38 12,5% 4 Thể hiện những quan niệm về phong tục
3.3. Một số nhận xét khái quát về ngữ nghĩa của các phát ngôn tục ngữ nói về các mối quan hệ trong gia đình ngời Việt.
ngữ nói về các mối quan hệ trong gia đình ngời Việt.
3.3.1. Trong quan hệ vợ chồng, tục ngữ đề cập đến bốn nội dung cơ bản đó là: tình cảm giữa vợ và chồng; vợ trong mối quan hệ với chồng; chồng trong mối quan hệ với vợ và cách thức ứng xử trong quan hệ vợ- chồng. Trong các nội dung này, tục ngữ đã đề cập đến các khía cạnh của cuộc sống vợ- chồng rất phong phú và đa dạng, từ tình cảm gắn bó cho đến những mâu thuẫn trong quan hệ vợ- chồng; từ cảnh không có chồng, không có vợ cho tới cảnh có chồng, có vợ và đa ra các tình huống ứng xử cụ thể trong quan hệ vợ- chồng.
3.3.2. Trong quan hệ giữa cha mẹ và con, chúng tôi chia thành bốn mối t- ơng quan chính: Tơng quan giữa cha mẹ với con, tơng quan giữa con với cha mẹ, tơng quan giữa mẹ và con, tơng quan giữa cha và con. Về tơng quan giữa cha mẹ với con, tục ngữ đề cập đến các nội dung, đó là: Sự phụ thuộc của con vào cha mẹ; sự hy sinh của cha mẹ cho con; sự nơng tựa vào con lúc về già và cách thức ứng xử của cha mẹ với con. Về tơng quan giữa con với cha mẹ, tục ngữ cũng đề cập đến các nội dung cơ bản đó là: Vai trò của cha mẹ đối với con;
sự ảnh hởng trực tiếp của con cái tới cha mẹ và cách thức ứng xử của con đối với cha mẹ. Về tơng quan giữa mẹ và con, tục ngữ phản ánh các nội dung: trớc hết là trách nhiệm sinh con, nuôi dạy con cái; thứ hai là tình cảm sâu nặng giữa mẹ và con; thứ ba là sự hy sinh của mẹ cho con; thứ t là quan niệm nhân sinh biện chứng trong quan hệ mẹ- con. Về tơng quan giữa cha và con, tục ngữ đề cập đến vai trò trụ cột của ngời cha; trách nhiệm nuôi dạy con cái và quan niệm nhân sinh biện chứng trong quan hệ cha- con. Tục ngữ đã phản ánh các mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái khá kỹ lỡng, cụ thể bằng 4 mối tơng quan nêu trên. Mỗi mối tơng quan lại đợc nhìn nhận ở các khía cạnh khác nhau. Mỗi khía cạnh đợc đề cập đều cho ta thấy sự tác động qua lại cũng nh sự ảnh hởng lẫn nhau giữa cha mẹ và con. Cha mẹ có vai trò hết sức quan trọng đối với con cái và con cái cũng có ảnh hởng rất lớn đến cha mẹ. Từ đó cũng thấy đợc tình cảm gắn bó rất sâu nặng trong quan hệ cha mẹ và con.
3.3.3. Trong quan hệ dâu rể với gia đình, chúng tôi phân thành 2 mối quan hệ cơ bản đó là: mối quan hệ giữa con dâu với gia đình chồng và mối quan hệ giữa con rể với gia đình vợ. Trong 2 nội dung cơ bản trên tục ngữ đã phản ánh khá sinh động và đầy đủ các cung bậc tình cảm của con dâu, con rể đối với các thành viên khác trong gia đình. Từ tình cảm, thái độ của dâu rể đối với gia đình cho đến cách thức ứng xử của con dâu, con rể đối với các thành viên trong gia đình chồng và gia đình vợ.
3.3.4. Trong quan hệ anh chị em ruột, chúng tôi chia thành hai mối quan hệ chính: Quan hệ anh- em và quan hệ chị- em. Về quan hệ anh- em, tục ngữ đề cập đến các nội dung đó là: tình cảm gắn bó giữa anh và em; sự mâu thuẫn trong quan hệ anh- em và cách thức ứng xử trong quan hệ anh- em. Về quan hệ chị- em, tục ngữ cũng đề cập đến: tình cảm gắn bó giữa chị và em, sự mâu thuẫn trong quan hệ chị- em, và cách thức ứng xử trong quan hệ chị- em. Từ các nội dung trên, chúng ta thấy rằng, tục ngữ rất đề cao tình cảm gắn bó thân thiết giữa anh chị em ruột cũng nh cách thức ứng xử đúng mực trong quan hệ giữa anh chị em. Đồng thời, tục ngữ phản ánh những mâu thuẫn trong cuộc sống hàng ngày và đa ra những lời khuyên hợp tình, hợp lý trong mối quan hệ này.
