Con ngời phi nhân tính, tha hoá về đạo đức

Một phần của tài liệu Cảm hứng phê phán trong truyện ngắn việt nam từ 1986 đến 2000 (Trang 67 - 78)

5. Cấu trúc luận văn

2.4.2. Con ngời phi nhân tính, tha hoá về đạo đức

Trong văn học muôn đời vẫn tồn tại song song hai mặt tốt đẹp và xấu xa. Những nhà văn có tài năng và lơng tâm luôn dành sự quan tâm của mình cho hai đề tài này. Trong cuộc sống hiện đại đề tài đợc nhiều cây bút khai thác nhiều khi thiên về cái ác, cái xấu, cái phi nhân bản đang gặm nhấm tâm hồn con ngời. Bởi càng ngày khi càng rời xa chiến tranh nhiều ngời Việt Nam đã bộc lộ sự hèn kém, đốn mạt của con ngời mà chung quy lại đều vì danh lợi. ở đâu chúng ta cũng bắt gặp những con ngời vụ lợi một cách khinh bạc, trắng trợn, táng tận lơng tâm. Nguy hại hơn tâm lý này đang dần dần trở thành một nếp sống, ăn sâu vào cuộc sống con ngời hiện đại.

Nhà văn đứng đầu trong việc phản ánh mặt tha hoá của con ngời hiện nay có lẽ là Nguyễn Huy Thiệp. Nguyễn Huy Thiệp bằng ngòi bút lạnh lùng sắc sảo đã thẳng thắn nêu lên những bê tha, yếu kém ở những con ngời thuộc về những tầng lớp nhân dân khác nhau. Ngòi bút của nhà văn này đặc biệt cuốn hút khi bộc lộ sự đốn mạt, sụ thấp kém của nhân vật qua hành vi, cảm nghĩ và ngôn ngữ của nó. Bớc vào gia đình Không có vua, đằng sau hiệu cắt tóc và sữa xe đạp giản dị yên bình kia là cả một thế giới ngổn ngang xấu xa, ô trọc. Nguyễn Huy Thiệp nh chỉ cho chúng ta thấy sự tha hoá của nền kinh tế thị trờng len lỏi vào tận gia đình- tế bào, bức thành trì cuối cùng của xã hội và chế ngự ở đó. Lão Kiền sống với năm ngời con trai nhng ngời đọc khó hình dung ai là ngời chủ gia đình đó. Con cái ăn nói bạt mạng với cha mẹ: “ Lão Kiền bị điện giật bèn chửi: “Cha chúng mày ám hại ông. Chúng mày mong ông chết nhng trời có mắt, ông còn sống lâu”. Đoài nằm trong giờng nói vọng ra: “ở đâu không biết chứ ở nhà này thì: lá vàng còn ở trên cây lá xanh rụng xuống là chuyện thờng tình”. Khi

