Triết lí nhân sinh trong tạp văn Mạc Ngôn

Một phần của tài liệu Cảm quan hậu hiện đại trong tiểu thuyết của thuận (Trang 44 - 49)

6. Bố cục khóa luận

2.2. Triết lí nhân sinh trong tạp văn Mạc Ngôn

Văn học trong quá trình khám phá cuộc sống luôn hớng đến những đề tài chứa đựng những triết lí sâu xa, những giá trị nhân bản vĩnh hằng.

Tạp văn là một thể loại văn học có những đặc trng riêng về phơng thức biểu hiện và khám phá cuộc sống. Nó đợc xem là thể loại năng động, linh hoạt trong việc tiếp cận và mổ xẻ các vấn đề của đời sống hiện thực. Bởi thế có nhiều ý kiến cho rằng nó là một tiểu loại của ký - thể loại có sự giao thoa giữa văn và báo. Thế nhng cùng với việc can dự vào đời sống xã hội, tạp văn phải đem lại cho ngời đọc những khoái cảm thẩm mĩ, tức phải mang tính nghệ thuật. Tạp văn không chỉ thông tin về sự việc mà quan trọng hơn là thông tin về ý nghĩa, về giá trị nhân sinh của sự việc đó. Đặc biệt phải thể hiện đậm nét dấu ấn cá nhân của ngời cầm bút. Nếu không nó chỉ là những trang ghi chép sự việc một cách đơn thuần, cho dù có bám sát các vấn đề xã hội cũng không thể tạo đợc sự rung động thẩm mĩ đối với ngời đọc.

Tạp văn Mạc Ngôn đã đáp ứng đợc những yêu cầu đó. Không chỉ phơi bày thực trạng xã hội với những vấn đề gai góc, tạp văn của ông còn thể hiện những triết lí nhân sinh vô cùng sâu sắc. Đây chính là nội dung chủ đạo, bao trùm trong tạp văn Mạc Ngôn. Có tới 13/24 bài trong Ngời tỉnh nói chuyện mộng du bàn về vấn đề này, chiếm trên 50%. Chứng tỏ mối quan tâm đặc biệt của Mạc Ngôn tới vấn đề này.

2.2.1. Nhận thức về nông thôn và ngời nông dân

Mở đầu tác phẩm Cao lơng đỏ, Mạc Ngôn viết: “Quê hơng Đông Bắc Cao Mật, không nghi ngờ gì nữa, là nơi đẹp đẽ nhất, xấu xa nhất, siêu thoát nhất, trong trắng nhất, nhơ bẩn nhất, anh hùng hảo hán nhất, đểu giả mất dạy nhất, giỏi uống rợu nhất, biết yêu đơng nhiều nhất trên trái đất này” [26,14]. Trong bài viết Thử phản biện Mạc Ngôn Lê Huy Tiêu có đa ra một nhận xét về Mạc Ngôn: “Con ngời thật kì lạ, ở nông thôn cổ xa thuần phác thì mơ ớc về thành phố phồn hoa nhng một khi đã ra thành phố náo nhiệt lại ngỡng mộ sự êm đềm cổ kính của đồng quê. Mâu thuẫn ấy gây nên cảm giác chơi vơi, đau khổ,

khiến tâm lý nhà văn không bình thờng, biến dạng và nó phát tiết một cách “điên rồ” ở trong văn chơng”. Vấn đề này lý giải thế nào cho thỏa đáng? Nhận thức của Mạc Ngôn về nông thôn và ngời nông dân ra sao? Điều này đã đợc giải đáp qua tạp văn của ông.

Nhận thức về nông thôn và ngời nông dân của Mạc Ngôn đợc thể hiện qua các bài tạp văn: Chuyện cũ quê hơng, Tờng hát, Ngỡng vọng trời sao.

