Quan điểm của Mạc Ngôn về tiểu thuyết

Một phần của tài liệu Cảm quan hậu hiện đại trong tiểu thuyết của thuận (Trang 68 - 69)

6. Bố cục khóa luận

2.3.2.Quan điểm của Mạc Ngôn về tiểu thuyết

Tiểu thuyết là gì? Câu hỏi này đã đợc rất nhiều nhà lí luận, nghiên cứu, nhà phê bình văn học, nhà văn trả lời. Qua tạp văn, Mạc Ngôn đã thể hiện một cái nhìn cụ thể về thể loại văn học này. Bởi nh ông nói: “Tôi không hề có ý định viết một bài lý luận thâm uyên nào cả, có giết chết tôi, tôi cũng không viết đợc bài lý luận nào cho ra hồn” [18,348]. Và: “Bài viết của tôi chủ yếu hớng vào những ngời yêu thích văn học, thuận tùng nguyên tắc thực dụng chủ nghĩa” [18,348]. Ông nhìn nhận về tiểu thuyết: “Tiểu thuyết hiện ra trớc mắt tôi đã biến thành những yếu tố vô cùng đơn giản: ngôn ngữ, cốt truyện và kết cấu” [18,349]. Ông cho rằng phong cách của nhà văn chính là ở thao tác điều động ba yếu tố ấy, chủ yếu là qua ngôn ngữ và cốt truyện để biểu hiện phong cách tác

phẩm và đặc trng cá tính của nhà văn. Đối với Mạc Ngôn “Tiểu thuyết không nhất thiết phải giúp ngời nông dân giải quyết vấn đề ăn mặc, càng không thể giải quyết đợc chuyện thất nghiệp của công nhân. Điều mà tiểu thuyết muốn nói chính là một thứ tinh thần siêu việt cái bình thờng” [18,312]. Tác phẩm Đúc kiếm - Lỗ Tấn đợc Mạc Ngôn đánh giá là tác phẩm hay nhất trên văn đàn Trung Quốc vì đã nói đợc tinh thần siêu việt ấy. Kỳ thực, trong tiểu thuyết của mình, Mạc Ngôn rất chú trọng đến ngôn ngữ, cốt truyện, kết cấu và tinh thần tiểu thuyết. Đó là những yếu tố thể hiện khả năng sáng tạo và phong cách độc đáo của nhà văn. Về ngôn ngữ, tiểu thuyết Mạc Ngôn sử dụng một lợng lớn khẩu ngữ trong dân gian, ngôn ngữ trong điển tích kinh điển truyền thống và ngôn ngữ tiểu thuyết dịch, ngôn ngữ ca kịch dân gian. Về cốt truyện và kết cấu, Mạc Ngôn luôn tìm tòi, khám phá và có sự đột phá độc đáo để tạo ra sự cuốn hút đối với độc giả. Cao lơng đỏ, Đàn hơng hình, Báu vật của đời, Tửu quốc là những ví dụ điển hình nhất. Các tác phẩm này cũng đồng thời nói lên đợc một thứ “tinh thần siêu việt”, vợt lên cuộc sống đời thờng, vợt lên các tác phẩm khác và khẳng định giá trị tồn tại “vợt qua mọi quy luật băng hoại” của văn học. Đúng nh điều nhà văn luôn tâm niệm: “Cần xác định vĩnh viễn một mục tiêu cao hơn so với năng lực của chính mình, không nên chỉ vợt qua ngời đồng thời với mình hoặc tiền nhân mà hao phí sức lực mà hãy tận lực siêu việt chính mình” [18,317].

Văn học là niềm hy vọng của con ngời đồng thời cũng giúp con ngời tin tởng lẫn nhau. Trong văn học không có chân lý. Quan điểm của Mạc Ngôn có thể có ngời đồng thuận, có ngời phản bác. Điều đó không quan trọng. Quan trọng là với quan điểm ấy, Mạc Ngôn đã tạo ra những tác phẩm văn học đích thực.

Một phần của tài liệu Cảm quan hậu hiện đại trong tiểu thuyết của thuận (Trang 68 - 69)