Sinh về làm dâu cô cũng một phen sửng sốt, “ngỡ ngàng với không khí tự do trong nhà, ăn cơm chẳng ai mời ai, sáu ngời đàn ông ai cũng cởi trần mặc quần đùi cời nói thản nhiên chan chan húp húp nh rồng cuốn”. Sinh lọt vào nhà này nh cơn ma làm dịu mát bầu không khí trong nhà nhng lại làm bùng lên những khuất nẻo trong tâm hồn con ngời. Đó là Đoài, một công chức nghành giáo dục suốt ngày chim chuột chị dâu. Lúc thì ve vãn: “Ngời chị tôi cứ mềm nh bún”, lúc thì hăm doạ: “tôi nói trớc thế nào tôi cũng ngủ đợc với Sinh một lần”. Lúc lại phỉnh phờ: “Sinh còn quyến luyến cái gì? Lão Cấn vừa ngu vừa hèn lại yếu, bác sĩ bảo lãnh tinh, lấy Sinh hai năm mà con cái gì đâu?” Còn ông bố thì bắc ghế đẩu nhìn trộm con dâu tắm bị bắt quả tang lại viện cớ là đã hi sinh vì con cái. Thật khó hình dung điều này lại xảy ra trong một gia đình, mọi ngời nghi kị bới móc nhau, xỉ vả nhau không chút kiêng nể. Nếu Nguyễn Công Hoan trong truyện Mất cái ví khi đứa con trai đã cùng cô con dâu dàn cảnh để ám chỉ, vu oan giáng hoạ cho ngời cha đã khiến ngời đọc tức giận, khinh bỉ bao nhiêu thì Nguyễn Huy Thiệp ở đây đã để cho những đứa con trực tiếp hỏi thẳng ông bố của mình: Cấn bảo: “Chị Sinh mất cái nhẫn”. Đoài bảo: “Hỏi bố xem” làm cho ông bố tức điên lên và chửi rủa: “Mẹ cha mày thế mày nghi kị cho tao lấy cắp chứ gì?” Thử hỏi còn gì xấu xa đê tiện hơn khi ngời với ngời sống không phải để thơng nhau mà để “tơng” nhau bằng đủ mọi cách, với đủ mọi phơng tiện và bất chấp tất cả. Là gia đình nhng ngời ta tính với nhau từng bữa ăn, từng khoản đóng ghóp nhỏ nhặt nhất. Chúng ta thấy ngột ngạt, bức bối, ghê sợ cho sự băng hoại của rờng cột trong xã hội hôm nay. Ngời đọc cảm thây họ nh một đám ô hợp gắn kết lại để hành hạ nhau và gia đình ấy nh một nhà trọ, một nhà trọ rỗng tuyếch không có buồng riêng và cửa khép, những ngời trong nhà nh khách trọ dừng chân. Họ bình đẳng chia nhau về quyền lợi song lại o ép, toan tính phần trách nhiệm với nhau. Nếu nh trong Truyện Kiều sự hi sinh bán mình chuộc cha của Kiều đã làm hàng trăm triệu con tim rung động thì ngày hôm nay, trong xã hội kinh tế thị trờng bùng nổ này lại không ít ngời hoảng hốt lo sợ vì sự biến

thái của những ngời con đối với ngời sinh thành dỡng dục. Khi lão Kiền ốm rất tốn tiền chữa chạy, Đoài đã hồn nhiên phát biểu: “Tôi nghĩ bố già rồi, mổ cũng thế, cứ để chết là hơn” hay quyết liệt hơn: “mất thì giờ bỏ mẹ, ai đồng ý bố chết giơ tay, tôi biểu quyết nhé”. Có lẽ chỉ có nhân vật của anh Thiệp mới dám đi đến tận cùng sự thất đức nh vậy. Chúng ta không khỏi ngao ngán khi nghiệm lại câu tục ngữ “trẻ cậy cha già cậy con” không còn đúng trong lòng một số đông những ngời nh Đoài mà chỉ thấy xót xa vì: “con ăn một bát cha mừng, cha ăn ba bát con trừng mắt lên” lại tỏ ra có vai trò mới khi con ngời đang ngày càng tỏ ra thiếu lơng tâm. Lão Kiền chết đem lại sự thoả mãn cho con của lão: “Đoài bảo: “ông cụ đi rồi, thật may quá, bây giờ tôi đi mua quan tài nhé”. Không chỉ tình cảm cha con bị xem thờng mà tình cảm anh em cũng trở thành gánh nặng. Trong nhà anh em xem nhau nh kẻ thù, mạnh ai nấy sống. Trong ngày giỗ mẹ, bố với anh cả nhốt em vào buồng cạnh nhà xí “để nó đỡ ra vào bất tiện”. Hai đứa con đánh nhau ông bố cổ vũ: “chúng mày giết nhau đi, tao càng mừng”.

