6. Bố cục khóa luận
2.1.1. Tái hiện một thời kì đau thơng trong xã hội Trung Quốc thờ
Tạp văn Mạc Ngôn đã tập trung tái hiện một thời kì đau thơng trong lịch sử cách mạng Trung Quốc. Điều này đợc thể hiện trong 3/7 bài tạp văn về đề tài xã hội, chiếm gần 43%. Đây là một con số rất ý nghĩa, thể hiện mối quan tâm sâu sắc của nhà văn về vấn đề này.
Tuổi thanh thiếu niên của Mạc Ngôn trải qua trong thời kì “cách mạng văn hoá” - là thời kì “kì quặc và điên rồ” trong lịch sử cận đại trung Quốc. Trong tiềm thức của tác giả, miếng ăn, cái đói đã trở thành một điều ám ảnh đau đớn, dai dẳng và kinh hoàng nhất. Mạc Ngôn kể lại thời kì ấy: “Mùa xuân năm 1960 là thời kì ảm đạm nhất trong lịch sử tồn tại của đời tôi. Những cái gì có thể ăn đợc đều không còn, rễ cỏ, vỏ cây, cỏ ở hiên nhà cũng đã hết” [18,140]. Tình cảnh của ngời dân thảm thơng vô cùng. Ngời ta sục sạo, truy lùng tất cả những gì có thể nhét đợc vào dạ dày, từ rễ cỏ, vỏ cây, rong rêu, đến đất trắng, than đá “Tất cả những cây có thể ăn đợc ở thôn trong thôn ngoài nhanh chóng bị lột sạch vỏ, trần truồng run rẩy trong những cơn gió rét mùa đông trông thật thê thảm” [18,156]. Mạc Ngôn đã nói một cách cờng điệu: “Khi tiếng chuông báo hiệu phát lơng thực cứu tế vang lên, ngay cả những ngời đã chui vào quan tài cũng nhảy dựng dậy” [18,157]. Thời gian đói kéo dài, khả năng chống chọi của con ngời cũng có hạn, ngời chết đói la liệt khắp nơi. Khi nhà nớc điều lơng thực cứu đói thì ngời chết đã rất nhiều. “Ban đầu, thân nhân của những ngời chết còn khóc thơng và chôn cất đàng hoàng nhng sau đó cũng không còn sức để khóc nữa. Việc duy nhất họ có thể làm là đào một cái hố nông choèn và vùi xác vào đó” [18,140]. Những cảnh tợng này khiến chúng ta nhớ đến nạn đói 1945 ở Việt Nam. Hình ảnh những con ngời khẳng khiu chỉ còn lại da bọc xơng, những hố mắt sâu hoắm, những gơng mặt đờ đẫn ngồi la liệt bên những xác chết cũng la
liệt khắp nơi đến bây giờ vẫn còn ám ảnh nhức nhối. Một thời kì đau thơng kinh hoàng!
Cái đói thời kì này đã làm biến đổi nhân hình, nhân tính của con ngời một cách khủng khiếp. “Lúc ấy bao tử con ngời mỏng nh một tờ giấy, không có chút mỡ nào bên trong. Ngời lớn bị phù thũng, trẻ con lớp một nh chúng tôi thì bụng to nh cái trống nhng da bụng lại trong suốt, những khúc ruột non ruột già bên trong có thể thấy đợc hết” [18,142]. Đáng sợ hơn, nó làm biến dạng nhân tính, khiến con ngời hành động nh thú vật: “Nghe đồn rằng lão Mã Tứ đã từng cắt thịt đùi của ngời vợ đã chết nớng mà ăn” [18,140]. Tết âm lịch 1961, chính quyền phát cho mỗi gia đình nửa cân bánh đậu để ăn tết nhng sự kiện hoan hỉ này đã hại chết 17 ngời trong thôn, để lại những bài học vô cùng sâu sắc cho ngời còn sống: “Hàng xóm của tôi, ông Tôn ngời cha về đến nhà mà nửa cân bánh đậu đã hết veo, vừa bớc chân vào nhà thì đã bị vợ và con gái vây lấy, vừa khóc vừa chửi. Ông Tôn nằm trên đất sắc mặt xám nh tro tàn, nớc mắt lng tròng, một tiếng kêu cũng không hề có, chịu đựng những cú đánh của vợ con, ngay trong đêm ấy không từ biệt mà chết. Ông ta ăn bánh đậu xanh quá nhiều nên khát nớc, uống một thùng nớc, bánh đậu xanh nở ra, bụng trơng phồng lên mà chết” [18,158]. Thế nhng vợ con ông ta chẳng rơi một giọt nớc mắt tiếc th- ơng, thậm chí nhiều năm sau kể lại, vẫn chửi ông Tôn là đồ chết tiệt, chết không đáng tiếc. Thật đúng nh lời tác giả: “Tình yêu thơng trong lúc nhân quần đang đói phải chiết khấu đi phần lớn” [18,158]. Cái đói, sự giành giật sự sống một cách khốc liệt khiến cho tâm hồn con ngời chai sạn đi, tình thơng và nớc mắt cũng khô cạn, ranh giới giữa con ngời - con vật trở nên rất mong manh.
