Nhìn nhận lại một số vấn đề văn hoá

Một phần của tài liệu Cảm quan hậu hiện đại trong tiểu thuyết của thuận (Trang 49)

6. Bố cục khóa luận

2.2.2.Nhìn nhận lại một số vấn đề văn hoá

Tạp văn Mạc Ngôn cuốn hút ngời đọc bởi những suy nghĩ rất riêng, những nhìn nhận sâu sắc, nhiều chiều, các vấn đề văn hoá đợc ông đa ra phân tích luận giải rất độc đáo, thú vị.

2.2.2.1. Tiêu sái

Trong xã hội kinh tế thị trờng phát triển, các loại hình giải trí, các phơng tiện truyền thông đại chúng xuất hiện nở rộ và có sức ảnh hởng lớn đến đời sống con ngời, nhiều hiện tợng văn hóa, thẩm mĩ mới ra đời nh là kết quả của hiệu ứng lan truyền từ âm nhạc, điện ảnh...đến đời sống. Ngời ta bắt chớc, học theo một cách máy móc thậm chí là sai lệch. “Sau khi bài hát chủ đề “sao không tiêu sái ra đi” trong bộ phim truyền hình nhiều tập của Đài Loan “bốn công tử kinh thành” đợc truyền tụng khắp Giang Nam, Giang Bắc thì “tiêu sái” trở thành từ ngữ treo ở cửa miệng mọi ngời…” [18,176]. Vậy, “tiêu sái” cần đ- ợc hiểu thế nào cho thỏa đáng? Mạc Ngôn đã luận giải về vấn đề này rất sâu sắc và lí thú trong 6 bài tạp cảm liên tiếp: Tiêu sái nh một dịch cúm, Kẻ ăn xin tiêu sái rớc thần cùng khổ, Hai chân đạp hết hoa thành phố, áo rộng vung tay tự phong lu, Dáng anh hùng ăn nh hùm sói và Đêm ma đồng sàng với tiểu hồ ly.

Để nhìn nhận vấn đề một cách chuẩn xác, trớc tiên Mạc Ngôn đa ra những cách hiểu về “tiêu sái”. “Theo Từ Hải, “tiêu sái” đợc hiểu là “cởi mở, khoáng đạt, hào hoa, không gò bó gì”. Trong cuộc sống, thì “tiêu sái” đợc hiểu rộng hơn nhiều” [18,175]. Một thời gian dài “ngời ta hào hoa khoáng đạt đến độ nghiêm trọng, chẳng khác nào một trận dịch cảm cúm”. Nhng, cái gì đến nhanh thì lụi tàn cũng nhanh. Ngời ta đã dần dần quên hào hoa khoáng đạt, và cố tạo cho mình một gơng mặt “nghiêm trang đến độ trầm trọng”. Mạc Ngôn đã khẳng định: “Điều đó cho thấy những cái gì mà ngời ta cho là hào hoa khoáng đạt vốn không phải là một thứ hào hoa khoáng đạt một cách đích thực” [17,176].

Dùng chính kết cục của hiện tợng để phủ định nó, Mạc Ngôn đã đa ra quan điểm riêng của mình về “tiêu sái”: “Tôi nghĩ, hào hoa khoáng đạt kì thực

