Đấu tranh đòi nữ quyền trên nhiều phương diện

Một phần của tài liệu Cảm hứng nữ quyền trong văn xuôi tự sự của lý lan (Trang 72 - 81)

Ý thức về mình như một chủ thể độc lập, không ngừng tìm kiếm bản ngã, hạnh phúc, tự do và nhân phẩm, nhân vật nữ trong tác phẩm của Lý Lan đã có một hành trang cơ bản trên con đường tìm kiếm lẽ công bằng nam - nữ. Bởi vậy, có rất nhiều phương diện trong lĩnh vực nữ quyền đã được các nhân vật tìm đến, thể hiện.

Trong truyện ngắn, tiểu thuyết của mình, tác giả Lý Lan đã mạnh dạn đưa ra những cách nhìn nhận mới về vị trí của nữ giới. Nữ giới, như Beau voir đã nói, là giới thứ hai, sau nam giới. Từ lịch sử cho đến hiện đại, nữ giới luôn bị xếp sau nam giới, họ trở thành những người bị lệ thuộc. Trên cơ sở nhìn thấy những bất công, nhận thấy những lợi thế của nữ giới, trong một vài trường hợp, Lý Lan đã mạnh dạn xem nữ giới là “giới thứ nhất”, đẩy người đàn ông thành “giới thứ hai”. Trong những trường hợp này, nhân vật nữ đã trở nên thắng thế, mạnh mẽ, quyết đoán, nắm thế chủ động. Bà Tổ Mọi trong

Tiểu thuyết đàn bà với vẻ đẹp nguyên sơ, pha chút hoang dại của núi rừng,

không chỉ khiến người đàn ông (ông Tổ) bị kích động mạnh, bị cuốn hút theo, mà còn khiến người đàn ông này trở thành bị động. Sự quyến rũ, mời mọc của người đàn bà đã khiến người đàn ông quên hết tất cả mọi khổ đau do thời thế để được phút lạc thú dưới hốc cây bên bờ suối. Đó không chỉ là bản tình ca đẹp của sự gặp gỡ, tri hoan của hai cá thể âm - dương mà quan trọng hơn là hành động mở ra một bước ngoặt mới cho cuộc đời người đàn ông. Người đàn ông từ chỗ mất hết tất cả đến chỗ gặp người đàn bà và trở thành ông Tổ, gây dựng nên họ hàng. Đây thực sự là một chiến tích của người đàn ông mà công đầu tiên phải thuộc về người đàn bà Mọi. Cũng trong Tiểu thuyết đàn bà, Lý Lan đã xây dựng những người phụ nữ nhiều lúc nắm vị trí là chủ động, khiến nam giới bị động. Thoa là người đàn bà kinh qua chiến trận, rất thẳng thắn, quyết đoán và không thua kém đàn ông. Trong các cuộc đụng độ với đàn ông để bảo vệ lẽ phải, Thoa luôn là người thắng cuộc: với những người con cậu Hai (bảo vệ bí mật liên quan đến dòng họ), với anh trai của Không Bé (bảo vệ Không Bé khỏi sự hành hung). Tuy nhiên, sự thành công của Thoa đáng chú ý là ở chỗ, Thoa dám nhìn nhận lại tổ tiên của mình, phác hoạ về bức tranh dòng tộc. Thông thường, việc làm này là của nam giới. Với hành động tìm lại lịch sử và toàn bộ hành động, suy nghĩ, ứng xử của Thoa, Thoa đã chứng mình cho người khác thấy được vị trí không thể xếp sau nam giới của nữ giới,

