Đặt nhân vật trong những tình huống phức tạp để nhân vật tự

Một phần của tài liệu Cảm hứng nữ quyền trong văn xuôi tự sự của lý lan (Trang 87 - 94)

biểu lộ ý thức và bản năng phụ nữ

Nghệ thuật xây dựng nhân vật là một phạm trù rất rộng, liên quan đến hầu hết các thành tố tạo nên tác phẩm. Bởi vậy, thật khó để có thể liệt kê, phân tích hết các biện pháp nghệ thuật mà một nhà văn sử dụng để xây dựng nên nhân vật. Tuy nhiên, mỗi nhà văn thông thường có những biện pháp nghệ thuật riêng. Đối với Lý Lan, trong phạm vi khảo sát truyện ngắn, tiểu thuyết, chúng tôi nhận thấy, trước hết nhà văn rất chú ý đặt nhân vật trong những tình huống phức tạp…

Xây d ng nhân v t là m t quá trình tìm tòi và sáng t o.ự ậ ộ ạ M i nhà v n đ u có nh ng th pháp xây d ng riêng bi t mangỗ ă ề ữ ủ ự ệ đ m cá tính sáng t o c a mình. ậ ạ ủ Để xây d ng nên m t th gi iự ộ ế ớ nhân v t v a phong phú, v a ph c t p, v a bi u l đậ ừ ừ ứ ạ ừ ể ộ ược ý th c c a nhân v t, Lý Lan đã thứ ủ ậ ường xuyên đ t nhân v t vàoặ ậ nh ng tình hu ng ph c t p. Trữ ố ứ ạ ước h t, c n ph i kh ng đ nh,ế ầ ả ẳ ị tình hu ng ph c t p là m t d ng th c tình hu ng, nó khôngố ứ ạ ộ ạ ứ ố c đ nh trong m t tình hu ng c th . ố ị ộ ố ụ ể Đối v i m i tác ph m sớ ỗ ẩ ẽ có m t (m t vài) tình hu ng nh t đ nh nh ng đó là tình hu ngộ ộ ố ấ ị ư ố có tính th thách và thôi thúc hành đ ng cao, không là tìnhử ộ hu ng đ n gi n. Nói nh v y c ng có ngh a, ngoài tình hu ngố ơ ả ư ậ ũ ĩ ố ph c t p còn có các tình hu ng khác, có th x p trong d ngứ ạ ố ể ế ạ là tình hu ng đ n gi n, tình hu ng tâm lí, ki u nh các tìnhố ơ ả ố ể ư hu ng trong truy n Th ch Lam.ố ệ ạ

Tình huống, theo Hêghen, “nói chung là một trạng thái có tính chất riêng biệt và trở thành được quy định. Ở trong thuộc tính này của nó, tình huống góp phần biểu lộ nội dung là cái phần có được một sự tồn tại bên ngoài bằng sự biểu hiện nghệ thuật. Theo quan điểm này, tình huống cấp cho ta một thao trường rộng lớn để tìm hiểu, bởi vì từ lâu nhiệm vụ quan trọng nhất của nghệ thuật vẫn là tìm những tình huống thú vị, tức là những tình huống nào cho phép ta bộc lộ những hứng thú quan trọng và sâu sắc cũng như cái nội dung chân thực của tâm hồn.” [89, 110]. Cũng theo Hêghen, “tình huống giúp cho những gì còn nằm trong hình thức chưa phát triển này bộc lộ và hoạt động; tình huống là một trạng thái có tính chất riêng biệt; tình huống trở thành xung đột; tình huống là bước trung gian (giữa tình trạng im lìm và tình trạng hành động)” [89, 111]. Như vậy, tình huống có vai trò quan trọng trong tác phẩm tự sự, nó giúp nhân vật bộc lộ “con người mình” bằng tư duy, hành

động, bằng những trạng thái tâm lí, giúp cốt truyện được hình thành trong quá trình trần thuật.

