Mâu thuẫn bè phái, phân biệt dòng họ ở nông thôn

Một phần của tài liệu Cảm hứng phê phán trong truyện ngắn việt nam từ 1986 đến 2000 (Trang 52 - 56)

5. Cấu trúc luận văn

2.3.3. Mâu thuẫn bè phái, phân biệt dòng họ ở nông thôn

Công cuộc đổi mới của đất nớc đã trải qua trên hai mơi năm và đã thu đ- ợc nhiều thành tựu, làm thay đổi bộ mặt xã hội, trong đó có bộ mặt nông thôn Việt Nam. Chúng ta vừa đẩy mạnh việc phát triển các vùng trồng lúa, trồng cây công nghiệp, hoa quả vừa khuyến khích khai phá, dựng lên các trang trại ở những vùng miền núi, đất rộng, ít ngời. Chúng ta đa điện, sóng phát thanh, sóng truyền hình về tận vùng sâu, vùng xa để đem văn hoá đến với từng gia đình. Từng nhà, từng làng đang đổi thay rõ rệt trong nếp sống, trong cách tính toàn làm ăn. Bằng hình tợng văn học nghệ thuật, bằng kết cấu riêng, tiếng nói riêng, cách nói riêng văn học đã góp phần nhìn lại những chặng đờng đã qua và bàn

đến những mô hình, những phơng án mới cho sự phát triển của nông thôn Việt Nam trong giai đoạn mới. Nhng bên cạnh những mặt tích cực đời sống mới cũng đem lại những mặt tiêu cực cho bức tranh làng quê Việt Nam.

Nông thôn Việt Nam từ nghìn đời nay vẫn im lìm nh bờ tre, gốc rạ. Sự phát triển ồ ạt của kinh tế thị trờng đã thực sự xâm lấn đến vẻ bình yên của mỗi gốc đa, mái đình. ở mỗi thời kì lịch sử nông thôn đều có những vấn đề của mình. Trong thời kì đổi mới, sự bung ra làm ăn, phát triển kinh tế ở miền quê đã làm phát sinh nhiều mâu thuẫn vốn âm ĩ trong cuộc sống của ngời nông dân Việt Nam. Không riêng gì truyện ngắn mà nhiều thể loại khác nh tiểu thuyết, kí sự, phóng sự...đều tìm thấy những hiện thực nóng bỏng và mới mẻ trong cuộc sống ngời nông dân hiện nay nh tranh chấp về quyền lợi kinh tế, tranh chấp đất đai, thói đố kị, cay cú, ghen ghét nhau của ngời dân và một vấn đề khá nổi cộm đó là quan hệ dòng họ, phân biệt huyết thống ở nông thôn. Chính ung nhọt này đã gây nên những mâu thuẫn triền miên, dai dẳng và khốc liệt ở nhiều vùng quê.

Cuộc chiến giữa ông Tự và ông Lã ( Ngời nhặt mảnh chai- Cao Hạnh) âm ĩ từ bao giờ không ai nhớ rõ nhng nó bùng lên và phát lửa vào một chiều ma rất to, lần này không chỉ có hai ông mà của tất cả mọi ngời trong hai gia đình. Họ kéo nhau trầm mình trong ma, xỉa quốc xẻng vào mặt nhau chỉ vì mâu thuẫn trong ranh giới đất đai. Việc tranh chấp không đợc giải quyết bằng tình làng nghĩa xóm mà họ sẵn sàng thanh toán sằng phẳng với nhau bất chấp hậu quả. Từ bữa đó hai gia đình không lo làm ăn mà luôn tìm cách trả mánh nhau cho bõ ghét, không chỉ ngoa ngôn mà bằng cả hành động chân tay. Họ còn bày kế kìm hãm sự phát triển kinh tế của nhau. Cuộc chiến đó cha phân thắng bại nhng hậu quả thì cả hai gia đình đều bị thiệt hại nặng nề.