thậm chí, trong nhiều trường hợp nam giới còn bị xem là tội đồ gây nên sự tàn phá, huỷ hoại, tang thương, trong lúc nữ giới luôn là người âm thầm mang về chân lí (sinh nòi đẻ giống, tính phi nhân của chiến tranh). Không Bé trong tiểu thuyết Tiểu thuyết đàn bà, dù thể hiện trong khổ đau, bất mãn với chồng, nhưng cũng đã chứng tỏ nếu người đàn bà dùng đến sức mạnh của mình thì người đàn ông tất yếu sẽ bị đẩy lùi vào thế bị động. Ngoài Tiểu thuyết đàn bà, trong các tác phẩm khác, Lý Lan cũng đã xây dựng được những nhân vật nữ có thế mạnh tương tự. Cẩm trong Tai nạn đã đẩy Thanh thành người bị động trong hành động tính dục và bị động trong việc quyết định cưới Cẩm. Mọi hành động của Thanh trong tác phẩm đều xuất phát từ sự khiêu khích, sự quyết định của Cẩm.

Lý Lan cũng đã đề cập đến phương diện quyền lợi, nghĩa vụ của nữ giới trong cuộc sống. Theo Lý Lan, phụ nữ có quyền lợi được hưởng hạnh phúc, tự do, được bảo vệ, được tôn trọng,… có nghĩa vụ giữ gìn hạnh phúc, xây dựng gia đình. Nhân vật Không Bé trong Tiểu thuyết đàn bà, cuối tác phẩm đã phải tìm về với Ted, đó không phải là một sự thoả hiệp mà đó là vì hạnh phúc gia đình. Không Bé vẫn muốn được yêu thương, được sống trong gia đình. Trước khi về Việt Nam, Không Bé đã bộc lộ hầu hết những phẩm chất của người phụ nữ. Không Bé muốn được thoả mãn nhu cầu tình cảm, muốn được chồng giành tình yêu thương và tôn trọng (đoạn đối thoại khi hai người chuẩn bị quan hệ tình dục và các quyết định của Không Bé, kể cả quyết định về Việt Nam), muốn được bảo vệ, được nương tựa (Không Bé giận chồng và quát vào mặt chồng khi chồng bỏ rơi cô), muốn có được hạnh phúc làm mẹ, muốn được tự do (lựa chọn công việc, các hành động). “Tôi” trong

Hồi xuân dầu là người thành đạt, con cái đã trưởng thành, tuy vậy, vì nhận

thấy đã từ lâu “tôi” bị mất quyền tự do, bị biến thành người phụ thuộc vào chồng, thậm chí là phục vụ chồng (đoạn “tôi” nghĩ miên man về chuyện gia

đình, chuyện quan hệ tình dục), không tìm thấy ở chồng tình yêu thương, sự tôn trọng, quyền tự do, nên “tôi” đã quyết định li dị để bắt đầu một cuộc sống mới.

Trên cơ sở ý thức được tự do, nhân vật nữ trong tác phẩm của Lý Lan cũng đã mạnh mẽ đứng lên đấu tranh chống lại bạo lực, bất công, khẳng định quyền cá nhân con người. Hầu hết nhân vật nữ trong tác phẩm của chị luôn có một thế đứng vững vàng, có khi đứng cao hơn nam giới (Đêm thảo nguyên, Phượng, Tai nạn, Những viên sỏi cầm chơi). Trong một vài trường hợp cụ thể,

nhân vật nữ tuy vẫn bị chà đạp, bị đối xử bất công, nhưng điều đáng nói là những nhân vật này vẫn đứng dậy đấu tranh mạnh mẽ. Không Bé trong Tiểu thuyết đàn bà sẵn sàng đối chất với chồng và trở về Việt Nam bởi vì Không

Bé nhận thấy mình bị đối xử bất công, không được tôn trọng, thậm chí còn bị bạo hành. Những hành động của Ted đối với vợ (quát mắng, xúc phạm, thô bạo với vợ) đó là những hành động bạo hành, gồm cả bạo hành tinh thần và thể xác. Nhân vật Quyên trong Phi trường Đài Bắc đã táo bạo chống lại mẹ chồng và bà chị chồng vì bị tước đoạt tiền công lao động, bị đối xử bất công. Tất nhiên, hành động trở về Việt Nam của Quyên ngoài lí do bị mẹ chồng và bà chị chồng đối xử bất công còn vì lí do chồng của Quyên là người nhu nhược, không bảo vệ được Quyên.

