Sự cải cách toàn diện thuế và phí ở nông thôn

Một phần của tài liệu Chính sách cải cách kinh tế của cộng hoà nhân dân trung hoa đối với nông thôn và những kết quả bước đầu (1978 2006) (Trang 46 - 49)

Trong ''Văn kiện số 1'' ngày 31/12/2005 của Trung ơng Đảng và Quốc vụ viện Trung Quốc về việc "Thúc đẩy xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa'', việc xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa đợc xác định là nhiệm vụ lịch sử quan trọng trong quá trình hiện đại hóa Trung Quốc. Nội dung thứ VI trong Văn kiện là: ''Đi sâu cải cách nông thôn một cách toàn diện ... ''tiếp tục thực hiện cải cách toàn diện thuế và phí ở nông thôn”.

Việc cải cách thuế và phí ở nông thôn đợc bắt đầu từ năm 2000. Chế độ thuế và phí ở nông thôn trớc khi đợc cải cách là nông dân phải nộp cho Nhà nớc những loại thuế nh: thuế nông nghiệp, thuế đặc sản nông nghiệp, thuế sát sinh, còn phải nộp cho hơng trấn, thôn một khoản phí để lại dùng cho việc chung, phải chi một khoản tiền để góp vốn, huy động vốn, còn phải chi một khoản nghĩa vụ công bằng tiền... Từ đó cho thấy, về thực chất thì thuế nông nghiệp và thuế đặc sản nông nghiệp là căn cứ vào diện tích trồng trọt để thu, giống nh

thuế tài sản mà không phải là thuế chuyển nhợng; thuế sát sinh thuộc loại thuế hành vi, nhng trong thực tiễn thì thu theo đầu con vật; phí đợc trích lại là thuộc thuế nhận khoán ruộng đất, giống nh một loại địa tô, nhng chủ yếu là dùng cho việc chi phí của thôn xã; phí dùng chung cũng thuộc về loại khoán, nhng chủ yếu là dùng để bù đắp lại sự thiếu hụt về tài chính của thôn xã; huy động vốn, góp vốn là thuộc về phí mang tính phục vụ (vốn dùng để thống nhất việc cung cấp giống), cũng có cái mang tính công ích (nh vốn dùng cho sản xuất cộng đồng), nhng có cái thuộc loại thu phí tuỳ tiện, còn công tích luỹ hoặc công lao động nghĩa vụ là thuộc loại công ích hoặc là địa tô lao dịch. Xét về mặt đóng góp của ngời nông dân, căn cứ vào các số liệu thống kê, tổng mức thu của các loại thuế nông nghiệp năm 1998 là 30 tỷ NDT, còn mức thu của các loại phí khác là 90 tỷ NDT, gấp 3 lần các loại thuế, nông dân chịu một gánh nặng về thuế và phí, không những nó là nhân tố quan trọng ảnh hởng đến sự ổn định của nông thôn, mà nó còn ảnh hởng đến sức cạnh tranh về giá cả các sản phẩm nông nghiệp của Trung Quốc. Về phơng diện chính sách hỗ trợ cũng nh thuế và phí, các nớc phát triển đều có sự chi viện hỗ trợ cho nông dân, còn ở Trung Quốc thì sự chi viện cho nông dân không những ít, mà lại còn thu những loại thuế từ nông dân cao. Căn cứ vào một số t liệu liên quan, nếu tính theo bình quân đầu ngời, nông dân một số nớc đợc hỗ trợ nông nghiệp nh sau: nớc Mỹ là 14.000 USD, Liên minh châu Âu là 17.000 USD, Nhật Bản là 23.000 USD. ở Trung Quốc riêng khoản thuế và phí mà nông dân phải gánh chịu chiếm khoảng 7% - 8% tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp. ở nớc ngoài, các sản phẩm nông nghiệp chính đợc hỗ trợ rất lớn, ở Trung Quốc thì không có gì thậm chí còn có sự hỗ trợ âm, điều đó đã tác động mang tính quyết định đối với sức cạnh tranh về giá cả của các sản phẩm nông nghiệp Trung Quốc. Hay nói cách khác, thuế và phí đã triệt tiêu mất u thế cạnh tranh về giá cả của các sản phẩm nông nghiệp Trung Quốc.