Trong sáng tác của Lý Lan, nhất là trong truyện ngắn, tình huống lấy ra trong cuộc sống đời thường đã trở thành dạng chủ yếu. Nó giúp nhà văn phản ánh được một hiện thực ngổn ngang, bề bộn. Tất nhiên, trong dạng thức này, khi mổ xẻ sẽ thấy có nhiều tình huống cụ thể: tình huống gặp gỡ, tình huống xung đột văn hoá, tình huống có tính thử thách cao, tình huống trở về. Hơn thế, với cảm hứng chủ đạo là cảm hứng nữ quyền, nhân vật trung tâm là nhân vật nữ, Lý Lan đã tập thực sự làm cho nhân vật nữ bộc lộ được tính cách, trạng thái tâm lí, những hành động thông qua tình huống.

Trong các truyện: Ngựa ô, Cần Giuộc, Đêm thảo nguyên,

Pha lê, Tình chỉ đẹp khi…, Phi trường Đài Bắc… tình huống là

những cuộc gặp gỡ. Có khi là cuộc gặp giữa những người đã từng quen biết nhau; có khi là cuộc gặp giữa những người xa lạ. Tuy nhiên, đặc điểm chung đều là cuộc gặp gỡ làm cho nhân vật chính của tác phẩm có sự thay đổi trong nhận thức, cách nhìn nhận, làm cho nhân vật ý thức mạnh mẽ về bản thân mình. Đó có thể xem là các cuộc va chạm. Trong Cần

Giuộc, cô giáo Hương cảm thấy bị chèn ép ngay trong một

chuyến xe bởi những con người khác nhau: hai cô gái, bà mập, ông già… giúp Hương nhận ra thực tế cuộc đời. Đêm

thảo nguyên là câu chuyện gặp gỡ giữa Tuyết và một chàng

thanh niên Hoa Kỳ, cho thấy tình yêu, sự gắn bó với thiên nhiên, với quê hương của người con gái đất Việt. Pha lê là câu chuyện hội ngộ của đám bạn thời phổ thông. Tác giả cho thấy

tính chân thực trong tâm trạng của Liên - một tâm trạng nữ tính. Tình chỉ đẹp khi… lại là sự gặp gỡ của “tôi” và người xe ôm; từ đây mọi ý thức của nhân vật được bộc lộ, trong đó kể cả những câu chuyện về bản năng tình dục. Cũng tương tự,

Phi trường Đài Bắc, tình huống là cuộc gặp gỡ giữa người đàn

ông và Quyên. Qua trò chuyện, tâm trạng của Quyên được thổ lộ toàn bộ, gồm cả đau khổ, cô đơn, cả ý thức về nhân phẩm, cả đức tính vị tha. Từ đây có thể thấy, tình huống gặp gỡ mà Lý Lan tạo dựng thường nhằm mục đích thể hiện một quãng đời, một khúc đoạn nào đó của nhân vật, cho thấy những thay đổi trong nhận thức, trong tình cảm. Đặc điểm chung là các nhân vật nữ ở đây trở nên mạnh mẽ, không nhút nhát, không e sợ. Một mặt, vẫn bảo lưu nữ tính của mình, nhưng mặt khác lại thể hiện được sự cứng cỏi, ý thức tự tôn, tự coi trọng bản ngã của mình.

Trong tác phẩm của Lý Lan, để thể hiện tư tưởng nữ quyền, với tư cách là người sống ở những nền văn hoá khác nhau, nhà văn còn tạo dựng tình huống xung đột văn hoá. Đó là tình huống trong tác phẩm Tiểu thuyết đàn bà. Đối với tiểu thuyết, tình huống thường không chỉ có một, đó thường là một chuỗi tình huống kết tạo thành dòng chảy tác phẩm. Tuy nhiên, trong tác phẩm Tiểu thuyết đàn bà, có một mạch cảm hứng, đó là cảm hứng về sự xung đột văn hoá, nói lên sự cô đơn của người đàn bà, xung đột giữa Không Bé và Ted, mà nhà văn luôn ưu tiên xây dựng các tình huống nhỏ. Sự mâu thuẫn này thể hiện trong ngôn ngữ, trong cách thể hiện tình cảm, trong ứng xử. Chính sự xung đột văn hoá này đã làm cho

