Giọng điệu, ngôn ngữ trần thuật

Một phần của tài liệu Cảm hứng nữ quyền trong văn xuôi tự sự của lý lan (Trang 108 - 117)

3.3.2.1. Giọng điệu

Trên thực tế, trong trần thuật, giọng điệu và ngôn ngữ không tách khỏi nhau. Có lẽ cũng vì lí do như vậy mà Nguyễn Thị Bình đã xếp “giọng điệu”

thành một phần quan trọng trong phần “ngôn ngữ” của công trình Văn xuôi

Việt Nam 1975 - 1995 - Những đổi mới cơ bản. Tuy nhiên, trong luận văn này,

chúng tôi tạm thời tách giọng điệu và ngôn ngữ thành hai nội dung để dễ dàng cho việc tìm hiểu phương thức thể hiện nữ quyền.

Giọng điệu là “thái độ, tình cảm, lập trường, tư tưởng đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã” [26, 134]. Mỗi nhà văn trong quá trình sáng tác đều cố gắng tìm cho mình một giọng điệu phù hợp. Bởi như M. Khrapchenkô nói: “cái quan trọng trong tài năng văn học (...) là tiếng nói của mình (...), là cái giọng riêng biệt của chính mình không thể tìm thấy trong cổ họng của bất kỳ một người nào khác” [37, 190]. Hơn nữa, ở mỗi một tác phẩm văn chương, giọng điệu chính là “một hiện tượng nghệ thuật toát ra từ bản thân tác phẩm và mang một nội hàm tư tưởng thẩm mỹ” (Trần Đình Sử). Giọng điệu phụ thuộc vào điểm nhìn, cách tổ chức trần thuật, phụ thuộc vào cách dùng từ, gọi tên để xác lập quan hệ. Chính vì thế, tìm hiểu tác phẩm tất yếu phải tìm hiểu giọng điệu. Nhưng, bởi ở chỗ, giọng điệu chi phối hầu hết thế giới nghệ thuật trong tác phẩm nên khi đề cập một vấn đề nào đó (trong tác phẩm) là ít hay nhiều, đậm hay nhạt, ta đã đề cập đến giọng điệu. Nhà nghiên cứu M. Khrapchenkô còn cho rằng, đối với một tác phẩm, bên cạnh giọng điệu chủ đạo còn có các giọng điệu khác: “giọng điệu chủ đạo không những không loại trừ mà còn cho phép tồn tại trong tác phẩm văn học những giọng điệu khác nhau” [37, 169]. Như vậy, các sắc thái giọng điệu đã trở thành phương tiện tham gia chuyển tải bức tranh hiện thực vào tác phẩm và thể hiện thái độ của nhà văn trước cuộc sống. Điều cốt yếu là phải nhận ra giọng điệu chính của mỗi nhà văn.

Lý Lan là nhà văn chịu ảnh hưởng sâu đậm của vùng miền, tính cách, lối sống, cách ứng xử, truyền thống báo chí của con người Nam Bộ, vì vậy, đặc điểm tiếp cận và phản ánh trong tác phẩm của Lý Lan khác với nhiều nhà văn

khác. Giọng điệu cơ bản mà Lý Lan sử dụng đó là giọng trữ tình sâu lắng. Xuyên suốt toàn bộ tác phẩm của nhà văn, người đọc như thấu hiểu được cốt cách, nhân phẩm con người sáng tác. Tâm niệm về vùng quê chị đã từng chịu ơn suốt một quãng đời dài, kể cả khi là giáo viên Cần Giuộc, những học trò đen đúa, gầy gò cứ lặng lẽ đạp xe “hộ tống” cô suốt dọc chiều dài hàng chục cây số cho đến khi cô lọt vào quầng sáng của ánh điện thành phố. Những hình ảnh con người lao động mộc mạc, chân tình, những miệt vườn, những dòng sông, những con vật thân thuộc, tất cả đều đi về trong sáng tác. Hơn thế, Lý Lan cũng bộc bạch tâm tình của mình, là người thiết tha, tìm tòi mọi điều tốt đẹp trong cuộc sống. Chị luôn trân trọng và hướng về con người với tất cả những giá trị chân - thiện – mĩ, những giá trị truyền thống.