cũng chỉ là một trạng thái tâm lí, một thái độ ứng xử trong cuộc sống, một ph- ơng thức giảm thiểu áp lực, ở một ý nghĩa nào đó có thể nói là một kiểu tinh thần AQ” [18,176]. Ông cũng khẳng định: “không phải nhất thiết phải có tiền mới hào hoa khoáng đạt hoặc chỉ có tiền là đã có sự hào hoa khoáng đạt, một số ngời không có đồng xu dính túi vẫn là bậc thầy của sự hào hoa” [18,176]. Để minh chứng cho điều này ông dẫn ra ví dụ về một con ngời đợc mệnh danh là “ngời tiêu sái nhất kinh thành” với nghiệp tích “tiêu sái” là thi đấu đập vỡ những chai rợu ngoại đắt tiền với một ngời ngoại quốc trong một nhà hàng sang trọng. Nhng sau khi tiếp kiến với con ngời nổi danh tiêu sái này, tác giả “chỉ thấy một cảm giác nhàm chán đến vô vị. Tục tằn, thô lỗ, ngay cả một chút “tiêu sái” ngụy trang cũng không có, cuối cùng cũng chỉ là một dạng tiểu nhân đắc chí” [18,177]. Nh vậy không phải cứ giàu sang, cứ vung tiền bừa bãi là trở thành kẻ tiêu sái. Vậy liệu có loại ngời “tiêu sái” chân chính hay không? Mạc Ngôn cho rằng xã hội bây giờ không có nhiều, thời cổ có nhiều nhng cũng là một sự tiêu sái không triệt để. Tác giả đã sử dụng thủ pháp phản biện các nhân vật nổi tiếng trong sử sách, đợc xem là mẫu hình của sự “tiêu sái” nh: Chu Du, Lỗ Túc, Gia Cát Lợng. “Chu Du vốn là loại hình “tiêu sái” kinh điển. Nhng ông ta chỉ vì một Kinh Châu mà bao lần thổ huyết, xem ra đó không phải là con ng- ời tiêu sái chân chính” [18,177]. Còn về Lỗ Túc, vốn là một kẻ khảng khái đại độ, nhng “Lỗ Túc bao phen đi đòi lại Kinh Châu rất đáng thơng vì bị Gia Cát L- ợng bày trò khỉ, xem ra Lỗ Túc cũng không phải là kẻ “tiêu sái” triệt để” [18,178]. Đối với Gia Cát Lợng, Mạc Ngôn cho rằng sự “tiêu sái” của ông ta chỉ là hình thức, biểu diễn là chính và có tính chất yêu ma quỷ quái. Những phân tích của tác giả khá sâu sắc và thuyết phục. Ngay cả những nhân vật trứ danh nh vậy vẫn không “tiêu sái” triệt để thì danh hiệu này trao cho ai mới xứng đáng? Và thế nào mới đáng đợc gọi là “tiêu sái” chân chính?

Bằng hiểu biết của mình, Mạc Ngôn đã chỉ ra các kiểu tiêu sái và các biểu hiện của tiêu sái. Theo ông có hai kiểu tiêu sái hoặc do hoàn cảnh mà có hoặc tiêu sái bẩm sinh, biểu hiện ở hai tấm gơng kiểu mẫu là Lý Bạch và

Nguyễn Tịch. Tác giả cho rằng ban đầu Lý Bạch “chẳng có chút tiêu sái nào hết” vì Lý Bạch đam mê con đờng sĩ hoạn, mà một khi đã ham mê quan chức thì nhất định không thể tiêu sái đợc. “Lý Bạch đã từng “cau mày khom lng phụng sự quyền quý”, viết những câu thơ hạng bét đầy nhục thể…vỗ đùi vỗ đít Quý Phi của Hoàng đế hòng kiếm đợc một chức quan” [18,180]. Về sau do bất mãn Lý Bạch đã tìm đến rợu để giải sầu “ban đầu thì bán chân bán giả nhng sau đó thì bán giả thành chân, thành con sâu rợu ngày nào không có rợu thì ngày đó thê lơng, thời gian say nhiều hơn thời gian tỉnh từ đó mà nhập thần vào trạng thái “tiêu sái”, những bài thơ bất hủ nên vần” [18,181]. Còn Nguyễn Tịch - đại văn nhân đời Tấn đợc Mạc Ngôn viện dẫn cách miêu tả tinh tế trong danh tác