Theo lí thuyết của chủ nghĩa nữ quyền, nữ giới có ưu điểm hơn nam giới ở chỗ, họ gần gũi với tự nhiên hơn, bản tính của họ dịu dàng, ưa sự tinh tế, nhẹ nhàng, ưa sự hài hoà. Họ có khả năng tự điều hoà tốt hơn nam giới. Đây là một đặc điểm mà nhiều nhà lí luận nữ quyền đã vận dụng để khẳng định bản thể nữ, trong thế tương quan với bản thể nam (có khoảng cách với tự nhiên, thích chinh phục tự nhiên, bản tính thường thiên lệch, khả năng điều hoà, giảm stress kém). Đứng từ quan điểm này mà nói thì bản thể nữ là những gì thuộc về nữ giới. Tìm kiếm nữ quyền, quyền bình đẳng trước hết là tìm kiếm cái riêng thuộc về nữ đã, từ đó mới xác lập hệ thống quan niệm. Quan điểm này tránh sự xung đột không cần thiết đối với nam giới.

Lý Lan trong một vài tác phẩm đã thể hiện sự tương đồng, sự hoà hợp giữa người phụ nữ và thiên nhiên, từ đó muốn công khai khẳng định tính bản thể của nữ. Theo chúng tôi, điều này ngoài lí do bản thể nữ, còn do tác giả là một người yêu tự nhiên. Trong bài trả lời phỏng vấn ngày 23/7/2008, Lý Lan thổ lộ: “Tôi thích sống giữa thiên nhiên, cây cỏ đất đá đối với tôi đều có linh hồn vì tôi luôn thấy được cảm thông giữa thiên nhiên. Làm vườn là sống với cây cỏ đất đá, là tạo một thiên nhiên mang dấu ấn cá nhân chung quanh mình. Tức là một kiểu tôn cái tôi của mình” [52]. Tiếp đó, năm 2009, Lý Lan lại phát biểu “Hồi xưa quê tôi chỉ có đồi và những con sông nhỏ thôi. Tôi nghĩ biển cho mình mở rộng ra, khao khát đến thế giới khác. Núi là nơi để chiêm nghiệm, tìm đến cái gì đó cao siêu, thuộc về siêu hình và bản thể” [56]. Như vậy, hành trình tìm đến tự nhiên cũng là hành trình khẳng định cái tôi, là hành trình tìm về bản thể. Tác phẩm Rừng mai nói về bản thể nam - nữ. Các bản thể khác nhau, con người khác nhau dẫn đến có các khoảng cách, giới hạn. Đại diện cho tư tưởng người nam là Ninh, Tiếu, ông Quyền. Đại diện cho bản thể nữ là Lộc. Chỉ vì một cảm giác khoan khoái, hoà hợp với thiên nhiên mà Ninh và Lộc đã hiểu nhầm nhau. Họ ngấm ngầm chia tay nhau, còn Tiếu thì hốt hoảng tưởng Lộc có vấn đề gì đó về tâm hồn. Đỉnh điểm là chi tiết cành mai trong rừng, Lộc thì hớn hở vì thấy mai tự nhiên, hoà lẫn với rừng. Tiếu thì hớn hở vì đó là món hàng ra chợ. Ông Quyền cũng cùng tư tưởng đó dầu ông đang cố để dỗ giành con gái. Phượng trong Phượng thất vọng trong hạnh phúc gia đình đã tìm đến với thiên nhiên, vào rừng sến xem hạc múa. Hình ảnh của hạc như một ám ảnh phép mầu hoà nhập vào Phượng khiến Phượng trở nên lộng lẫy, vượt thoát khỏi những đau khổ, bất hạnh của cuộc đời. Hạnh trong

Cỏ hát thì nghe được những âm thanh của cỏ, nghe được tâm hồn của sông,

sự thanh khiết, thoáng đãng của bầu trời đầy sao, im ắng. Hạnh nhận ra mọi vật đều có tâm hồn và cô thấy gần gũi với tất cả.