nhân vật “bị chọc tức”, buộc lòng phải phát ngôn bảo vệ cho bản thân mình, cho giới mình, thậm chí là phải hành động để bảo vệ đến cùng sự lựa chọn. Chẳng hạn trong lần Ted bỏ nhà ra đi, khi trở về lại xúc phạm vợ và những cô gái Việt Nam, Không Bé đã không thể kìm nén: “Không Bé quơ tay chụp lấy cái ly nước quăng thẳng vào mặt Ted, hét vỡ lồng ngực: “Tôi ngu, lấy phải anh. Nhưng không phải anh đéo được tôi thì anh có quyền miệt thị chị em tôi.”. Theo chúng tôi, tình huống xung đột văn hoá là tình huống quán xuyến mối quan hệ giữa hai nhân vật chính này, làm nên bản sắc của nhân vật Không Bé, nói lên được tinh thần nữ quyền, không chịu lép vế trước chồng, quyết tâm bảo vệ cho lòng tự trọng giới tính. Tình huống xung đột văn hoá này cũng gặp ở tác phẩm khác là Cô con gái, Ba người đàn bà. Tất cả những hành động mà “con” thực hiện trong tác phẩm đều thiên về ý thức coi trọng cá nhân của “con”, trong khi điều đó lại làm tổn thương “mẹ”. Nhưng, với tính thuyết phục về quyền cá nhân, tính thực tế, nhân vật “con” đã làm chủ được các tình thế, buộc lòng nhân vật “mẹ” phải chấp thuận các hành động, lựa chọn.

Bên cạnh hai kiểu tình huống nêu trên, Lý Lan còn tạo một loạt tình huống có tính thử thách cao. Đó là các tình huống mà nhà văn đặt nhân vật vào đó, buộc lòng nhân vật phải suy nghĩ, phải lựa chọn, phải hành động. Thông thường đó là những trường hợp nhân vật đối diện với chính mình, nhận chân cái bản ngã của mình. Tác phẩm Mẹ và con xây dựng mối quan hệ giữa hai người thuộc hai thế hệ khác nhau, hai tính cách, quan niệm khác nhau, “mẹ” và “con”. “Mẹ” không biết đời sống cá nhân có ý nghĩa gì nên thường can thiệp, thường làm cho “con” cảm thấy đó là một áp lực lớn. Điều đó buộc lòng “con” phải suy nghĩ, phải lật hỏi các vấn

đề, phải lựa chọn hành động. Thế nhưng, tất cả những điều đó đã không thể thực hiện được vì thực tế quá khắc nghiệt, phải lựa chọn một trong hai - một bên là cá nhân mình, một bên là tình thương yêu với mẹ. Tác phẩm kết thúc nhưng câu hỏi “phải làm sao” vẫn cứ bỏ ngỏ. Tai nạn thì lại là thử thách giữa cái bản ngã và cái “ta” vì người khác. Không chế ngự được bản năng, Cẩm đã có con với Thanh, nhưng Cẩm nhận ra Cẩm không hề yêu Thanh, vì thế, một mặt Cẩm thông báo cho Thanh về giọt máu Cẩm mang trong bụng, nhưng mặt khác Cẩm lại từ chối làm vợ Thanh. Tuy vậy, áp lực mà Cẩm phải chịu đựng là rất lớn, đặc biệt là áp lực từ cộng đồng, áp lực từ phía Thanh đang phải gánh. Cuối cùng, Cẩm không thực hiện được con người bản ngã, nhưng đó chỉ là một bước lùi trên đường khẳng định “ngã” của mình, vì thực tế là con người bản ngã của Cẩm vẫn đang âm ỉ thể hiện. Người đàn bà kể chuyện lại là tình huống thử thách về tinh thần phản kháng,

