (C494); Nhất mẹ, nhì cha , thứ ba bà ngoại (N814)... và phải biết điều hoà quan hệ giữa vợ với cha mẹ: Bình phong cẩn ốc xà cừ, vợ h rẫy vợ đừng từ mẹ cha (B501); Mất mẹ mất cha thật là khó kiếm, chớ đạo vợ chồng chẳng hiếm gì nơi (M305)...

Nội dung chủ yếu mà tục ngữ tổng kết về mối quan hệ giữa con với cha mẹ là lòng kính yêu, biết ơn, biết nghe lời, biết gắn bó tình cảm. Cả 5 cách thức ứng xử của con với cha mẹ đều hớng vào sự gắn bó, biết ơn, biết quý trọng của con đối với cha mẹ. Trong rất nhiều mối quan hệ trong gia đình, tục ngữ chỉ tổng kết về mâu thuẫn trong quan hệ giữa con- cha mẹ với vợ, và khẳng định rằng nếu phải lựa chọn giữa vợ và cha mẹ thì phải chọn cha mẹ. Nh vậy, theo quan niệm dân gian, trong gia đình, yếu tố đe doạ quan hệ cha mẹ con chính là nàng dâu. Điều này phù hợp với tâm thức của ngời Việt mà tục ngữ đã tổng kết về quan hệ giữa mẹ chồng- nàng dâu, đó là mối quan hệ chẳng lấy gì gắn bó, thân thiết. Tuy vậy, nếu vận dụng quan niệm về hai vế trong tục ngữ, trong đó có vế tạo cớ thờng chỉ để dẫn dắt, thì có thể thấy tục ngữ không có ý đối lập giữa cha mẹ và vợ, mà chỉ dùng khái niệm vợ nh một hình tợng để dẫn dắt đến ý cần đúc kết là con không đợc từ cha mẹ. Quan niệm này cũng phù hợp với quan niệm của Nho giáo là trọng cha mẹ. Bên cạnh đó, tục ngữ cũng đúc kết con cái

phải biết nghe lời cha mẹ. Tục ngữ đã dùng những hình ảnh ngợc lại để nhấn mạnh việc nếu con cái không biết nghe lời thì sẽ h hỏng, sẽ dẫn đến hậu quả khó lờng.

3.2.2.3. Tơng quan giữa mẹ và con

Số phát ngôn tục ngữ nói về quan hệ giữa mẹ và con là 108 phát ngôn, nhiều hơn số phát ngôn nói về quan hệ giữa cha và con là 24 phát ngôn. Điều đó nói lên vị trí, vai trò của ngời mẹ đối với việc chăm sóc và nuôi dạy con cái. Mối quan hệ giữa mẹ và con biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau. Càng cụ thể hoá các mối quan hệ, tục ngữ, nh tấm gơng phản chiếu cuộc sống, càng tôn vinh hình ảnh cao cả của ngời mẹ hy sinh tất cả vì con. Những biểu hiện tiêu cực không phải dòng chảy chính của mối quan hệ này. Mối quan hệ giữa mẹ và con đợc chia thành các nhóm sau:

a. Trách nhiệm sinh con, nuôi dạy con cái: Tục ngữ đề cao trách nhiệm sinh con và nuôi dạy con cái của ngời mẹ. Trớc hết, đó là trách nhiệm sinh con. Ngời xa có cách nhìn nhận về chức năng sinh nở của ngời phụ nữ nh một thang giá trị. Nếu ngời phụ nữ không có con là có tội với cả dòng tộc, đặc biệt là không có con trai. Tục ngữ đã đề cập đến ngời phụ nữ không có con sẽ rất cô đơn: Có chồng mà chẳng có con, khác nào hoa nở trên non một mình (C1714). Cho nên tâm lý chung của những ngời phụ nữ khi đã lấy chồng là thích có nhiều con: Nhiều con giòn mẹ (N897)... Thứ hai là trách nhiệm nuôi dạy con cái. Trách nhiệm trong gia đình của ngời phụ nữ không chỉ sinh con mà còn nuôi dạy con khôn lớn, trởng thành. Việc con cái h hỏng hay thành bại là do cả cha lẫn mẹ nhng chủ yếu là mẹ: Con h tại mẹ, cháu h tại bà (C2205); Con h tại mạ, má h tại tra (C2204)... Ngời mẹ có trách nhiệm về phẩm chất của con: Mẹ ngoảnh đi con dại, mẹ ngoảnh lại con khôn (M414); Con dại cái mang