Đối với tác giả, đây vẫn cha phải là điều tàn khốc nhất. Trả lời phỏng vấn của nhà báo Thạch Nhất Long, ông nói: “Tôi cho rằng điều tàn khốc nhất trớc và sau cách mạng văn hoá không phải là việc đánh ngời mà là cớp đi quyền đợc giáo dục học hành của những đứa trẻ có xuất thân từ gia đình không tốt” [17,310]. Bản thân tác giả cũng phải hứng chịu nỗi khổ đó. Sau khi cách mạng văn hoá bắt đầu, Mạc Ngôn bị buộc phải bỏ học, do xuất thân gia đình có vấn
đề và nghịch ngợm đắc tội với thầy quản sự. “Lúc đó có một quy định bất thành văn là con cháu của phú nông, địa chủ, về nguyên tắc chỉ cho học hết tiểu học, con cháu của gia đình trung nông nếu có biểu hiện tốt thì có thể cho học hết trung học, chỉ có con cháu gia đình dới mức trung nông mới đợc học lên” [17,310]. Sau khi mất học, Mạc Ngôn mới thấm thía đợc nỗi thống khổ: “Mỗi lần dắt dê, dắt trâu, lng đeo sọt cỏ đi ngang qua con đờng nhỏ trớc cửa lớp học, nghe thấy tiếng ồn ào của những bạn học xa lòng tôi thấy xốn xang vô cùng” [18,228]. Việc bỏ học quá sớm khiến cho Mạc Ngôn có mối quan hệ rất thân thiết với tự nhiên. Khi mà những đứa trẻ khác đang học bài trên lớp thì Mạc Ngôn một mình trên cánh đồng, chuyện trò với những con trâu vì thế đã hình thành nên ở ông sự cô độc, hớng nội, sợ gặp ngời, không biết cách thể hiện mình trớc mặt ngời khác. Đã có biết bao nhiêu đứa trẻ trong thời kì ấy có cùng cảnh ngộ nh tác giả? Có bao nhiêu tài năng và tâm hồn bị huỷ hoại? Hậu quả này, so với cái đói, có lẽ còn đau thơng và ám ảnh hơn rất nhiều.
Bằng những trang viết chân thực, sâu sắc, Mạc Ngôn đã tái hiện một thời kì đen tối, tàn khốc trong lịch sử cách mạng Trung Quốc nhng đồng thời cũng khẳng định sức sống bền bỉ, khả năng chống chọi mãnh liệt của con ngời để tồn tại. Đây không phải là sự bôi đen chủ nghĩa xã hội, bởi vì: “Sự thật là nh thế, cái đói nào có gì là vinh quang nào có gì là tốt đẹp, việc gì phải đơm đặt thêm bớt"[18,150]. Nhng, cũng chính nhờ tuổi thơ đói khát cùng cực ấy mà Mạc Ngôn mới có thể trở thành một nhà văn nổi tiếng nh ngày hôm nay. Nh ông đã thừa nhận: "Đói khát và cô đơn là tài sản sáng tác của tôi”.