Giọng điệu trữ tình sâu lắng thể hiện trong tác phẩm Lý Lan trước hết ở nhân vật xưng “tôi”. Nhân vật này tự bày tỏ những trải nghiệm, những rung động trong tâm hồn trước những điều trông thấy, những kỉ niệm đã qua. Ở đó luôn cho thấy một sự hàm ơn đối với cuộc đời, một tấm chân tình thường chỉ “cảm” dễ hơn là “thấy”. Trong Ngựa ô, “tôi” tìm về với chốn xưa, với những người bạn gắn bó từ hồi còn nhỏ, nhưng sự vật đã đổi dời, cuộc sống đã khó khăn, chỉ còn trong lòng “tôi” là niềm nhớ tiếc, hoài niệm, một nỗi buồn cho những gì đã chảy trôi: “Mỗi người ngồi thu lu trong cái lạnh giá triền miên không có lửa nào xua tan được. Đêm dài làm sao. Nhớ hồi nhỏ, đêm giáp Tết sao mà qua mau, ngày cũng thật ngắn, cứ như bóng ngựa phi qua cửa sổ.”. Cũng có khi đó là nỗi niềm thương xót cho số phận bất hạnh của một con người từng là hiện thân của cái đẹp mà giờ đây đã tàn tạ, hư hoai: “Tôi cầm tay Xuân để từ giã. Chị ngoảnh đầu nhìn tôi, bàn tay chị trong tay tôi co lại, như bấu víu. Tôi không nỡ buông tay, nhưng tôi không thể làm gì khác hơn ra đi (…) Qua hai lần cửa khoá bỗng tôi nhìn thấy bóng cô nữ sinh áo trắng toát thơ thẩn đi ngang đám đàn bà con gái cặm cụi đập hạt dưa trong hẻm. Như một cơn mơ, như một hoang tưởng” (Xuân thì).

Giọng điệu trữ tình sâu lắng thể hiện rõ nhất trong những tác phẩm mà nhà văn mục đích chỉ ghi lại những cảm nhận, ở đó, không tạo dựng các mâu thuẫn, xung đột gay gắt. Những tác phẩm này, nhà văn chỉ nhằm mục đích nắm bắt các trạng thái tâm lí của phụ nữ. Hãy lần theo cảm giác của Lộc trong Rừng

mai, của “tôi” trong Phượng, của Liên trong Pha lê… để nhận thấy đặc điểm

này. Giọng điệu trữ tình sâu lắng còn được Lý Lan sử dụng khi nhân vật bộc lộ tấm lòng tự hào về quê hương, biết ơn những người thân, những giá trị truyền thống. Có thể nhận thấy trong tác phẩm Đêm thảo nguyên, Tháng chạp. Thường thì đó là cảm giác tìm về với quê hương, nhận lại tình yêu, sự tin tưởng của những người luôn hi vọng và chờ đợi mình. Giọng điệu trữ tình cũng được nhà văn sử dụng khi để cho nhân vật bộc lộ tình yêu thương đối với một người, đó là “tôi” trong Những viên sỏi cầm chơi, là bà lão trong Một đời, Thoa trong Tiểu

thuyết đàn bà… Miêu tả thiên nhiên, những đoạn văn trữ tình ngoại đề, gần như

nhà văn nào cũng sử dụng giọng điệu trữ tình, thể hiện sự khoáng đạt, trẻ trung, tươi mới. Mặc dù không miêu tả nhiều, nhưng những trang văn của Lý Lan cũng rất thấm đẫm. Các tác phẩm: Đêm thảo nguyên, Cỏ hát, Chơi Hạ Long…

Sử dụng sắc thái giọng điệu trữ tình sâu lắng, Lý Lan đã tạo nên những trang văn dạt dào cảm xúc, những trang văn đem đến sự rung động chân thành cho người đọc từ chính lòng nhân ái, tình yêu thương con người, yêu thương cuộc đời, yêu miền đất. Cũng vì thế, một mặt, người đọc thấu hiểu được tấm lòng của tác giả, mặt khác, người đọc cũng nhìn nhận, hiểu được những khía cạnh trong phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ.