(C2119)... Việc nuôi dạy con nên ngời là niềm vinh hạnh, tự hào của ngời mẹ, ngời bà; còn con h là một nỗi đau to lớn và sắc thái tinh thần của mẹ phụ thuộc vào con: Đẻ con khôn thì mát nh quạt, đẻ con dại thì rát nh hơ (Đ488); Đẻ con khôn mát l... rời rợi, đẻ con dại thảm hại cái l... (Đ487)...

b. Tình cảm sâu nặng giữa mẹ và con: Trái với quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu thì mối quan hệ giữa mẹ và con thờng thiên về sự tốt đẹp, yêu th-

ơng nhau. Về tình cảm, đây là quan hệ đáng trân trọng nhất trong các biểu hiện tình cảm của con ngời. Tục ngữ Việt phản ánh quan hệ giữa mẹ và con luôn ngập tràn sự yêu thơng, gắn bó, sự quấn quýt lẫn nhau: Ngầm ngập nh mẹ gặp con, lon xon nh con gặp mẹ (N248); Sành sẹ nh mẹ với con, lon ton nh con với mẹ (S56); Mẹ con một lần da đến ruột (M387); Nhất mẹ nhì con (N815); Máu loãng còn hơn nớc lã, chín đời họ mẹ còn hơn ngời dng (M114)...Cuộc sống của con phải dựa vào mẹ: Con có mẹ nh măng ấp bẹ (C2109); Con ấp vú mẹ

(C2059); Con có mạ nh thiên hạ có vua (C2110); Đầu măng ngã gục vào tre, nơng nhờ vào mẹ kẻo e bão gào (Đ436)..., phụ thuộc vào mẹ: Có má ở nhà mới có cá mà ăn (C1848); Con có khóc, mẹ mới cho bú (C2108); Canh suông khéo nấu thì ngon, mẹ già khéo nói thì con đắt chồng (C226); Mẹ ăn cơm chả, con lả bụng (M372)...

c. Sự hy sinh của mẹ cho con: Ngời mẹ từ lúc sinh con đến lúc nuôi dạy con khôn lớn, trởng thành đều hy sinh tất cả vì con: Có chồng chẳng đợc đi đâu, có con chẳng đợc đứng lâu một giờ (C1713); Ngời chửa, cửa mả (N467);

Sinh đợc một con, mất một hòn máu (S185); Có con phải khổ vì con, có chồng phải gánh giang sơn nhà chồng (C1728); Chỗ ớt mẹ nằm, ráo xê con lại

(C1207); Con biết nói, mẹ hói đầu (C2067); Con biết ngồi, mẹ rời tay (C2066);

Con lên ba, mẹ sa xơng sờn (C2223); Con lên ba mới ra lòng mẹ (C2224);

Một con sa bằng ba con đẻ (M783); Một mẹ già bằng ba đứa ở (M883)... Mẹ phải chịu sự khó khăn, vất vả vì con nhng con đáp lại thì không tơng xứng: Mẹ nuôi con biển hồ lai láng, con nuôi mẹ kể tháng kể ngày (M416); Mẹ nuôi con bằng trời bằng bể, con nuôi mẹ con kể từng ngày (M415); Mẹ nuôi con dùng dùng nén nén, con nuôi mẹ không đợc một nẹn trong tay (M417); Một mẹ nuôi đợc mời con, mời con không nuôi đợc một mẹ (M886); Mẹ sớm chiều ngợc xuôi tất tởi, con đẫy ngày đám dới đám trên (M419); Ngày sau con tế ba bò, sao bằng lúc sống con cho lấy chồng (N231)...

d. Quan niệm nhân sinh biện chứng giữa mẹ và con: Trong quan hệ mẹ- con, tục ngữ theo sát cuộc sống của ngời mẹ, từ lúc mang thai, đẻ con, tới khi con lớn, mẹ về già, mẹ goá chồng. Sự quan tâm của dân gian đối với ngời mẹ thể hiện

tinh thần trọng mẫu của ngời Việt. Ngời phụ nữ trong gia đình chịu ảnh hởng của đạo Nho: Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử (T27) (ở nhà theo cha, lấy chồng theo chồng, chồng chết theo con) ...Ngời xa quan niệm ngời mẹ có ảnh hởng rất lớn tới con cái: Con nhờ đức mẹ (C2264); Đức hiền tại mẹ (Đ1084);

Phúc đức tại mẫu (P116); Mẹ đần lại đẻ con đần, gạo chiêm đem giã mấy lần vẫn chiêm (M392); Mẹ nào con ấy (M413)...Tuy nhiên, khi sinh con ra thì ngời

Một phần của tài liệu Cấu trúc ngữ nghĩa của các phát ngôn tục ngữ nói về các mối quan hệ trong gia đình người việt (Trang 79 - 90)