Bản thể nữ còn được thể hiện trong sinh hoạt hàng ngày và trong việc bộc lộ các nhu cầu cá nhân. Cá nhân người nữ, như đã nói, khác với cá nhân người nam. Không phải ngẫu nhiên mà không biết tự khi nào, nói đến phụ nữ là người ta nói đến biểu tượng của cái đẹp, đẹp về hình thể, về tinh thần, hiện thân của đức tính nhân hậu, hi sinh, sự tinh tế. Mà điều này, xét theo truyền thống Việt Nam, là những đặc điểm nổi bật. Cũng chính vì thế mà trong nghệ thuật kiến tạo tác phẩm, Nguyễn Thị Manh Manh đã phân biệt hai loại: loại tả cảnh, “đạo tình” và loại khách quan, triết lí căn cứ theo các thuộc tính của nam - nữ. Nữ sĩ khẳng định trên Phụ nữ tân văn, số 131, ngày 26/5/1932: “Theo lẽ sinh lý, thì đàn bà thường nặng về phần hồn và nhẹ về phần trí, cảm tình thì sâu mà tư tưởng thì hẹp nên trong văn học thường sở trường về lối tả cảnh, đạo tình mà ít hay về lối khách quan triết lý” [101]. Còn Phan Khôi thì chỉ rõ hơn tính ưu việt của nữ giới: “Chúng ta có những cái tánh trầm tĩnh, nhẫn nại, dùng những cái tánh ấy mà nghiên cứu văn học, thì không có gì hạp cho bằng, có lẽ chúng ta theo nghề văn học còn dễ dàng hơn đờn ông nữa. Còn có một điều thích hiệp nữa, là văn học chuyên trọng về đường tình cảm, mà chúng ta là giống có tình cảm nhiều hơn đờn ông, thì thật là tiện lợi cho chúng ta biết mấy” [101]. Với tính ưu việt đó, nhà văn nữ thường đi sâu khám phá nội tâm, tâm hồn nhân vật, mà trước hết là nhân vật nữ (bởi có sự tương ứng với tâm hồn người viết). Trong tác phẩm của Lý Lan, nhân vật nữ chủ yếu được tác giả khắc hoạ vẻ đẹp tinh thần, khám phá thế giới nội tâm tinh tế, nhiều chuyển biến, trong khi ít khắc hoạ vẻ đẹp hình thể. Có thể hình dung tình yêu quê hương với một niềm tự hào, một sự hàm ơn của Tuyết trong Đêm thảo

nguyên, Yên trong Tháng chạp, “tôi” trong Ngựa ô. Hay cảm nhận sự tinh tế,

sâu sắc, giữ gìn và trân trọng vẻ đẹp tinh thần của Liên trong Pha lê, Nhàn trong Hạnh phúc chơn kinh. Hoặc thừa nhận đức hi sinh, tấm lòng độ lượng, nhân hậu của Liễu trong Tiểu thuyết đàn bà, cô Chi trong Tháng chạp. Hoặc

nhiều hơn là nhìn thấy sự mâu thuẫn, phức tạp trong nội tâm mà đằng sau luôn phảng phất là tình người, đức tính vị tha, đôi lúc là sự mủi lòng “nữ giới” của Quyên trong Phi trường Đài Bắc, Không Bé trong Tiểu thuyết đàn bà … Dầu đời sống nội tâm, tâm hồn phong phú, nhưng các nhân vật nữ ở đây đều có đặc điểm chung, phân biệt với nam giới - vì có thể những đặc điểm này cũng có ở nam giới - đó là cách thể hiện thiên về sự trầm lặng, âm tính, không ồn ào, không thiên về thể hiện bề nổi. Theo chúng tôi đây là đặc điểm thuộc về văn học nữ quyền. Nói như Trang Hạ: “Ưu điểm của văn học nữ giới chính là tinh thần phụ nữ. Những đề tài tưởng như nhàm chán bởi bị thu hẹp quanh quẩn hôn nhân, tình yêu, gia đình, sự nghiệp, con cái... lại được làm phong phú bởi bề sâu cảm xúc và chiêm nghiệm theo cách rất phụ nữ. Văn chương cũng thu hút bởi thân phận người trong đó. Mà còn nhà văn nào nói về thân phận mùi mẫn hơn nhà văn nữ tự kể chuyện đời?” [79].

