Mạc Ngôn bàn về một số lĩnh vực nghệ thuật khác

Một phần của tài liệu Cảm quan hậu hiện đại trong tiểu thuyết của thuận (Trang 69 - 72)

6. Bố cục khóa luận

2.3.3. Mạc Ngôn bàn về một số lĩnh vực nghệ thuật khác

2.3.3.1. Điện ảnh

Điện ảnh là một loại hình nghệ thuật rất đợc khán giả quan tâm và yêu thích. Tuy nhiên sự bùng nổ của công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật trong

thời đại này cùng với sự thay đổi trong nhu cầu, thị hiếu thẩm mỹ của công chúng đang đặt ra những thách thức lớn cho bộ môn nghệ thuật thứ bảy này. Làm sao để vừa tạo ra những tác phẩm điện ảnh đợc khán giả yêu thích mà vẫn giàu tính nghệ thuật? Đây là điều không phải dễ dàng gì. Trong tạp văn, Mạc Ngôn đã bàn về điện ảnh qua các bài: “Gia Tộc cao lơng đỏbị vong lục, Đầu trâu mặt ngựa, Nàng tiên mê hoặc. Mạc Ngôn nói về thực trạng điện ảnh Trung Quốc với một cảm giác “Ưu thơng không thể ngăn cản dâng lên trong lòng”: “Sau mời mấy năm lật đổ “Tứ nhân bang” rất nhiều nghệ thuật gia nh một mũi tên đã dũng cảm xông thẳng vào những kịch viện, những rạp chiếu phim nhng chỉ có thể trông thấy những hàng ghế trống không đợc chiếu bởi những ngọn đèn điện mờ tỏ” [18,433]. Thực trạng này phát xuất từ nhiều nguyên nhân, Mạc Ngôn nhấn mạnh nguyên nhân từ phía bản thân các diễn viên, biên kịch, đạo diễn. “Trong những bộ phim đồ sộ của Trung Quốc những năm gần đây diễn viên chúng ta đã qua lãng phí để chạy đua theo dung mạo và trang sức vẻ ngoài mà quên biểu hiện tinh thần của nhân vật, cũng quên mất dùng tình cảm và khí chất của mình để làm chủ vai diễn trong phim” [18,419]. Thực tế là, có quá nhiều những vai diễn nh kiểu ngẫu tợng, mặc dù khoác bộ mặt vĩ nhân nhng khí chất quá tầm thờng. Cũng có những bộ phim đợc thừa nhận là u tú trong những năm gần đây, biên đạo, đạo diễn, diễn viên đều là những nhân vật u tú trong làng điện ảnh, nhng vẫn không thu hút đợc khán giả bởi mô típ, nội dung, chủ đề đã quá quen thuộc, nhàm chán. “Thiết nghĩ, điện ảnh Trung Quốc đang kêu gào phải có những điều mới lạ không chỉ ở đạo diễn và diễn viên mà còn ở nhà biên kịch phải có những ý tởng mới, thậm chí tiếng kêu gào dành cho những kịch tác gia còn bức thiết hơn so với tất cả những thành phần còn lại” [18,432]. Điều này không chỉ đúng với điện ảnh Trung Quốc mà đúng với nền điện ảnh của tất cả các nớc. Bởi vì “điện ảnh là một loại hình nghệ thuật không bao giờ đợc tự bằng lòng”.

Mạc Ngôn đã dành một bài tạp văn dài bảy trang để nói về cảm nhận của mình về âm nhạc. Giải thích ý nghĩa của từ này, ông viết: “Âm nhạc, xét trên mặt chữ, đại khái có thể lý giải là “khoái lạc âm thanh” hoặc “âm thanh đem lại khoái lạc cho con ngời”. Trên góc độ danh từ mà lý giải thì có lẽ phức tạp hơn nhiều” [18,233]. Mạc Ngôn cho rằng, cội nguồn xa xa nhất của âm nhạc là do con ngời dùng khí quản của mình bắt chớc âm thanh của đại tự nhiên. Và “Âm thanh có thể làm cho con ngời vui vẻ khoái lạc chính là hình thức âm nhạc sớm nhất trong lịch sử âm nhạc” [18,234]. Thuở nhỏ, một mình chăn trâu trên cánh đồng, cô đơn và buồn thảm, những thanh âm của tự nhiên đã tác động vào tâm hồn non trẻ của tác giả, khiến ông nhận ra rằng: “âm nhạc có thể khơi dậy trong tâm hồn con ngời bao nhiêu là sắc thái tình cảm, có thể mềm yếu, có thể mạnh mẽ, có thể hùng tráng, có thể bi thơng” [18,234]. Âm nhạc cũng có một ma lực đặc biệt, dẫn dụ và chinh phục lòng ngời. Có lẽ vì vậy mà Mạc Ngôn luôn có ý thức đa âm nhạc vào trong tác phẩm của mình, khiến cho tác phẩm văn học tràn đầy âm thanh, màu sắc. Điều đó cũng chứng minh cho mối quan hệ mật thiết, gắn bó giữa văn học và âm nhạc vốn đã tồn tại từ bao đời.

Chơng 3

Nghệ thuật tạp văn Mạc Ngôn

Tạp văn Mạc Ngôn hấp dẫn bạn đọc không chỉ bởi nội dung phong phú, đa dạng thể hiện một tài năng quan sát khám phá cuộc sống độc đáo, mà còn bởi nghệ thuật đặc sắc, kết hợp linh hoạt nhiều phơng thức và phơng tiện biểu hiện.

Nhà nghiên cứu văn học ngời Nga M.Bakhtin cho rằng: “Mỗi thể loại thể hiện một thái độ thẩm mĩ đối với hiện thực, một cách cảm thụ, nhìn nhận, giải minh thế giới và con ngời” [2,47]. Do vậy mỗi thể loại có một đặc trng riêng về phơng thức chiếm lĩnh đời sống và cách thức xây dựng hình tợng. Tạp văn là thể loại có đặc trng ngắn gọn, hàm súc, giàu khả năng khơi gợi. Kết cấu của tạp văn thờng phong phú, đa dạng, thể hiện đời sống theo kiểu chấm phá nên khi tự sự, tạp văn không đòi hỏi phải xây dựng cốt truyện phức tạp, nhân vật hoàn chỉnh nh trong tiểu thuyết, kịch. Đặc trng quan trọng nhất của tạp văn là thể hiện trực tiếp và đậm nét dấu ấn cá nhân của ngời sáng tác. Ngời viết tạp văn luôn bình luận trực tiếp, luôn đa ra lí lẽ trực tiếp, thể hiện một cách trực tiếp quan điểm, t tởng, tình cảm của mình về hiện thực cuộc sống. Cũng do trực tiếp và hiện thực hơn các thể loại văn học khác nên tạp văn có khả năng đi sâu vào nhiều lĩnh vực mà tiểu thuyết, thơ ca không thể làm nổi. Điều này dẫn tới đặc điểm nghệ thuật của tạp văn mang những nét khác biệt so với các thể loại khác. Trong khuôn khổ của một khoá luận, chúng tôi chỉ đi sâu vào tìm hiểu một số đặc sắc nghệ thuật trong tạp văn Mạc Ngôn, bao gồm: Sự đa dạng trong kết cấu, giọng điệu và một số thủ pháp nghệ thuật.

Một phần của tài liệu Cảm quan hậu hiện đại trong tiểu thuyết của thuận (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w