Hạnh ( Huyền thoại phố phờng), một thanh niên có ăn học tử tê, mang trong mình một khát vọng đổi đời mãnh liệt và điều đó tự thân nó là một mục tiêu sống có bản lĩnh và đáng trân trọng. Nhng ở Hạnh khát vọng đó trở nên bệnh hoạn. Anh ta muốn giàu thật nhạnh bằng mọi cách. Nếu ta từng bắt gặp những đứa con tinh thần của Nam Cao cũng day dứt về tiền bạc, cơm gạo nh Thứ, Điền...nhng tâm hồn họ luôn đững cao hơn bản thân họ thì ở đây ngợc lại. Với Hạnh sự giàu sang chỉ cốt thoả mãn sự ăn-uông-ngủ-nghỉ thoải mái, đầy đủ của mình. Bị tiền và sự giàu sang của ngời khác làm cho mờ mắt Hạnh đã vạch cho mình một kế hoạch bỉ ổi để làm sao đoạt đợc tấm vé số có khả năng trúng giải của mẹ con bà Thiều. Hạnh đã ngủ với ngời đàn bà đáng tuổi mẹ mình! Những suy nghĩ và hành động của Hạnh làm chúng ta nghĩ đến những con ngời là nô lệ cho chính họ. Không bằng lòng với cuộc sống, thiếu lòng kiên nhẫn để tạo lập giá trị cho bản thân, Hạnh đã lấy sự giàu có về tiền bạc để làm tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm con ngời, đánh mất lòng tự trọng và danh dự, cả sự

tỉnh táo của bản thân. Cô Diệu trong Cún lại đem đến cho chúng ta cách nhìn khác về con ngời. Bản thân Diệu đã có lúc bằng lòng với cuộc sống: không giàu có nhng no đủ và có phần toại nguyện. Nhng vốn cuộc sống không nh ý mọi ng- ời. Cô Diệu cũng vậy, lấy chồng nhng không có hạnh phúc, chỉ thêm rớc hoạ vào thân, cửa nhà tan hoang đã làm cho cô tuyệt vọng. Và trong hoàn cảnh đó tâm hồn cô Diệu cũng nh đổi khác. Cô phát hiện ra Cún một tên ăn mày dị dạng: đầu to hai chân tay mềm oặt, đứng không vững trên mặt đất- có ba chiếc nhẫn vàng, một gia tài lớn đối với cô lúc đó, cô Diệu than thở “vì sao bây giờ tao mới biết mày”. Và một cuộc thơng lợng diễn ra rất nhanh giữa một tên cần tiền và một tên cần tình yêu. Vì cần tiền của Cún cô Diệu đã chấp nhận Cún nh một ngời đàn ông thực thụ. Một ngời nh Cún trong xã hội không đợc coi là ngời gần nh loài vật, sống đợc bằng lòng thơng hại của mọi ngời và luôn bị khinh rẻ thì tiền không là gì cả. Nhng với Diệu thì cô hiểu sức mạnh của đồng tiền và biết lợi dụng nó. Cô đã tự biến bản thân mình thành một ngời đàn bà h hỏng, lăng loàn, tha hoá về nhân cách. Thuỷ (Tớng về hu) đã làm chúng ta sửng sốt và khiếp hãi vì lần đầu tiên biết đến một hành động vô nhân đạo đến nh vậy. Thuỷ đang tâm nuôi chó becgiê bằng những thai nạo lấy ở bệnh viện. Vì chạy theo lợi nhuận Thuỷ đã coi rẻ lơng tâm nghề nghiệp, đã đánh mất lòng thơng, niềm trắc ẩn với đồng loại mình. Còn gì thất đức hơn sự độc ác đó. Truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp có những ngời đàn ông và ngời đàn bà (Đời thế mà vui)

không kìm chế đợc dục vọng thú tính bản năng đã quên đi tất cả: cảnh sống bấp bênh khốn khổ, đứa con nhỏ bé cô đơn để hởng trọn vẹn niềm vui hoan lạc bên nhau. Đó là một ông bố đã nảy sinh dục vọng trong một lần đi rừng đã cỡng bức ngay đứa con gái của mình (Tội ác và trừng phạt). Đó là một bác sĩ trẻ mới ra trờng: “Hai lăm tuổi, lòng nhiều hăm hở cũng nh dục vọng, đợc ăn học tử tế nh- ng vô tích sự”, không tránh đợc cám dỗ của cảnh đẹp thiên nhiên thuần khiết và vẻ đẹp của cô gái miền núi ngây thơ, gã “chiếm đoạt cô một cách tàn bạo, điên cuồng” rồi “vô liêm sĩ bỏ chạy để tránh hậu quả” (Thổ cẩm). Đó còn là một ng-