Bên cạnh giọng điệu trữ tình sâu lắng, trong tác phẩm, Lý Lan còn sử dụng giọng điệu suồng sã. Đây là chất giọng thể hiện thái độ khách quan đối với khách thể trong quá trình trần thuật. Giọng điệu suồng sã thường được nhà văn tập trung ở những trang viết về những người phụ nữ xung đột với người khác, với môi trường. Như đã nói ở chương 2, đó thường là những người có nhận thức, có học. Nhân vật xung đột với người khác khi nhân vật ý thức rất rõ

về quyền tự do, tự trọng của mình, thường đó là khi nhân vật bị chính người khác coi thường, hoặc người khác không hiểu được trật tự của cá nhân. Các tác phẩm thể hiện chất giọng này là Tiểu thuyết đàn bà (những đoạn miêu tả xung đột của Không Bé với chồng), Cô con gái, Mẹ và con, Ba người đàn bà, Tai

nạn… Đây là đoạn đối thoại giữa Không Bé và chồng:

“Có chuyện gì chúng ta hãy ngồi xuống nói ra.” “Tôi không còn thì giờ.”

Ted chụp hai vai Không Bé. Chị hét:

“Có gì để nói nữa khi cái mặt nạ anh đã rớt rồi?” “Đừng quát thét”

Không Bé hét lớn hơn:

“Tại sao tôi phải câm miệng lại? Tại sao tôi phải ra vẻ yêu kính một kẻ lang chạ, ích kỷ, dối trá.”

“Không được xúc phạm.”

“Xúc phạm cái đéo gì? Tôi ghê tởm anh.”

Đây là đoạn đối thoại giữa Quyên và mẹ trong Mẹ và con: “Con ơi có chuyê ̣n gì vâ ̣y?”

Cơn giâ ̣n bâ ̣t nút chai, Quyên hét lên. “Me ̣ đừng do ̣n de ̣p cái bàn này nữa.” “Me ̣ có do ̣n de ̣p gì đâu?”

“Cái điê ̣n thoa ̣i để ở đây mắc gì me ̣ cứ do ̣n nó ra kia?”

Giọng điệu suồng sã có khi cũng được nhà văn sử dụng trong những tác phẩm mà nhân vật tự âu yếm mình, tự nhìn nhận những thực trạng theo thái độ phản tỉnh, khách quan. Các đoạn văn miêu tả cái nhìn, cách đánh giá của Thoa về lịch sử dòng họ, về Chị Đen trong Tiểu thuyết đàn bà, các đoạn văn miêu tả cách nhìn nhận của nhà văn xưng “tôi” trong Tình chỉ đẹp…, các đoạn văn miêu tả hành động tự âu yếm của “tôi” trong Hồi xuân…

Giọng điệu suồng sã thường đi liền với hàng loạt từ ngữ trần tục, thô ráp, gắn với quan niệm của nhà văn, để cho con người phơi bày toàn bộ những bức xúc cá nhân, trình bày những mâu thuẫn. Và, như vậy, ngoài việc bộc lộ thế giới nữ quyền, các bức tranh sáng - tối, nhiều màu, nhiều mảng ở chiều sâu của cuộc sống cũng được bộc lộ theo.