Qua khảo sát tục ngữ, chúng tôi đã tìm hiểu ngữ nghĩa của các phát ngôn tục ngữ nói về bốn mối quan hệ cơ bản trong gia đình ngời Việt đó là quan hệ giữa vợ và chồng, quan hệ giữa cha mẹ và con, quan hệ dâu rể và quan hệ anh chị em ruột.
Về quan hệ vợ chồng: Nổi bật là sự thuỷ chung, gắn bó. Ngời Việt coi trọng sự hoà thuận, êm ấm. Ngời vợ thờng đóng vai trò điều tiết quan hệ vợ chồng, mà biện pháp chính là khuyên bảo, nhờng nhịn chồng. Trong quan hệ với ngời chồng, thì ngời vợ đóng vai trò bị động nhiều hơn, là ngời phải chịu đựng, phải hy sinh. Trong quan hệ với ngời vợ, ngời chồng đóng vai trò chủ động nhiều hơn, tuy nhiên đó không phải là sự chủ động mang ý nghĩa hoàn toàn tuyệt đối. Qua tục ngữ, ngời Việt đã tổng kết về cách thức ứng xử trong quan hệ vợ chồng là: Vợ phải biết điều, cam chịu, nhờng nhịn, thơng chồng, chiều chồng, chung thuỷ.
Về quan hệ cha mẹ con: Tục ngữ ngời Việt khẳng định cha mẹ là chỗ dựa cho con, phải vất vả, tốn kém vì con. Trách nhiệm chính của cha mẹ đối với con là nuôi nấng, dạy dỗ con thành ngời có ích cho xã hội. Sống trong chế độ phụ quyền, trong gia đình ngời Việt, ngời cha có vai trò quan trọng đối với con trên những khía cạnh quan trọng nhất của cuộc sống, ngời mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc chăm sóc con trong đời thờng, tác động của ngời mẹ đến con chủ yếu là về tình cảm. Sự hy sinh của cha mẹ, đặc biệt là mẹ, với con là vô bờ bến. Con cái phải kính trọng và biết ơn cha mẹ. Điều cần phê phán là con cái đối xử không tốt với cha mẹ, có nhiều trờng hợp phá vỡ truyền thống tốt đẹp của gia đình.
Về quan hệ dâu rể: Tục ngữ phản ánh quan hệ dâu rể với gia đình bên chồng hoặc vợ không nhiều, nhng có nhiều sắc thái. Quan niệm về dâu rể của ngời Việt khá dân chủ, trọng tình nghĩa, nhng trong hành xử, nổi bật là mâu thuẫn triền miên giữa con dâu và mẹ chồng.
Về quan hệ anh chị em ruột: Tục ngữ khẳng định sự gắn bó máu thịt giữa anh em, chị em. Để giữ tình máu mủ, quan trọng nhất trong quan hệ anh chị em là hoà thuận. Có một số trờng hợp, do tranh giành kinh tế mà quan hệ anh chị em bị sứt mẻ. Cách thức giải quyết mâu thuẫn chủ yếu là “đóng cửa bảo nhau”.
Kết luận
Từ việc phân tích và miêu tả các kiểu cấu trúc và ngữ nghĩa của các phát ngôn tục ngữ nói về các mối quan hệ trong gia đình ngời Việt, chúng tôi đi đến những kết luận chính sau:
1. Qua hai tập Kho tàng tục ngữ ngời Việt (tập I, II) của tác giả Nguyễn Xuân Kính (chủ biên), Nguyễn Thuý Loan, Phan Lan Hơng, Nguyễn Lân; chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu bốn mối quan hệ chính trong gia đình ngời Việt là: Quan hệ vợ- chồng; quan hệ cha mẹ và con; quan hệ dâu rể với gia đình; quan hệ anh chị em ruột. Sau khi thống kê và phân loại 1443 phát ngôn tục ngữ nói về các mối quan hệ chính trong gia đình ngời Việt nêu trên, chúng tôi thấy nổi lên bốn cấu trúc cơ bản đó là: Cấu trúc tơng đồng; cấu trúc đối lập; cấu trúc so sánh và cấu trúc kéo theo. Mỗi cấu trúc đều có 2 vế A và B; giữa 2 vế A, B có quan hệ ngữ nghĩa- ngữ pháp theo kiểu tơng đồng, đối lập, so sánh, kéo theo. Cả phát ngôn mang nghĩa khái quát, phản ánh một kiểu quan hệ nhất định.