công việc đi tìm sự bình đẳng cho nữ giới trong xã hội. Thử thách đặt ra cho Tho – nhân vật chính trong tác phẩm là: một mặt, vì nhận ra nhu cầu hạnh phúc cá nhân, Tho phải đấu tranh đòi lại công bằng; nhưng mặt khác, chính vì hành trình đòi lại đó, Tho lại phải đánh đổi tất cả trong cái nhìn áp đặt của đàn ông. Bởi thế, Tho trở thành người cô đơn, không tìm được tiếng nói đồng cảm từ mọi phía. Hồi xuân là tình huống thử thách bản năng. Một người đàn bà đã ngoài 50 tuổi, đến bây giờ mới được sống cho mình. Khi được sống cho mình cũng là khi về sinh lí, người đàn bà đã hết thời kì xúc cảm giới tính. Người đàn bà phải đối kháng với hai luồng tư tưởng: một,

của bản năng, chút sót lại của hồi xuân; một, của luân lí và đạo đức xã hội. Dầu đã dùng cơ chế “tự yêu”, rồi gọi nhân viên mát xa nhưng đó là một sự lừng chừng, không hoàn toàn… Có thể thấy, loại tình huống có tính thử thách là loại tình huống thể hiện sinh động nhất sự phức tạp trong một con người, cho thấy con người thật sự luôn luôn phải đối mặt với những cuộc đối thoại nội tại. Nhưng, có một điều, dầu chưa thể hành động đến cùng cho ý thức và bản năng, nghĩa là cho cái tôi nhân vật, nhưng nhân vật được đặt trong các tình huống có tính thử thách luôn thể hiện thái độ tự nhìn nhận mình, tự ý thức cao về mình. Có lẽ điều này ăn khớp với phát biểu của Lý Lan với báo giới: nữ quyền cần sự lên tiếng của toàn xã hội. Nếu xã hội không đồng thuận thì những cá nhân tiên phong sẽ là những người đau khổ. Nghĩ cho tận cùng, thì những nhân vật trên đây đều rơi vào trạng thái “không là mình”.

Tình huống trở về, trong đó thể hiện sự cương quyết của nhân vật chính cũng là một tình huống phổ biến trong tác phẩm Lý Lan. Tác phẩm Tháng chạp là sự trở về của Yên, trong khi vì lí do công việc, Yên nhận thấy người quen trở thành những hệ luỵ. Lòng hồ là cuộc trở về với chốn xưa, người xưa của Hà, dầu phải trải qua nhiều thử thách. Những cuộc trở về luôn là một cuộc thử thách trong tâm trạng các nhân vật chính. Nhưng, các nhân vật này đều qua những chuyến đi về mà nhận ra đích thực con người mình. Yên trong

Tháng chạp nhận ra tình yêu thương trong con người mình,

phương diện thể hiện cái tôi. Hà trong Lòng hồ thì quyết tâm tìm lại quá khứ, tìm lại cái tôi đã sống ở miền đất cũ. Đó mới chính là con người Hà.

Những khái quát trên đây chưa thể thâu tóm hết các tác phẩm vì vẫn còn nhiều tác phẩm Lý Lan xây dựng tình huống rất đơn giản, chẳng hạn truyện Cảm giác, Tâm hồn, Rừng mai… Tuy vậy, qua những gì phân tích trên có thể thấy, Lý Lan rất linh hoạt trong tạo dựng tình huống. Dù những tình huống có tính phức tạp cao nhưng tất cả đều nằm trong mục đích đặt ra ‘phép thử” đối với nhân vật. Một là nhân vật sẽ hành động để khẳng định cái tôi của mình, hai là nhân vật lưỡng lự, không thể thực hiện hành động, dầu đã ý thức rất rõ về cái tôi (dĩ nhiên, trong quá trình đó, tính cách, phẩm chất của nhân vật đã được hiện rõ). Song đa số, các mục tiêu cuối cùng mà nhân vật đặt ra đều không thực hiện được. Họ thường rơi vào cảm giác cô đơn. Điều này cho thấy, để đi đến một ý thức nữ quyền như mong muốn còn phải đòi hỏi nhiều vấn đề, còn cần sự ủng hộ từ nhiều đối tượng xã hội.

Một phần của tài liệu Cảm hứng nữ quyền trong văn xuôi tự sự của lý lan (Trang 87 - 94)