Bên cạnh giọng điệu trữ tình sâu lắng, giọng bỗ bã, Lý Lan còn sử dụng giọng điệu hài hước, mỉa mai. Với cái nhìn hiện thực bề bộn, ghi chép khách quan, nhà văn vừa đi sâu mô tả dòng chảy trong trẻo giữa dòng sông cuộc sống đục - trong, vừa đi sâu phát hiện nhiều điều bất cập, bất ổn trong cuộc sống, đặc biệt là những bất cập đối với người phụ nữ. Để đưa lên trang sách những bất cập, bất ổn ấy, nhà văn đã lựa chọn một phương tiện hữu hiệu, đó là giọng điệu hài hước mang sắc thái mỉa mai phê phán. Điều bất ổn đầu tiên đó là trong hạnh phúc gia đình. Hạnh phúc gia đình, trong khắc hoạ của Lý Lan luôn tiềm ẩn những hiểu nhầm, những sự mất mát. Đó là giọng mỉa mai của Không Bé trước người chồng giả dối, có khi ô trọc, tục tĩu: “Em còn có chồng!”. Không Bé nổi điên: “Một người chồng đay nghiến vợ chỉ vì cà phê pha trễ một chút, đéo biết tới nỗi lo lắng khổ tâm của người khác” (Tiểu thuyết đàn bà). Trạng thái của Nhàn trong Hạnh phúc chơn kinh là trạng thái của một người bị lừa dối, tác giả đã sử dụng bút pháp hài hước trong toàn truyện để xây dựng tình huống hiều nhầm – Nhàn hiểu nhầm hành động trốn vợ để chung chạ với người hàng xóm của chồng là hành động tự chịu đựng, tự hi sinh, thậm chí, Nhàn còn cho đó là vì chồng đọc chơn kinh. Cuối tác phẩm, cô Tư đã buột một câu nói cũng rất hài hước: “Ăn cơm đi cô. Có đáng gì một người đàn ông”. Giọng hài hước cũng được nhà văn sử dụng trong truyện Một đời khi miêu tả ngoại hình và tâm trạng của một bà lão móm mém - nhớ lại một thời yêu đương.

Sắc thái giọng điệu hài hước mỉa mai là một trong những sắc thái giọng điệu được Lý Lan sử dụng có hiệu quả trong một số tác phẩm. Nhờ sắc thái giọng điệu này mà những gam màu lạ trong dòng chảy của cuộc sống hôm nay được tác giả soi chiếu một cách thật tinh tế, nhiều chiều và dễ dàng đưa lên trang sách. Sau tiếng cười, mỗi bạn đọc đều cảm nhận rõ sự băn khoăn của tác giả trước những bất cập, bất ổn trong cuộc sống, bày tỏ những trăn trở trước “những chuyện muôn đời” để làm sao cho người phụ nữ được cất đi những gánh nặng muôn kiếp.

Như vậy, với các giọng điệu: giọng trữ tình sâu lắng, giọng bỗ bã, giọng hài hước, mỉa mai, Lý Lan đã đi sâu khám phá đời sống với nhiều góc độ, trong đó tập trung quanh những vấn đề liên quan đến người phụ nữ. Tác giả vừa ghi nhận những vẻ đẹp về tâm hồn, về phẩm chất, trí tuệ mang những nét truyền thống và hiện đại, vừa đặt ra nhiều câu hỏi cho việc “giải phóng” (hiểu theo nghĩa trút bỏ các gánh nặng) người phụ nữ. Kỳ thực đó là trăn trở, day dứt trong mỗi trang viết của nhà văn. Cũng vì thế mà đọc Lý Lan, quán xuyến luôn là một cái gì đó mà ta quen gọi là những nghĩa nặng ân tình.

3.3.2.2. Ngôn ngữ trần thuật

Trần thuật là phần lời của tác giả, của người trần thuật. Ngôn ngữ trần thuật do vậy là nơi bộc lộ ý thức sử dụng ngôn ngữ có chủ ý của nhà văn, thể hiện quan điểm của tác giả hay quan điểm của người kể chuyện đối với khách thể được miêu tả. Ngôn ngữ trần thuật có những nguyên tắc thống nhất trong việc lựa chọn các phương tiện tạo hình và biểu hiện ngôn ngữ để thể hiện cảm xúc, quan điểm của tác giả. Ngôn ngữ trần thuật là yếu tố cơ bản truyền đạt cái nhìn, giọng điệu, cá tính của tác giả.