2. Trong bốn cấu trúc nêu trên thì cấu trúc tơng đồng chiếm số lợng nhiều nhất là 304 phát ngôn, chiếm 21,1% tổng số phát ngôn nói về các mối quan hệ trong gia đình ngời Việt; sau đó là cấu trúc đối lập có 232 phát ngôn, chiếm 16,1%; tiếp đến là cấu trúc so sánh có 208 phát ngôn, chiếm 14,4% và cuối cùng là cấu trúc kéo theo có 198 phát ngôn, chiếm 13,7%. Mỗi dạng cấu trúc chính của các phát ngôn tục ngữ nói về các mối quan hệ trong gia đình ng- ời Việt lại đợc thể hiện bằng các tiểu nhóm cấu trúc phong phú và đa dạng:
2.1. Cấu trúc tơng đồng gồm 4 tiểu nhóm hớng đến thể hiện những nội dung chính, đó là: Thể hiện những nhận thức tất yếu trong cuộc sống gia đình; thể hiện những lời khuyên về kinh nghiệm ứng xử trong cuộc sống gia đình; thể hiện những đặc tính của con ngời trong gia đình và thể hiện những quan niệm về phong tục tập quán của gia đình ngời Việt.
2.2. Cấu trúc đối lập gồm có bốn tiểu nhóm cấu trúc chính, đó là: Cấu trúc đối lập dựa trên sự sự đối lập ở phần Đề; cấu trúc đối lập dựa trên sự đối lập ở phần Thuyết; cấu trúc đối lập dựa trên sự đối lập ở cả hai phần Đề, phần Thuyết và cấu trúc đối lập dựa trên trờng nghĩa tồn tại- không tồn tại. Mỗi tiểu
nhóm cấu trúc đối lập đều đợc thiết lập bằng mối quan hệ giữa 2 vế A và B, mang nghĩa khái quát về một sự trái ngợc nhằm biểu thị các nhận xét về cách ứng xử giữa các thành viên trong gia đình, về sự nhận thức của con ngời và sự nhận diện về đặc điểm của con ngời trong gia đình ngời Việt.
2.3. Cấu trúc so sánh gồm có hai tiểu nhóm cấu trúc chính, đó là: Kiểu cấu trúc so sánh có từ so sánh là nh và kiểu cấu trúc so sánh có từ so sánh không phải là nh. Trong kiểu cấu trúc so sánh có từ so sánh là nh gồm có 2 dạng chính: Dạng thứ nhất: A là cái cần đợc nhấn mạnh, cần đợc so sánh, còn B là cái dùng để so sánh. Dạng thứ hai nhằm nhấn mạnh ngữ nghĩa của A nhng A có một giá trị không phải của bản thân nó mà nhờ đặt trong sự so sánh với giá trị của B đã đợc chấp nhận từ trớc nh một tiền giả định bắt buộc đã biết. Còn kiểu cấu trúc so sánh có từ so sánh không phải là nh đợc thể hiện bằng các từ so sánh nh: bằng; không bằng; hơn; nhất...nhì;...tạo thành một phát ngôn mang nghĩa so sánh nhằm nhấn mạnh A hoặc nhấn mạnh B. Riêng từ so sánh là trong cấu trúc A là B nhằm tạo thành một phát ngôn mang nghĩa tơng đơng, chứ không hớng đến khẳng định A hoặc B nh các phát ngôn so sánh khác.
2.4. Cấu trúc kéo theo gồm có hai tiểu nhóm cấu trúc chính đó là: Kiểu cấu trúc kéo theo không có từ nối 2 vế A, B và kiểu cấu trúc kéo theo có từ nối 2 vế A, B. Phần lớn cấu trúc kéo theo của những phát ngôn tục ngữ nói về các mối quan hệ trong gia đình đều ngầm ẩn từ nối giữa 2 vế A và B (có tới 143 phát ngôn, chiếm 72,2%). Còn kiểu cấu trúc kéo theo có từ nối 2 vế A, B đợc hiện thực hoá bằng các từ nối nh: thì, mới, bởi, tại, phải....Trong 55 phát ngôn tục ngữ thuộc kiểu cấu trúc này, chúng tôi phân thành ba dạng chính là: Dạng cấu trúc kéo theo có mối quan hệ chỉ điều kiện- kết quả; dạng cấu trúc kéo theo có mối quan hệ chỉ nguyên nhân- kết quả và dạng cấu trúc kéo theo có mối quan hệ chỉ sự tất suy.
3. Đi sâu vào tìm hiểu bốn mối quan hệ chính trong gia đình ngời Việt nêu trên thì chiếm số lợng cao nhất là số phát ngôn tục ngữ nói về mối quan hệ vợ- chồng (gồm 714 phát ngôn chiếm 49,5%), tiếp đến là quan hệ giữa cha mẹ và con (gồm 531 phát ngôn chiếm 36,8%), quan hệ dâu rể (gồm 106 phát ngôn chiếm 7,3%) và cuối cùng là quan hệ anh chị em ruột (gồm 92 phát ngôn chiếm
6,4%). Ngữ nghĩa của các phát ngôn tục ngữ nói về bốn mối quan hệ này đã đề cập đến tất cả các góc cạnh của cuộc sống gia đình. Tục ngữ đã tái hiện khá sinh động các mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình ngời Việt.