Trong Chuyện cũ quê hơng ông viết: “Quan hệ của tôi với nông thôn cũng giống nh giữa cá với nớc, nh quan hệ giữa đất với cây, đơng nhiên nhìn từ một góc độ khác, nó còn là quan hệ giữa chim và lồng chim, là quan hệ giữa nô dịch và bị nô dịch” [18,261]. Mạc Ngôn sinh ra ở vùng quê Đông Bắc Cao Mật, một vùng nông thôn thuần phác và nghèo khổ. Ông đã trải qua một tuổi thơ đói khát, cực khổ ở nơi đây. Ông căm ghét thậm chí là oán hận vùng đất khắc nghiệt đó và mong muốn rời xa nó. Nhng, xa rời mảnh đất ấy, tác giả mới nhận ra rằng: “Tôi yêu quê hơng trong đó có mẹ tôi đến độ thâm trầm sâu sắc mà không nhận ra” [18,263]. Chỉ khi xa quê hơng, những kí ức, những ấn tợng sâu đậm mới trở nên thân thiết, yêu thơng và day dứt, thúc giục ngòi bút của ông. Ông say sa viết, say sa kể về đất, sông, hoa trái, cây cỏ, chim muông, thần thoại, truyền thuyết, chuyện lạ ngời kỳ ở nông thôn. Đặc biệt ở bài tạp văn T- ờng hát ông hóa thân thành ngời hớng dẫn viên du lịch, giới thiệu, dẫn dắt độc giả khám phá vẻ đẹp của nông thôn, lắng nghe những thanh âm trong trẻo của thiên nhiên thuần phác. Những câu chuyện kì lạ đợc kể bởi một sự thành kính và thơng yêu khiến độc giả không khỏi thích thú, say mê. Đó là một phiên chợ tuyết, nơi mà những ngời đến chỉ đợc phép dùng mắt ngắm nhìn, dùng tay ra hiệu, vận dụng toàn bộ tâm t để lí giải ngời khác và tự lý giải mình, không đợc mở miệng. Mạc Ngôn đã ca ngợi nét văn hóa độc đáo này “biết hút thuốc mà không hút thuốc là một đau khổ, biết nói mà không nói là một kiểu lạc thú... Không có ngôn ngữ là điều kiện tốt nhất để anh hòa nhập vào không gian “dĩ tâm truyền tâm”, không có ngôn ngữ khiến con ngời tránh đợc sự chán ngán và cũng tránh đợc sự đấu tranh” [18,126]. Đó còn là câu chuyện về những cô gái

câm xinh đẹp của gia tộc họ Tôn vang bóng một thời. Đó là bức “tờng hát” do mấy vạn chiếc vỏ chai ghép thành, khi gió thổi vào lập tức “vang lên muôn vàn âm thanh khác nhau, tụ hội lại với nhau và trở thành một loại âm nhạc cha từng có trong lịch sử âm nhạc của loài ngời” [18,129]...Chính những câu chuyện này cùng với những ấn tợng, những trải nghiệm sâu sắc về nông thôn đã trở thành “hồn”, thành “phách” trong các sáng tác của Mạc Ngôn. Và cũng khiến cho nông thôn trong sáng tác của ông khác hẳn với nông thôn của các nhà văn Trung Quốc khác nh Giả Bình Ao, Trần Trung Trực…

Nhận thức về nông thôn của Mạc Ngôn đợc ông đặt trong sự đối chiếu, so sánh với thành phố, chính cuộc sống phồn hoa náo nhiệt ở thành phố đã soi sáng kí ức về cuộc sống nơi thôn dã. Ông nhận thức sâu sắc về sự khác biệt, sự đối lập quá lớn giữa nông thôn và thành phố: “Đó hoàn toàn là sự khác biệt giữa thiên đàng và địa ngục” [17,312]. ở nông thôn, ngời nông dân làm quần quật cả ngày mà vẫn không đủ ăn, quan lại địa phơng thì quan liêu, hách dịch, tham nhũng và trộm cớp thi nhau hoành hành. Còn ở thành phố, cuộc sống sung túc và hạnh phúc vô cùng: “Khi mà những đứa trẻ thành phố uống sữa ăn bánh mỳ, vòi vĩnh cha mẹ, thì tôi và những đứa bạn của tôi đang giành giật với cái đói...Khi mà những đứa trẻ thành phố hát múa ở trờng thì tôi đang chăn trâu trên bãi cỏ, cô đơn đã hình thành trong tôi thói quen nói chuyện một mình” [17,113]. Sự chênh lệch mức sống nông thôn - thành thị càng trở thành một vấn đề gay gắt và bức thiết hơn trong thời buổi kinh tế thị trờng. Mặc dù đời sống nông thôn đã đợc cải thiện và tiến bộ rõ rệt nhng so với thành phố vẫn còn một khoảng cách quá xa. Đời sống thị trờng, mặt khác đang làm thay đổi những giá trị đạo đức ở nông thôn: “Quan hệ cuộc sống thuần phác ở nông thôn trớc đây và bây giờ bị thay thế bằng đồng tiền trên nhiều mặt” [17,359]. Mạc Ngôn đã khẳng định nhận thức và tình cảm của mình: “Tuy đã rời xa nông thôn mời mấy năm nay để lên thành phố nhng về cơ bản, tôi vẫn hớng tình cảm của mình về với nông thôn, vẫn cho rằng tất cả những gì ở nông thôn cũng đều tốt đẹp”

thôn làm một nông dân thì rõ ràng tôi không hề tự nguyện. Có lúc tôi chửi bới thành phố nhng không có nghĩa là tôi muốn rời xa thành phố, có lúc tán tụng nông thôn nhng không có nghĩa là tôi muốn quay về với nông thôn”. Sự mâu thuẫn này hoàn toàn có thể hiểu và lí giải từ chính cuộc đời nhà văn.

Coi trọng những giá trị tốt đẹp của nông thôn, Mạc Ngôn cũng có cái nhìn đề cao và yêu mến đối vối những ngời nông dân hiền lành, chất phác. Trong tạp văn, ông viết về họ với thái độ trìu mến, tôn kính, khác hẳn thái độ phản biện khi viết về các nhân vật nổi tiếng trong văn chơng sử sách.