Như đã nói ở các phần trên, Lý Lan là người chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của tính chất vùng miền. Bởi thế, ngôn ngữ trần thuật cơ bản trong tác phẩm Lý Lan là ngôn ngữ mang đậm màu sắc Nam Bộ. Tính chất văn hoá vùng miền trong ngôn ngữ trần thuật thể hiện ở chất giọng nhà văn. Chất giọng trữ

tình sâu lắng, thể hiện tấm lòng nhân hậu, tình yêu thương trân trọng các giá trị tinh thần tốt đẹp của vùng đất, của con người. “Ngày tôi còn nhỏ được mẹ cõng chạy tản cư, tôi ngoái nhìn ngôi nhà mình ở giữa vườn cây. Những năm sống ở đô thành tôi vẫn nhớ rất rõ cây ổi tôi thường trèo chơi, nó còn cao hơn cả mái nhà. Hoà bình, tôi trở về quê, đứng trên gò nhìn quanh quất lạ lùng: mênh mông đồng trống không một bóng cây, gió thổi thông thống, tầm mắt hun hút tận chân trời, và mặt đất chỉ mọc rặt một loại cỏ cao trổ bông màu nâu đỏ thành chùm như đuôi chồn, người ta gọi là cỏ Mỹ” (Đêm thảo nguyên). Hơn thế, người trần thuật không những kể chuyện mà còn chuyển tải những giá trị văn hoá nằm sâu dưới lớp ngôn ngữ, làm cho nội dung trần thuật phong phú, đặc trưng. Thứ ngôn ngữ mang màu sắc Nam Bộ này bên cạnh thể hiện trong giọng điệu, còn được thể hiện trong cách dùng từ, dùng ngữ, cách xưng hô, các mẫu đối thoại. Điều này chúng tôi đã đề cập ở chương 1 khi nói về ảnh hưởng của tính chất vùng miền đối với Lý Lan.

Ngôn ngữ trần thuật trong tác phẩm Lý Lan, ngoài đặc điểm thể hiện tính chất vùng miền, còn mang một đặc điểm nổi bật khác đó là tính chất đa thanh. Mặc dù mỗi từ có mang một tính cụ thể, chính xác, nhưng mỗi câu lại có thể chứa đựng nhiều tầng nghĩa, nhiều cách giải thích. Đặc trưng của ngôn ngữ văn xuôi nói chung, trong đó nổi bật là tiểu thuyết và truyện ngắn là sự tác động qua lại rất phức tạp giữa tiếng nói tác giả, người kể chuyện và nhân vật, giữa ngôn ngữ miêu tả và ngôn ngữ được miêu tả. Bởi vậy, tính chất đa thanh là tất yếu. “Khang hiê ̣n ra trong không gian hai chiều của màn ảnh truyền hình đen trắng, mă ̣t mũi phẳng lă ̣ng như bức chân dung của mu ̣c tin buồn. Đôi mắt như nhìn mà như không nhìn ấy, theo lý giải của Ti ̣nh, chẳng qua là vì anh câ ̣n thi ̣ nă ̣ng mà ra. Ví du ̣ đêm ấy trong mơ ... Mà thôi, đã là giấc mơ mà còn ví du ̣ gì nữa. Được rồi, Ti ̣nh.” (Những viên sỏi cầm chơi). Ngôn

ngữ trong trần thuật bao giờ cũng là ngôn ngữ của một người hướng về một tiếng nói khác, thường là ngôn ngữ của tác giả hướng về tiếng nói của nhân

vật. “Nếu con mình không chết… Ý nghĩ chỉ thoáng qua trong một giây. Đức ngồi xuống cái ghế phía sau lưng ba mẹ con. Anh không cố ý, nhưng vẻ mặt

Một phần của tài liệu Cảm hứng nữ quyền trong văn xuôi tự sự của lý lan (Trang 108 - 117)