Quan hệ giữa phong độ Ngụy - Tấn với văn chơng, rợu và thuốc độc của Lỗ Tấn để chứng minh sự “tiêu sái” của nhân vật này. Nguyễn Tịch “một lần say là ba tháng không tỉnh, mẫu thân chết mà mặt không biến sắc, cứ thế mà ăn thịt uống rợu đến khi những ngời phúng viếng về hết thì khóc lớn một tiếng, máu ộc ra cả đấu” [18,182]. ở con ngời này có những phẩm chất, khí phách thật phi phàm. Trong nền chính trị hắc ám thời Ngụy - Tấn bảo vệ sinh mệnh là một việc vô cùng khó khăn, Nguyễn Tịch không thèm theo đuổi h vinh, coi khinh danh lợi. Xét ở góc độ này, Mạc Ngôn cho rằng “tiêu sái” của Nguyễn Tịch cũng là do tình huống bức bách mà ra, cũng có thể coi là một kiểu “tiêu sái ngụy trang” để thoát khỏi tai mắt rình rập. Bên cạnh đó, Mạc Ngôn còn dẫn ra một câu chuyện đã đợc nghe thuở nhỏ về một ngời dân nghèo tên là Hoa Tử. Đêm giao thừa, trong khi tất cả mọi ngời đều mở cửa rớc thần tài vào nhà thì Hoa Tử lại đón thần cùng khổ về ăn tết, bởi anh ta nghĩ rằng mình và thần cùng khổ đồng cảnh ngộ cùng cô đơn nghèo khổ nh nhau. Với hành động ấy, Hoa Tử đã bớc vào cảnh giới “tiêu sái”. Từ đó Mạc Ngôn đa ra kết luận: “Mỗi một con ngời khi gặp một tình huống tận cùng nào đó trong cuộc đời thì cũng giống nh có quá nhiều rận trong ngời sẽ không còn cảm thấy ngứa ngáy nữa, từ đó anh ta

chỉ còn cách “cảnh giới tiêu sái” nửa bớc chân”. Đơng nhiên có đạt đợc “tiêu sái” hay không còn phải tuỳ thuộc vào phẩm chất, bản lĩnh của mỗi ngời.

Loại tiêu sái thứ hai là tiêu sái bẩm sinh, Mạc Ngôn khẳng định là có và nêu ra hai ví dụ về những nhân vật “tiêu sái” lu truyền trong dân gian. Một ngời là Vơng Đại Hoá - xuất thân trong một gia đình nông dân thuần tuý nhng lại có “một tâm thế yên tĩnh và một trí tuệ siêu việt”, một ngời là Kiếm Tam tiên sinh, có “khí độ khoáng đạt của bậc tiên phong đạo cốt”. Và kết luận “tiêu sái” không chỉ giàu sang, danh vọng, tiếng tăm mới có, “tiêu sái” ẩn tàng ngay trong những con ngời bình thờng trong xã hội.

Mạc Ngôn còn xem xét các lĩnh vực thể hiện sự “tiêu sái” nh ăn, mặc, ngủ, và nêu ra những ý kiến chủ quan rất thú vị. Ông cho rằng “tiêu sái” có liên quan trực tiếp tới cách ăn mặc: “Tôi phát hiện một điều, phàm những ai thích phóng khoáng tự nhiên thờng không bao giờ mặc quần áo bó sát ngời mà đều mặc quần áo rộng rãi đơn sơ” [18,190]. Bởi thế theo ông trong lịch sử phong kiến Trung Quốc thì thời Xuân Thu - Chiến Quốc, quần áo của ngời Sở là hào hoa khoáng đạt nhất. “áo rộng thắt lng mỏng, ống tay áo lại phồng lên nh một chiếc buồm no gió. Mặc những bộ quần áo này đàn ông nh muốn phiêu du lên cõi tiên” [18,190]. ở lĩnh vực ăn một cách tiêu sái theo Mạc Ngôn có hai kiểu ăn hào hoa khoáng đạt đó là ăn kiểu văn và ăn kiểu võ. Để chứng minh cho sự “tiêu sái” của kiểu ăn võ tác giả đã dẫn ra ví dụ về cách ăn thịt uống rợu nh lang nh hổ của Phàn Khoái - một tham tớng của Lu Bang tại bữa tiệc Hồng Môn và cách ăn thô lỗ tục tằn biểu hiện khí độ anh hùng của các nhân vật trong Thuỷ Hử nh Võ Tòng, Lỗ Trí Thâm, Lý Quỳ. Đối với những ngời bình thờng, ăn uống nh vậy bị coi là “hạ lu” nhng đối với anh hùng thì đợc xem là “tiêu sái”, chính cái đó làm nên bản sắc anh hùng của họ. Còn về ăn kiểu văn một cách tiêu sái, Lâm Đại Ngọc trong “Hồng lâu mộng” đợc xem là tiêu biểu. Cô tiểu th này, “mỗi bữa chỉ ăn một chiếc càng cua lại thêm một cọng giá đậu đã no”[18,195]. Đó là “tiêu sái” nhng là đối với quý bà, tiểu th danh gia vọng tộc, còn con nhà

