Những tồn tại trong việc giải quyết vấn đề xã hộ

Một phần của tài liệu Chính sách cải cách kinh tế của cộng hoà nhân dân trung hoa đối với nông thôn và những kết quả bước đầu (1978 2006) (Trang 93 - 102)

Trong quá trình thực hiện chính sách cải cách mở cửa, những chính sách cải cách của Đảng và Nhà nớc Trung Quốc về mặt xã hội đã thu đợc những thành tựu to lớn, bộ mặt xã hội đã có nhiều khởi sắc. Nhiều vấn đề bức xúc trong xã hội đã và đang từng bớc giải quyết, những tệ nạn xã hội cũng đã giảm đi đáng kể… Song, trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều vấn đề đang tồn tại gây nên nhiều khó khăn cho việc tiến hành cải cách sâu rộng mọi mặt ở nông thôn. Điều này buộc Ban lãnh đạo Trung Quốc phải có sự nhìn nhận, đánh giá và giải quyết kịp thời tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy công cuộc cải cách mạnh mẽ và hoàn chỉnh hơn.

Những tồn tại trong việc giải quyết vấn đề xã hội ở nông thôn Trung Quốc bao gồm nhiều vấn đề, nhng nổi cộm lên gồm những vấn đề sau:

Trong 16 năm đầu thực hiện chính sách cải cách mở cửa, các thành phố và nông thôn trong cả nớc đã tạo ra khoảng 220 triệu việc làm, nhiều hơn 30 năm tr- ớc cải cách 20 triệu việc làm. Sở dĩ đạt đợc thành tựu này vì Chính phủ Trung Quốc đã thực hiện chính sách chia ruộng cho hộ nông dân trong sản xuất nông nghiệp và ở thành phố thực hiện phát triển kinh tế nhỏ, phân tán, phi quốc doanh và dịch vụ. Nhng trong việc xây dựng nhanh chóng chế độ “thị trờng hoá việc làm, công khai hoá thất nghiệp”, ngời lao động tìm việc làm chuyển từ số lợng sang chất lợng, chuyển từ phơng thức sản xuất (PTSX) gia đình nông nghiệp sang PTSX kiểu tập trung tơng đối chuyên môn hoá trong nhà máy, xí nghiệp. Điều đó làm cho ngời lao động, nhất là lao động ở nông thôn không thích ứng kịp, hơn nữa mức độ chuyên môn hoá trong lao động, sử dụng máy móc nhiều hơn trong sản xuất thì sẽ không cần đến một lợng lao động dồi dào nh trớc nữa. Cho nên, tất yếu dẫn tới tình trạng thất nghiệp cao, số ngời lang thang không nghề nghiệp trong xã hội sẽ ngày càng nhanh chóng tăng lên. Điều này đợc thể hiện rõ, nhiều thành phố Trung Quốc bớc vào thập kỷ 90 với hàng chục triệu ngời “đợi việc”. Riêng tỉnh Tứ Xuyên với số dân 100 triệu, đã có 15 triệu ngời thất nghiệp. Có tài liệu cho rằng, lực lợng lao động “trôi nổi” ở nớc này đến nay đã vợt con số 100 triệu, khiến cho Bộ trởng Bộ Lao động Trung Quốc nói rằng Trung Quốc đang phải “đối phó với những thách thức cha từng có” của nạn thất nghiệp [115; 12]. Việc Nhà nớc cho phép mở rộng các doanh nghiệp t nhân và liên doanh với nớc ngoài tuy có giải quyết đợc công ăn việc làm cho một số ngời, song lại không ít doanh nghiệp, ngời lao động bị bóc lột tàn nhẫn hoặc làm việc trong những điều kiện hết sức tồi tệ. Số lao động trẻ em tăng lên. Ngoài ra do việc tinh giản bộ máy nhà nớc nên không ít nhân viên làm việc trong các cơ quan kinh tế nh kế hoạch, vật giá, v.v… bị dôi da, lâm vào cảnh thất nghiệp… Con số cắt giảm này, nh Quốc hội Trung Quốc thông qua năm 1993 là 20% số nhân viên hành chính. Sự bất bình do thiếu việc làm đang tăng lên. Một tờ báo Hồng Kông đã viết: một báo cáo mật của Quốc vụ viện tiết lộ rằng trong năm 1993 có hơn 6000 vụ bãi công bất hợp pháp ở Trung Quốc và hơn 200 cuộc bạo loạn, trong đó nhiều cuộc là để