Ngày về ( Sơng Nguyệt Minh) đa ngời đọc về làng Yên Hạ, một ngôi làng có núi con Rùa, có bến sông Vân và nơi đó có bố mẹ, chị gái và dòng họ Hoàng của Công. Sự đố kị, ghen ghét, khinh nhờn của dòng họ Vũ và họ Trần vì

“họ Hoàng yếu thế hơn chỉ có mời ba hộ, hơn chục đinh” đã đẩy Công xa xứ m- ời lăm năm, ra đi khi vừa mời tám tuổi với lời thề phải giàu có và phải lấy đợc bằng Tiến sĩ ở xứ Tây cho hai họ kia sáng mắt ra. Mang trên mình trọng trách lớn lao của dòng họ, Công đã đánh mất đi nhiều thứ trong đó anh mãi mãi không bao giờ đợc gặp lại mẹ của mình, một ngời phụ nữ tảo tần vì chồng con, khi chết vẫn cha đợc ngẩng mặt lên với đời. Anh đã để bà ra đi trong vô vọng, chiều nào bà cũng ra bến đò ngóng đứa con trai tha hơng đất khách quê ngời. Thực tế đây là một vấn đề nổi cộm ở nông thôn từ xa đến nay, tuy mỗi giai đoạn mức độ có khác nhau. Có những mâu thuẫn âm thầm nhng cũng có những mâu thuẫn kết hình kết khối nh ở một số làng quê Việt Nam các họ đua nhau xây mộ tổ để báo hiếu trả nghĩa cha, báo hiếu trả nghĩa mẹ. Việc xây mộ là một hành động đẹp thể hiện văn hoá của ngời sống đối với ngời chết nhng nghĩa cử văn hoá đó trong thời kinh tế thị trờng ngày càng bị biến tớng trở thành nơi sát phạt, trả đũa nhau của ngời sống. Dơng Duy Ngữ trong truyện ngắn Mộ tổ đã phê phán cuộc chiến của hai dòng họ về việc lấn đất xây mộ tổ. Cuộc chiến đã lôi kéo hàng trăm ngời tham gia, già trẻ, trai gái đều hăng hái khiến bao nếp nhà xiêu xó, tan hoang. Để có tiền xây mộ cho to, đẹp, sang ngời ta tìm mọi cách xoay xở kể cả thế chấp tài sản vay ngân hàng. Họ đã đánh mất đi vẻ đẹp truyền thống, phong tục đẹp của ngời Việt Nam “Phật tại tâm”, “Tốt gỗ hơn tốt nớc sơn”. ở nhiều vùng nông thôn nghĩa trang làng còn nguy nga hơn nhiều nóc nhà của ngời sống!. Thiết nghĩ việc chạy theo hình thức đó thật phù phiếm và tổn hại đến thuần phong, mĩ tục dân tộc. Nhiều nhà văn đã cảnh báo thực trạng đáng buồn đó của nông thôn trong thời đổi mới thông qua những câu chuyện sinh động và hấp dẫn.

Nỗi đau dòng họ của Sơng Nguyệt Minh phản ánh mối thù truyền kiếp của họ Nguyễn và họ Ninh ở làng Hạ. Nỗi đau dòng họ bắt đầu khi họ Nguyễn phát hiện họ Ninh chôn lén bộ hài cốt cụ tổ mình vào vào ngôi mộ đang phát của họ mình làm nhiều ngời họ Ninh bị “động”, tự nhiên lăn ra chết, làm ăn thì

lụn bại, sa sút. Mâu thuẫn dòng họ bùng phát từ đấy ghằm ghe, kiện cáo, đánh nhau bao nhiêu năm vẫn không ngã ngũ, lôi kéo cả mời ba họ khác trong làng tham gia vào cuộc binh đao, nớc lửa. Họ bỏ bê công việc, đình làng không hơng khói lễ lạt. Đời này qua đời khác, ngọn lửa thù hằn giữa hai họ không bao giờ tắt, lúc âm ỉ, lúc bùng lên dữ dội. Làng quê xơ xác, mùa màng thất bát, việc nông chểnh mảng, cỏ mọc đầy đồng, đói nghèo và nạn quan ôn bắt lính làm cho xuất đinh của hai họ ngày càng vơi đi. Khi kháng chiến chống Pháp bùng lên, hai họ lại đánh nhau chết quá nửa, số ngời chết và bị thơng còn nhiều hơn số dân làng bị bom đạn của Pháp. Đến thời cải cách ruộng đất, làng Hạ vốn đã lạc hậu, đói nghèo đầy thù hận lại một lần nữa kinh hoàng, náo loạn vì những cuộc đấu tố. Họ Nguyễn và họ Ninh lại một lần nữa đổ máu.