3.1. Trong quan hệ vợ- chồng: Tục ngữ đặc biệt quan tâm đến tình cảm gắn bó giữa vợ và chồng. Tình cảm vợ- chồng không chỉ gắn bó trên phơng diện vật chất mà còn gắn bó cả trên phơng diện tinh thần. Sự tác động qua lại cũng nh cách thức ứng xử giữa vợ và chồng có ảnh hởng rất lớn đến tình cảm vợ- chồng. Bên cạnh những tình cảm gắn bó giữa vợ và chồng thì trong cuộc sống không thể tránh khỏi những va chạm thờng ngày, thế nhng tục ngữ khẳng định vì đạo nghĩa mà vợ chồng có thể bỏ qua cho nhau, làm lành với nhau. Đồng thời tục ngữ cũng khẳng định để tạo cho sự hoà hợp này đợc lâu bền thì vai trò của ngời vợ là chủ đạo.
3.2. Trong quan hệ cha mẹ và con: Tục ngữ đề cập đến sự hy sinh to lớn của cha mẹ dành cho con cái. Cha mẹ là ngời chịu đựng mọi khó khăn, vất vả trong cuộc sống để mong cho con mình đợc hạnh phúc. Đó là sự hy sinh vô bờ bến của cha mẹ cho con. Tục ngữ khẳng định cha mẹ có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nuôi nấng và dạy dỗ con cái thành ngời. Hay nói cách khác, đó là con cái sẽ chịu sự chi phối và sự ảnh hởng rất lớn từ cách nuôi dạy của cha mẹ. Đồng thời con cái cũng có ảnh hởng trực tiếp tới cha mẹ, đặc biệt là sự ảnh hởng tới đời sống tinh thần. Do đó, con cái phải luôn biết thơng yêu kính trọng và biết ơn công lao to lớn của cha mẹ. Cần phê phán những ngời con đối xử không tốt với cha mẹ, phê phán những trờng hợp đã phá vỡ truyền thống tốt đẹp của gia đình ngời Vịêt.
3.3. Trong quan hệ dâu rể với gia đình: Tục ngữ đã phản ánh khá sinh động mối quan hệ giữa con dâu, con rể với gia đình nhà chồng và gia đình nhà vợ. Ngời Việt xa đã có quan niệm khá công bằng và dân chủ về con dâu, con rể. Họ đều là những thành viên mới của gia đình sau khi thành hôn, tuy nhiên ngời đàn ông không gắn bó với gia đình vợ bằng ngời đàn bà gắn bó với gia đình chồng. Trong mối quan hệ giữa con dâu, con rể với các thành viên trong gia đình thì nổi bật lên, đó là sự mâu thuẫn triền miên giữa nàng dâu và mẹ chồng.
Đây là quan hệ chẳng lấy gì gắn bó, thân thiết. Nó đã đi vào tâm thức ngời Việt, trở thành định kiến là bao giờ cũng xấu.
3.4. Trong quan hệ anh chị em ruột: Tục ngữ rất đề cao tình cảm gắn bó đoàn kết, thơng yêu lẫn nhau giữa anh chị em ruột. Mặc dù vậy thì quan hệ anh chị em cũng không tránh khỏi những mâu thuẫn, va chạm thờng ngày nhng không làm hại nhau . Và tục ngữ khẳng định: Điều quan trọng nhất để giữ tình máu mủ, ruột thịt đợc bền lâu thì trong quan hệ anh chị em phải biết đặt tiêu chí thơng yêu, nhờng nhịn, đùm bọc lẫn nhau lên hàng đầu.
1. Trần Thuý Anh (2000), Thế ứng xử xã hội cổ truyền của ngời Việt ở châu thổ Bắc Bộ thể hiện qua ca dao tục ngữ, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội.
2. Hoa Bằng (1944), Tục ngữ ca dao, Tạp chí Tri tân, (số 147).
3. Trần Đức Các (1995), Tục ngữ với một số thể loại văn học, NXB KHXH, Hà Nội.
4. Nguyễn Phan Cảnh (1987), Ngôn ngữ thơ, NXB Đại học và THCN, Hà Nội. 5. Đỗ Hữu Châu (2001), Đại cơng ngôn ngữ học (Ngữ dụng học), Tập II,
NXB GD, Hà Nội.
6. Nguyễn Cừ, Nguyễn Thị Huế, Nguyễn Thị An (2001), Tuyển tập tục ngữ, ca dao Việt Nam, NXB Văn học, Hà Nội.
7. Nguyễn Đức Dân (1986), Ngữ nghĩa thành ngữ và tục ngữ- sự vận dụng,