Tuy nhiên, nhân vật nữ trong tác phẩm Lý Lan, một bộ phận là nhân vật trẻ, tiếp thu lối sống thời hiện đại, đặc biệt là văn hoá phương Tây, vì thế, một mặt họ thẳng thắn, thực dụng, quả quyết, nhưng mặt khác họ lại mang những đặc điểm của truyền thống: thoả hiệp, trọng tình, tôn trọng con người. Bởi thế mà các nhân vật này thường rơi vào mâu thuẫn. Đó là các trường hợp Cẩm trong Tai nạn, Quyên trong Mẹ và con, thậm chí là Không Bé trong Tiểu

thuyết đàn bà, Yên trong Tháng chạp.

Trong tác phẩm của mình, Lý Lan còn đề cập nữ quyền ở khía cạnh các đòi hòi từ nhu cầu của cuộc sống. Nhu cầu chính là một phần quan trọng trong cuộc sống, nó giúp trí tuệ, cảm xúc con người phát triển. Truyền thống của phương Đông thường xếp phụ nữ sau đàn ông, gắn họ với các công việc tề gia nội trợ. Vai trò phụ của phụ nữ trong gia đình đã trở nên nghiễm nhiên trong nhận thức của mọi người qua nhiều thế hệ. Đồng hành với tư tưởng đó, các nhu cầu, các quyền của phụ nữ cũng bị tước đoạt một cách vô điều kiện.

Không mấy khi ta thấy người phụ nữ truyền thống có nhu cầu gì cho bản thân, ngoài những mong ước theo lối hi sinh hết mình vì chồng con và kẻ khác. Trên thực tế, khi đề cập đến nhu cầu là đề cập đến một khía cạnh nào đó của tự do. Chỉ đến khi người phụ nữ ý thức về quyền tự do, ý thức về chủ thể thì lúc đó nhu cầu của họ mới nảy sinh. Và, điều này chỉ xảy ra khi xã hội có bước phát triển về kinh tế, có tiến bộ về văn hoá, văn minh. Trong truyện ngắn, tiểu thuyết, Lý Lan đã phần nào đó cho nhân vật nữ của mình bộc lộ nhu cầu, có thể kể đó là nhu cầu phát triển trí tuệ (Yên trong Tháng chạp, Quyên trong Mẹ và con), nhu cầu được hưởng hạnh phúc (Tho trong Người

đàn bà kể chuyện, Liên trong Pha lê, “tôi” trong Đường dài hạnh phúc), nhu

cầu được hưởng thụ, được thư giãn (“tôi” trong Hồi xuân, Tuyết trong Đêm

thảo nguyên, Lộc trong Rừng mai, Phượng trong Phượng). Các nhân vật nữ

trong tác phẩm của Lý Lan do sống trong thời hiện đại khi đời sống kinh tế đã ổn định, nhờ đó nhu cầu về tinh thần của con người đã được đẩy lên cao, cuộc tranh chấp giữa nhân vật nam và nhân vật nữ cũng như sự tự do tìm kiếm nhu cầu của nhân vật nữ chung quy đều xoay quanh vấn đề tinh thần, chất lượng cuộc sống. Có thể hình dung điều này trong cảnh sống của “tôi” trong Đường dài hạnh phúc, Liên trong Pha lê, Tho trong Người đàn bà kể chuyện, “tôi”

Một phần của tài liệu Cảm hứng nữ quyền trong văn xuôi tự sự của lý lan (Trang 72 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w