6. Bố cục khóa luận
3.2.3. Giọng trữ tình đằm thắm
Trong tác phẩm văn học nói chung và tạp văn nói riêng, nếu sử dụng giọng nghị luận quá nhiều sẽ tạo ra cảm giác căng thẳng, mệt mỏi. Tạp văn Mạc Ngôn rất linh hoạt trong giọng điệu. Bên cạnh giọng nghị luận nặng về lí trí là giọng trữ tình đằm thắm, nhẹ nhàng thấm sâu vào lòng ngời, lan toả những xúc cảm bâng khuâng, xao xuyến. Giọng trữ tình tập trung nhất là ở: Ghi chép tản
mạn ở nớc Nga, Vó ngựa, Ngỡng vọng trời sao, Tôi và âm nhạc, Tờng hát, Chó chim và ngựa.
Đó có thể là những đoạn miêu tả thiên nhiên đầy chất thơ: “Hoàng hôn đã buông xuống, mặt trời đỏ rực đã chìm sau dãy núi nh ngời thiếu nữ nằm ngửa xa xa, cảnh sắc trên thảo nguyên trông nh những bức tranh sơn dầu của tr- ờng phái ấn tợng” (Ghi chép tản mạn ở nớc Nga). Hay trong Vó ngựa: “Những khoảnh đất trồng quít uốn lợn trông nh một ngời thiếu nữ không chịu nổi cái nóng thiêu đốt nên đã trút bỏ xiêm y nằm bên bờ sông, thân thể đầm đìa mồ hôi, chờ cho đến mùa thu se sắt, nàng sẽ khoác xiêm y vào và trở mình ngồi dậy”. Đó có thể là những xúc cảm bất chợt nảy sinh khiến tâm hồn lặng đi trong suy ngẫm, bâng khuâng: “Gió thổi lớt qua, những làn sóng cỏ cuồn cuộn đuổi theo nhau lúc nhô lên lúc thụp xuống, những cánh hoa rung rinh uốn mình trong gió dễ khiến ngời ta sinh lòng cảm thơng, một lòng cảm thơng không rõ ngọn nguồn nhng rất ngọt ngào, rất êm dịu và không thể xác định đợc đó là lòng cảm thơng trong hạnh phúc hay khổ đau. Tôi đứng lặng ngời rất lâu, đôi mắt dõi về nơi xa xăm nhng kì thực là chẳng trông thấy gì. Đôi mắt tôi đang hớng vào lòng mình để nhìn nhận một dân tộc Nga vĩ đại với những tính cách buồn mà không thảm, phóng túng mà không điên cuồng” [18,16]. Đó có thể là những triết lí nhân sinh sâu sắc về cuộc đời, về con ngời mà nhà văn hằng trăn trở: “Từ xa đến nay chẳng có đấng cứu thế nào hết, muốn sáng tạo hạnh phúc cho nhân loại, chỉ có thể dựa vào chính chúng ta” [18,110]. Và nữa: “Nhân dân, cho dù sống trong bất cứ chế độ xã hội nào cũng đều cần cù, cũng đều dũng cảm, là quần thể đầy sáng tạo. Chỉ cần nới lỏng những ngón tay đang siết chặt cổ họ, để họ có đủ không khí để thở, họ có thể sáng tạo nên những thành tựu văn hoá và kinh tế huy hoàng” [18,21].
Giọng trữ tình trong tạp văn Mạc Ngôn đã tạo ra những không gian suy t- ởng, những cảm xúc lắng sâu. Đọc tạp văn của ông rất khó để đọc một mạch từ đầu dến cuối, đôi chỗ phải dừng lại, đôi chỗ phải suy ngẫm, bồi hồi. Có đợc điều đó, sự đóng góp của giọng điệu trữ tình hẳn không phải là nhỏ.