bình dân ăn nh vậy bị coi là ngụy trang, làm điệu. ở khía cạnh ngủ “tiêu sái” Mạc Ngôn cho rằng: “Nói ngủ đạt đến độ tiêu sái tức là ngủ thật say, ngủ thật ngon, ngủ thật sâu, cho dù có bom rền sấm giật vẫn không tỉnh” [18,197]. Để ngủ say, ngủ ngon con ngời phải giữ cho đầu óc đơn giản và thanh thản, đừng làm những việc trái với lơng tâm, phải đổ sức lực mồ hôi, đôi khi cũng phải có chút tinh thần AQ để dỗ mình vào giấc ngủ. Ngủ đạt đến độ tiêu sái chính là hạnh phúc tột cùng của mỗi ngời. Trong cuộc sống hiện đại chất chứa những lo toan, bon chen, danh lợi, thiết nghĩ để có một giấc ngủ thanh thản thì những gợi dẫn của Mạc Ngôn sẽ không phải là thừa.

Nhìn nhận về “tiêu sái”, Mạc Ngôn đã xem xét biểu hiện của nó trong văn chơng, trong đời sống, trong quá khứ, trong hiện tại, bộc lộ cách nghĩ, cách đánh giá rất riêng, có thể không hoàn toàn đúng nhng chính điều đó đã tạo ra bản sắc riêng của Mạc Ngôn, không trộn lẫn vào ai khác.

2.2.2.2. Tiếng chửi

Mạc Ngôn đặt ra câu hỏi: “Con ngời vì sao phải chửi ngời khác? “Chửi ngời không phải là chuyện hay ho gì, nhng trong cả một đời ngời, vô luận là thánh thần hay hào kiệt, có ai cha từng chửi ngời, cha từng nói một câu bẩn không?” [18,201]. Theo ông, sở dĩ ngời ta thích chửi ngời khác vì trong lòng đang giận dữ, oán hận đang tích tụ. Chửi ngời khác là một cách phát tiết, một cách tự vệ, một phơng thức làm giảm bớt áp lực tâm lí. Ông cũng khẳng định trong cả một đời ngời dù là thánh hiền hay hào kiệt, không ai cha từng chửi ng- ời. Mỗi một thời đại có quy chuẩn riêng về tiếng chửi, cũng có cách thức chửi khác nhau. Khổng phu tử “chửi” bằng cách “dùng “phơng thức tỉ” cũng có thể là “hứng” của thơ ca, tuyệt đối không liên quan tới sinh thực khí hoặc những hoạt động tính dục” [18,202]. Ví nh ngài đã từng chửi một học trò là “cây mục không thể chạm khắc, tờng phân không thể trét vôi”. Trong “Sử kí” T Mã Thiên cũng ghi chép những cách chửi “thằng nhãi”, hay “tiểu tử”, dới góc nhìn của thời hiện đại đây không phải là chửi thậm chí còn bao hàm một ý nghĩa thân thiết. Nhng chỉ với cách chửi ấy Hạng Vũ đã làm cho Phạm Tăng tức giận đến