ời thợ xẻ “khốn nạn, đểu cáng và độc ác”, “cuộc đời thực nh cứt chó” tìm cách hãm hại một cô bé vừa mới lớn (Những ngời thợ xẻ). Thế giới nhân vật Nguyễn Huy Thiệp đa số là những con ngời bình thờng luôn bận rộn với những toan tính dục vọng và ham muốn cá nhân. Họ đợc tác giả đặt thẳng vào cuộc đời, tự tìm kiếm mu sinh và trên chặng đờng đó đa số họ đã đánh mất nhân tính, tâm hồn họ bị vẫn đục, suy thoái. Suy nghĩ của họ trở nên tăm tối nhỏ nhen, hành động của họ thì bỉ ổi, xấu xa. Chính vì thế họ trở thành những mầm xấu, những kẻ bị tha hoá, suy đồi về nhân cách. Nhân tính và nhân hình của họ mờ ảo, bị che lấp bởi sự độc ác, tàn nhẫn lọc lừa “chỉ mãi bận chạy theo tình dục, tiền bạc, danh vọng hão huyền” (Sang sông) mà thôi. Con ngời đời thờng trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp quay cuồng để ngoi lên cuộc sống bằng chính sự tha hoá biến chất của bản thân. Ai càng mạnh, càng xấu xa, càng độc ác thì càng dành đợc thắng lợi, đạt đợc mục đích. Nhà văn đã nhận thấy sự rạn vỡ, xổ tung của nền tảng đạo lý truyền thống và những tình cảm tốt đẹp vốn có sẵn từ ngàn đời nay. Có nhân vật phải thốt lên cay đắng: “Cứ sống đi con, rồi con sẽ hiểu đợc cuôc đời khốn nạn! Khốn nạn vô cùng!” (Huyền thoại phố phờng).

Cuộc sống càng phát triển mối quan hệ giữa con ngời với con ngời dờng nh càng trở nên lỏng lẻo và hời hợt. Không đi sâu vào sự biến thái trong gia đình Bảo Ninh, nhà văn nổi tiếng với những tác phẩm viết về chiến tranh, thời bình khi viết về hiện thực đời thờng cũng không kém phần sắc sảo. Bi kịch con khỉ lên án một tập thể con ngời phi nhân tính. Hết trò giải trí họ biến một con khỉ bị bỏ bê không đợc chăm sóc trong một công viên thành trò công cụ tiêu khiển đắc dụng. Khi công viên mới mở, con khỉ là món quà cho nhân dân xung quanh, họ vui thích ném quà cho nó, xem nó diễn trò. Nhng chỉ đợc một thời gian ngắn, mọi ngời quay sang bạc đãi nó, ném cho nó những thứ không ăn đợc, nhổ nớc bọt vào nó, bắn súng cao su vào nó và xú uế vào chuồng nó. Điều đáng ghê tởm là tất cả mọi ngời đều không phản đối và háo hức chờ xem con khỉ chịu đựng cuộc sống đó nh thế nào. Nhng con khỉ vẫn sống và sự sống đó thách thức

mọi ngời. Ngời ta tức giận khi biết con bé ăn mày ở công viên đã âm thầm cứu nó. Việc con bé dọn chuồng và cho con khỉ ăn bị mọi ngời xem là một hành động phá đám. Lúc này không phải con khỉ lên cơn sốt mà cơn sốt đó đang chuyển sang mọi ngời ở ngoài chuồng thú kia, biến họ thành những con thú thật sự. Họ bắt con bé ăn mày, lột truồng nó ném vào chuồng khỉ. Tàn nhẫn hơn bọn thanh niên còn lấy gậy chọc con bé để làm trò hề cho mọi ngời xem. Không ai can ngăn bởi “thời nay ngời với ngời chớ dại sinh sự với nhau. Việc ai nấy làm nếu muốn yên thân”. Qua truyện ngắn tác giả nh muốn nhắc nhở mọi ngời đôi lúc chính mình đang đồng loã với tội ác mà không ý thức đợc, không có sự phản kháng trớc cái ác cũng là một tội ác. Con ngời hiện đại đang tự tha hoá, tự đánh mất nhân tính không cách gì chống lại đợc.