Có thể nói rằng nhiều nhà văn đã lần tìm và tạo dựng lại một cách chân thực và sinh động về chủ nghĩa dòng họ ở nông thôn. Chủ nghĩa dòng họ không chỉ dẫn đến mâu thuẫn nội tộc, phân hoá những ngời thân đến tàn nhẫn mà còn là nguyên nhân gây nên xung đột ngoại tộc, khoét sâu cơ thể xã hội đến ghê sợ.

ở đây không chỉ là sự trả đũa giữa hai họ làm cho làng quê rỉ máu mà còn tràn lên, loang ra khắp nơi. Nguy hại hơn nó còn để lại “di căn, truyền nhiễm” đến cả thế hệ con cháu. Dơng Duy Ngữ tiếp tục pha màu cho bức tranh về mâu thuẫn dòng họ bằng truyện ngắn Hơng Hoa. Truyện ngắn xoay xung quanh số phận mẹ con bà Điền và dòng họ Lê Ngọc. Trải dài cả câu chuyện là sự chống chọi một mình của ngời đàn bà goá- bà Điền với dòng họ nhà chồng và các cô con gái. Họ o ép, dồn đẩy bà vào hoàn cảnh “ Hồn tôi rồi biết nơng tựa vào đâu? Bỗng chốc hồn tôi không cửa không nhà, không anh em, không họ hàng. Hồn tôi cô quạnh vất vởng nơi đầu đờng xó chợ”. Còn gì đau đớn hơn cho kiếp ngời khi bị đánh bật ra khỏi nơi chôn rau cắt rốn bởi chính những ngời thân của mình.

Trong cơ chế phát triển mới nhiều ngôi làng nh làng Cò trong truyện ngắn cùng tên của Y Ban vốn yên ả, thanh bình, ngời dân làng Cò vốn chỉ biết

sống bằng nông nghiệp, hay lam hay làm sống kính trên nhờng dới, đùm bọc lẫn nhau. Nhng mọi việc đã thay đổi khi một ngày kia nhà nớc mở một con đ- ờng to cắt qua làng Cò. Con đờng mở ra đã đem đến cho ngời dân làng Cò nhiều thứ nhng cũng tớc đi cả cuộc sống yên ả của ngời dân nơi đây. Đất lên giá vùn vụt nên ngời ta tranh chấp đến cả một ngôi mộ có hình nộm và đầu lâu bằng gáo dừa. Thế là hai họ nhà trai và gái tranh giành nhau. Thoạt đầu là đấu lý, sau là đấu khẩu. “Các bà sồn sồn đợc huy động để đào tu ti tủ tỉ mấy đời nhà nhau lên. Đấu khẩu không phân thắng bại họ nhảy vaò đánh nhau giáp la cà kéo cả đàn ông vào cuộc”. ở nông thôn tranh chấp về đất đai đang là vấn đề nổi cộm, ngày càng đe doạ mối quan hệ vốn tốt đẹp bao đời của ngời dân Việt. Chân lý “mạnh vì gạo, bạo vì tiền” đang chi phối cuộc sống của bà con. Nhiều nhà văn đã đặt nhiều tâm huyết tìm hiểu và phản ánh trong sáng tác của mình để cảnh báo nguy cơ đánh mất bản sắc, vẻ đẹp vốn có của làng quê Việt Nam. Trớc đây trong thời kì chiến tranh ngời ta cứ ngỡ con ngời chỉ tồn tại trên các mặt dân tộc và giai cấp và chỉ có thế mà thôi. Ngày nay ngời ta phát hiện ra con ngời có nhiều mối quan hệ phức tạp khác, trong đó quan hệ huyết thống là một phơng diện hết sức có ý nghĩa và phức tạp. Bởi vì mỗi ngời đều có một nơi để sinh ra, một gia đình để lớn lên và làm chỗ dựa. Họ không thể đánh mất các mối quan hệ này trong bất kì hoàn cảnh nào. Chính vì vậy mối quan hệ này đã chi phối đến lối sống, văn hoá, hành động của họ và mọi vui buồn đều từ đây mà phát sinh. Quan tâm đến mảng đề tài này các nhà văn bằng đôi mắt khách quan tỉnh táo đã phê phán những hạn chế, những tiêu cực, vạch rõ những mâu thuẫn vốn tồn tại trong đời sống ngời dân để xây dựng một cuộc sống tốt đẹp và nhân bản.

Một phần của tài liệu Cảm hứng phê phán trong truyện ngắn việt nam từ 1986 đến 2000 (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w