hôn mê bất tỉnh. Và Mạc Ngôn nghi ngờ rằng “thằng nhãi” hay “tiểu tử” liệu có cách giải nghĩa nào khác hay không? Đến thời Tam quốc, “chửi là một cách thể hiện khí độ của ngời quân tử” [18,202]. Mạc Ngôn đã dẫn ra hai trận chửi nổi tiếng của Nễ Chính Bình và Gia Cát Lợng nhng tuyệt đối không có câu nào liên quan đến sinh thực khí và hoạt động tính dục. Mạc Ngôn cho rằng cách chửi ngời gần gũi nhất với thời hiện đại có thể thấy đợc từ thời “Kim Bình Mai”. Ông đã phong cho Phan Kim Liên là “Trạng chửi”. Đến thời hiện đại, những câu chửi đều xoay quanh sinh thực khí và hoạt động tính dục. Tác giả đã chứng kiến những trận chửi kéo dài cả tiếng đồng hồ của những ngời đàn bà ở nông thôn “thiên tài ở chỗ họ đứng đó và chửi nhau liên tục cả tiếng đồng hồ mà không hề có câu nào trùng lắp”. Mạc Ngôn nhận xét một cách mỉa mai: “Té ra trong Hán ngữ cũng có rất nhiều từ dùng để tu sức cho sinh thực khí của con ngời” [18,204]. Ngay ở những thành phố lớn - nơi đợc xem là kinh đô văn hoá, con ngời văn minh, lịch sự thì việc chửi ngời theo phơng thức hiện đại cũng trở thành phổ biến. “Hầu hết ngời Bắc Kinh vừa mở miệng ra đã “con c.”, “đ. mẹ”… Khi chửi nhau, mấy từ ấy cứ lặp di lặp lại bẩn thỉu mất vệ sinh vô cùng và tất nhiên là không có một chút văn hoá nào” [18,204]. Dờng nh thành thói quen, nghe mãi cũng chẳng thấy nhơ bẩn nữa, cũng giống nh ngời phát ngôn ra, họ đâu cảm thấy xấu xa vô văn hoá? Đây liệu có phải là sự xuống cấp của văn hoá, đạo đức khi mà xã hội đang tiến lên văn minh, hiện đại? Và nh lời Mạc Ngôn: “Thiết nghĩ đến lúc nào đó ngời ta không còn đem chuyện tính giao với trởng bối ra làm vũ khí để làm nhục ngời khác nữa, lúc đó xã hội chúng ta đã có một bớc tiến rất dài” [18,205].

2.2.2.3. Ngời đẹp

Mỗi thời đại, mỗi dân tộc, mỗi ngời đều có những tiêu chuẩn thẩm mĩ riêng, do đó quan niệm thế nào là mỹ nhân cũng có sự khác biệt. Mạc Ngôn đã dẫn ra ví dụ miêu tả về mỹ nhân trong Kinh Thi và cho rằng: “Đây là cách miêu tả mỹ nhân cực kì kinh điển, mỗi hình tợng so sánh đều tuyệt vời... Ngay trong buổi bình minh của văn học mà ngời bình dân đã viết những câu miêu tả đẹp

đến mê hồn nh thế..” [18,224]. Sau khi khảo sát cách miêu tả mỹ nhân trong văn học cổ, từ Kinh Thi, Tống Ngọc, dân ca nhạc phủ đến Kim Bình Mai, Hồng lâu mộng, Mạc Ngôn đã rút ra những tiêu chí để đánh giá một mỹ nhân, dựa trên cảm quan thẩm mỹ chung của cộng đồng. Đó phải là những ngời có hình thể, đờng nét hài hòa, cân xứng, dung mạo “thuận nhãn”. Nhng trong thời buổi vật chất lên ngôi thì tiêu chuẩn tuyển chọn không chỉ dừng lại ở đó, ngợc lại có khi tiêu chuẩn tuyển chọn lại không hài hoà mà nhấn mạnh vào một điểm riêng, khác lạ.Trên đại thể là thế còn mỗi ngời lại có quan điểm riêng, tiêu chí đánh giá riêng. Đối với Mạc Ngôn, hình tợng mỹ nhân khiến ông khó quên không phải là Điêu Thuyền hay Tây Thi mà chính là những hồ ly tinh dới ngòi bút của Bồ Tùng Linh. Bởi vì “Những cô hồ ly tinh này, ngời thì thích cời, ngời thích làm huyên náo…Nhng cô nào cũng có cá tính, đều siêu phàm thoát tục, không giả tạo, không ngụy tác, không chấp nhận sự ớc thúc của lễ giáo, không nề hà

Một phần của tài liệu Cảm quan hậu hiện đại trong tiểu thuyết của thuận (Trang 49)