Công cuộc đổi mới đã làm nhiều thứ tốt đẹp hơn, cuộc sống dễ chịu hơn nhng chính nó cũng tớc đoạt của con ngời nhiều thứ, trong đó có tình yêu. Con ngời sống không thể sống thiếu tình yêu, tình yêu là bến bãi cuối cùng để tâm hồn chúng ta đợc nơng tựa trong cuộc bôn ba trên đờng đời. Nhng điều đó dờng nh đang thay đổi trong thời kinh tế thị trờng. Sự hạch toán, tính thực dụng của kinh tế thị trờng đã len lõi vào tận nơi bình yên nhất của con ngời. Nhiều nhà văn đã dành nhiều trang viết vạch trần góc khuất đen tối đó trong thiên đờng tình yêu. Thảo, một ngời đàn bà không đẹp, không nổi bật nhng khiến “đàn ông dọc phố không sao cỡng mắt đợc, không tài gì thấy Thảo lại có thể nhịn nhìn”

(Bội phản- Bảo Ninh). Biết Thảo làm nghề “rát mặt với rặt là những cái lối kiếm tiền không biết nhục”. Biết thế nhng ba ngời đàn ông trong gia đình kia vẫn lao vào nh thiêu thân và đều nhân danh tình yêu đích thực. Quân trớc và sau khi lấy Hằng đều đi lại với Thảo nh vợ chồng. Về ở nhà vợ đêm đêm vẫn mò xuống nhà Thảo gần sáng mới về. Khi biết em trai vợ vừa đi học nớc ngoài về, chuẩn bị cới vợ, gặp Thảo bị ngay tiếng sét ái tình đánh gục. Quân biết, chú út trong nhà biết nhng không ai công khai lên tiếng. Lối sống chung chạ, tha hoá

đó cứ âm thầm diễn ra sau lng mọi ngời. Đó là hậu quả của những thói quen sống của những ngời thành thị “đèn nhà ai nấy tỏ”, “sống chết mặc bay”.

My (Thiếu phụ cha chồng- Nguyễn Thị Thụ Huệ) một cô gái thôn quê khoẻ mạnh và duyên dáng, không bằng lòng với số phận là những cô Tấm ở làng quê cô quyết ngoi lên đợc sung sớng bắng mọi cách. Đạp đổ mọi tôn ti trật tự, bỏ qua sự khinh bỉ của họ hàng, mọi ràng buộc của lễ giáo My sẵn sàng cớp chồng của chị gái, đẩy chị gái đến cái chết tức tởi, uất ức. Ngời anh rể trong truyện cũng là một ngời đàn ông đốn mạt khi dễ dàng bỏ vợ đi theo em vợ mà không mảy may suy nghĩ hay ân hận. Là con ngời đầy tham vọng, đạt đợc mục đích rồi cô ta vẫn cha thoã mãn. Bất chấp tất cả My tiếp tục sống buông thả với nhiều ngời đàn ông khác và cuối cùng số phận dành cho cô chỉ là những đau đớn tủi nhục. Qua truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ đã gióng lên hồi chuông cảnh báo mọi ngời đừng đánh mất đi mối quan hệ tốt đẹp của mình để thoả mãn những dục vọng cá nhân. Nhân nào quả nấy, hạnh phúc bị tớc đoạt rồi sẽ bị hao

Một phần của tài liệu Cảm hứng phê phán trong truyện ngắn việt nam từ 1986 đến 2000 (Trang 67 - 78)