Trong cái nhìn của Mạc Ngôn, ngời nông dân không phải là những kẻ ngu ngốc, mê muội, chỉ biết quanh năm đầu tắt mặt tối. Họ là những con ngời không kém phần tài hoa, khí phách, siêu việt. Họ là “ông nội tôi” - một ngời nông dân tài hoa tinh tế. “Ông nội tôi biết đan lới, biết đan lồng chim, biết bắt cá, bắt cua, lại bắn chim rất tài..., đi gặt thuê cho địa chủ, mặc quần dài trắng, một tay vung liềm một tay xách lồng họa mi, gặt lúa cả ngày, chiếc quần vẫn trắng tinh” [18,275]. Họ là những cô gái thôn quê bình dị, lam lũ nhng có một khả năng âm nhạc “thiên tài”: “Vô luận là những khúc điệu mới lạ và khó đến mức nào nhng chỉ cần nghe qua một lần là họ đã bắt chớc hát theo. Hát theo vài lần là họ có thể thuộc làu” [18,237]. Họ “xuất thân trong gia đình nông dân thuần tuý, không biết lấy một chữ đại tự, nhng lại có một tâm thế yên tĩnh và một trí tuệ siêu việt” [18,183]. Câu chuyện về ngời nông dân siêu việt này đã đ- ợc truyền tụng nhiều đời và dần dần mang màu sắc của truyền kì dân gian. Đặc biệt hình ảnh hai ông cháu họ Loan trong bài tạp cảm Ngỡng vọng trời sao đợc tác giả miêu tả với thái độ thành kính và ngỡng mộ. Hai ngời nông dân này đã dùng hết tinh lực của mấy thế hệ để nghiên cứu quỹ tích vận động của năm hành tinh lớn trong thái dơng hệ và khí hậu trên địa cầu, công bố hai chuyên khảo Hành tinh và dự báo khí hậu dài ngày, Sự vận động của các vì sao và dự báo khí hậu, động đất. Tác giả đã cảm khái thốt lên: “Hai ngời nông dân chất phát, ăn khoai khô uống nớc lã mà lại có tầm nhìn xa cũng nh trí tuệ tuyệt vời đến nh thế quả là một điều kì diệu”. Ông cho rằng cống hiến của Loan Lai Tông

vợt xa so với cống hiến của tất cả cử nhân tiến sĩ thành phố Duy Phờng cộng lại, bởi nếu nh đôi mắt của bọn họ chỉ ngỡng vọng châu báu vàng ngọc, vinh hoa phú quý thì đôi mắt của Loan Lai Tông lại ngớc lên trời cao mà “ngỡng vọng trời sao”. Thật khiến cho ngời đời phải cúi đầu kính phục.

Là một nhà văn xuất thân từ nông thôn nghèo khó, có lúc vô cùng căm phẫn, thù ghét cuộc sống tàn khốc ở nông thôn nhng nhận thức của Mạc Ngôn về nông thôn và ngời nông dân rất sâu sắc, nên bên cạnh lòng thù ghét, căm phẫn là thái độ thành kính, thơng yêu. Sáng tác của Mạc Ngôn về nông thôn rất nhiều và khá nhất quán trong chủ đề t tởng, đó là đồng cảm, trân trọng, bênh vực ngời nông dân, ca ngợi giá trị nhân bản, lên án những bất công ngang trái. Nhà văn đã tự nói về mình: “Tôi lớn lên từ đói rét cơ hàn, đã từng chứng kiến rất nhiều cảnh khổ đau và bất công, trong lòng tôi tràn đầy sự cảm thông đối với nỗi đau của nhân loại và sự phẫn nộ đối với bất công”. Điều này giúp ta hiểu đ- ợc vì sao chỉ trong vòng 35 ngày, từ một sự kiện chính trị có thực, Mạc Ngôn có thể viết đợc một tiểu thuyết có tính thời sự, công kích trực diện vào thói quan liêu hách dịch của cán bộ nhà nớc nh Cây tỏi nổi giận. Tác phẩm chất chứa sự phẫn nộ đối với bất công, sự đồng cảm sâu sắc đối với ngời nông dân. Và trách nhiệm, lơng tâm của một nhà văn đòi lên tiếng khiến ông không thể không cầm bút viết ra.

Đề tài nông thôn trong thời buổi kinh tế thị trờng đang là một đề tài thu hút đợc sự quan tâm của các nhà văn Trung Quốc đơng đại. Xuất hiện hàng loạt tác phẩm miêu tả trung thực, sâu sắc cuộc sống và số phận nông dân trong thời kỳ cải cách mở cửa nh Dân công - Tôn Huệ Phần, Ngón tay sáu gốc - Lôi Lập Cơng, Quý nhân - Lơng Hiểu Thanh…Đặt trong bối cảnh đó, những nhận thức của Mạc Ngôn về nông thôn và các sáng tác của ông cũng có giá trị và ảnh h- ởng nhất định trên văn đàn.

Một phần của tài liệu Cảm quan hậu hiện đại trong tiểu thuyết của thuận (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w