Theo kế hoạch của Chính phủ Trung Quốc, cải cách thuế và phí ở nông thôn Trung Quốc đợc chia thành hai bớc để tiến hành. Bớc thứ nhất đợc khái

quát là "giảm nhẹ, quy phạm, ổn định". Chủ yếu là chấn chỉnh lại thuế và loại bỏ các loại phí, chấn chỉnh lại việc thu thuế và phí lộn xộn ở nông thôn, có quy phạm về thu thuế nông nghiệp và thuế phụ mà nông dân phải nộp, nhằm giảm gánh nặng cho nông dân. Nội dung cụ thể là "ba cái loại bỏ, một cái từng bớc loại bỏ, hai cái đợc điều chỉnh, một cái đợc cải cách" tức là, thuế sát sinh đợc loại bỏ, việc huy động vốn cho thôn xã, vốn cho giáo dục và những khoản đóng góp mang tính hành chính sự nghiệp và vốn cho chính quyền đợc loại bỏ; trong vòng 3 năm giảm nhẹ tiến tới loại bỏ phí lao động nghĩa vụ và công tích luỹ; điều chỉnh lại thuế nông nghiệp, thuế đặc sản nông nghiệp và phơng pháp thu: cải cách lại thuế cho thôn xã và biện pháp sử dụng nó, lấy 20% hạn mức thuế nông nghiệp làm giới hạn trên cho thuế phụ nông nghiệp, thay thế cho việc trích lại ở thôn xã trớc đây.

Cho đến năm 2003, trên căn bản đã hoàn thành bớc một của cải cách thuế và phí ở nông thôn, bắt đầu bớc vào giai đoạn mới. Nhiệm vụ của cải cách bớc hai là trên cơ sở của chế độ thuế và phí ở nông thôn theo quy phạm, dựa theo yêu cầu của sự hoàn thiện thể chế thị trờng XHCN, loại bỏ những loại thuế và phí chuyên thu từ nông dân, thiết lập chế độ tài chính công phủ khắp thành thị và nông thôn, thiết lập một thể chế quản lý hành chính và cơ chế vận hành gọn nhẹ có hiệu quả ở cơ sở, thiết lập cơ chế có hiệu quả cho việc tăng thu và giảm đóng góp cho nông dân, thực hiện việc phát triển đồng bộ thành thị và nông thôn. Từ sau Đại hội lần thứ XVI của ĐCS Trung Quốc đến nay việc cải cách thuế và phí ở nông thôn đã nhanh hơn. Quyết định của Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ơng lần thứ 3, khoá XVI ĐCS Trung Quốc đã đề ra hoàn thiện các chính sách cải cách thí điểm thuế và phí ở nông thôn, trên cơ sở công tác thí điểm đợc hoàn thành, từng bớc hạ thấp thí điểm thuế nông nghiệp, tạo điều kiện để thống nhất chế độ thuế ở thành thị và nông thôn. "Văn kiện số 1" năm 2004 đã đề ra, dần dần hạ thấp tỷ suất thuế nông nghiệp. Ngày 5 và 6 tháng 7 năm 2004, Chính phủ Trung Quốc đã triệu tập Hội nghị toàn quốc về công tác cải cách thí điểm thuế và phí ở nông thôn, hội nghị yêu cầu phải đẩy nhanh việc

"hai thủ tiêu, ba cải cách", tức là thủ tiêu thuế nông nghiệp và thuế đặc sản nông nghiệp, đồng thời đồng bộ tiến hành cải cách cơ cấu hành chính ở hơng trấn, giáo dục phổ cập ở nông thôn, thể chế tài chính ở huyện xã. Đến cuối năm 2006, Trung Quốc đã tuyên bố xoá bỏ thuế nông nghiệp và thuế đặc sản nông nghiệp trên toàn bộ lãnh thổ mà không cần đến 5 năm nh kế hoạch đề ra, đồng thời nhà nớc còn chi 339,7 tỷ NDT cho nông thôn [83; 15].

Tóm lại, trong chính sách cải cách kinh tế toàn diện ở nông thôn, Trung Quốc đã đặt trọng tâm vào việc thực hiện chế độ khoán sản đến hộ đồng thời thi hành đồng bộ một loạt các biện pháp cải cách khác nh: nâng cao giá thu mua nông phẩm; cải cách một bớc chế độ thu mua nông phẩm; giảm bớt gánh nặng cho nông dân, thực hiện chính sách phát triển nhiều thành phần kinh tế trong nông thôn; đa dạng hoá các ngành nghề trong nông nghiệp; phát triển khoa học kĩ thuật và văn hoá, giáo dục, y tế ở nông thôn; tiến hành cải cách một cách toàn diện thuế và phí ở nông thôn... Chính bớc đi và biện pháp đó đã mang lại hiệu quả rõ rệt, tạo điều kiện tăng thu nhập cho ngời nông dân, làm tiền đề cho sự ổn định nông thôn, thiết lập cơ sở vững chắc cho việc tiến tới xây dựng xã hội khá giả toàn diện ở Trung Quốc.

Một phần của tài liệu Chính sách cải cách kinh tế của cộng hoà nhân dân trung hoa đối với nông thôn và những kết quả bước đầu (1978 2006) (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w