phản đối việc sa thải công nhân và việc không trả lơng trong các doanh nghiệp Nhà nớc do thiếu tiền [108; 3]. Trớc thực trạng nh vậy, nhng hàng năm nguồn cung cấp lao động Trung Quốc vẫn không ngừng tăng nhanh chủ yếu do dân số tăng trởng tự nhiên cao. Nếu tính theo chu kỳ trởng thành của dân số đến độ tuổi lao động là 15 năm, thì dân số tăng trong giai đoạn từ năm 1980 - 1995 sẽ là lớp ngời lao động mới để bổ sung cho giai đoạn 1996 - 2010. Và nếu so sánh với 30 năm trớc cải cách thì mức độ tăng trởng dân số tự nhiên trong thời kỳ cải cách mở cửa có giảm xuống, nếu tỷ lệ tăng trởng bình quân hàng năm trớc đây là 2,2%, giờ giảm xuống còn 1,4%, có năm chỉ còn 0,8%. Nhng do dân số đông nên nguồn lao động toàn quốc tính từ năm 1990 - 1995 bình quân mỗi năm vẫn tăng lên 12,5 triệu ngời, ớc tính từ năm 1995 - 2010 bình quân mỗi năm sẽ tăng 14,50 triệu ngời. Số ngời đến độ tuổi lao động hàng năm tăng lên không ngừng, nhng do sự phát triển mạnh mẽ của các xí nghiệp hơng trấn, từ năm 1984 đến năm 1988, mỗi năm tăng bình quân 3,5 triệu xí nghiệp đã giải quyết công ăn việc làm cho khoảng 12,6 triệu ngời [112; 23]. Về sau, mức tăng bình quân không đến 48 vạn xí nghiệp và chỉ giải quyết việc làm cho khoảng 2,6 triệu ngời. Mặc dù vậy, nhng tính từ khi bắt đầu tiến hành cải cách mở cửa đến năm 1997, xí nghiệp hơng trấn, kinh tế thành phố và nông thôn đã giảm đợc 2/3 sức ép về số lợng lao động nông nghiệp thừa tồn đọng, còn lại 1/3 và một bộ phận dân số nông nghiệp mới tăng hàng năm trở nên thất nghiệp. Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, tính đến giữa năm 2003 có đến 50.000 doanh nghiệp hơng trấn đang bên bờ vực của sự phá sản. Tổng số nợ của các doanh nghiệp này lên đến 25 tỷ USD, ở tỉnh Hồ Nam, 90% doanh nghiệp hơng trấn ở vào tình trạng nợ nần, tổng số là 1 tỷ USD. Con số nợ của xí nghiệp hơng trấn ở tỉnh An Huy là 750 triệu USD. Chính vì vậy, ở khu vực nông thôn, ngời dân bị thất nghiệp ngày càng nhiều.

3.3.3.2. Sự phân hoá xã hội và những mâu thuẫn về lợi ích trong dân c tăng lên

- Sự phân hoá giàu nghèo tăng mạnh.

Từ khi Trung Quốc tiến hành cải cách mở cửa đến năm 2006, đặc biệt từ khi nền kinh tế có sự chuyển biến mạnh mẽ từ mô hình kế hoạch hoá tập trung

chuyển sang kinh tế thị trờng, xã hội Trung Quốc vốn trớc kia bị chủ nghĩa bình quân ngự trị thì nay đã xuất hiện sự phân hoá giàu nghèo ngày càng tăng. Bênh cạnh những ngời có thu nhập dựa vào lao động, còn có những ngời thu nhập chính đáng không bằng lao động nh đợc hởng lãi cổ phần, lãi cho vay hoặc lãi kinh doanh; lại cũng có không ít kẻ giàu lên phi pháp nhờ đầu cơ trục lợi, tham ô, hối lộ, buôn lậu, trốn thuế, dùng của công mu lợi của riêng cho mình…

Trong khi hàng chục triệu nông dân phải lầm than, vất vả, lại phải đi làm thuê, thì nhiều “hộ chuyên” giàu có, sống xa hoa không kém các đại địa chủ trớc đây. Một hiện tợng không hiếm xuất hiện ở Trung Quốc là trong lúc ngời giàu có ở thành phố tiêu tiền không tiếc tay, thì ngợc lại ở nông thôn có rất nhiều em bé không có tiền để nộp học phí nên phải bỏ học, ngoài ra, còn có rất nhiều nông dân vì không có tiền khám chữa bệnh để cứu mạng sống cho bản thân mình và cho ngời thân trong gia đình mà đành phải nằm chờ chết.

Theo số liệu điều tra từ hệ số Ghi-ni (sự phân phối thu nhập) để xem xét, thì sự phân phối thu nhập tính chung thành thị, nông thôn năm 1980 là 0,28; năm 1995 là 0,38; năm 2003 là 0,403, đến năm 2005 là 0,45, hiện nay vợt quá 0,5, đã thuộc một trong những nớc có sự phân phối thu nhập không bình đẳng nhất thế giới (thế giới là 0,4). Căn cứ vào Báo cáo phát triển năm 2000 - 2001 của Ngân hàng thế giới, thì sự phân phối thu nhập cùng kỳ của Trung Quốc đã cao hơn một số nớc nh nớc Anh là 0,361; nớc Đức là 0,3; nớc Italia là 0,273; Ca-na-đa là 0,315; Nhật Bản là 0,249; Hàn Quốc là 0,316, Ba Lan là 0,320…

Báo chí Trung Quốc còn cho hay, xuất phát từ bất hợp lý trong thu nhập đã tạo tâm lý “tất cả vì tiền”, và nguy hại hơn, đã hình thành quan niệm cho rằng học hành là vô ích “độc th vô dụng luận”. Vì vậy, ở nông thôn Trung Quốc đến năm 1988 vẫn còn tới 30 đến 50% thanh thiếu niên không đi học (số liệu điều tra tháng 6/1988) [111; 178].

Hơn nữa, nạn tham nhũng ở Trung Quốc cũng rất nặng nề, do pháp luật thiếu chặt chẽ, sự kiểm soát cũng cha gắt gao, cho nên nhiều cán bộ, đảng viên làm ở các cơ quan kinh tế, phụ trách các doanh nghiệp, nắm nhiều quyền lực trong tay nên chỉ quan tâm “tối đa hoá các thu nhập riêng”, tự ý bán máy móc,

vật t của doanh nghiệp, tự ý thởng, quà cáp, chiếm dụng tiền công, móc ngoặc để mua vật t với giá rẻ để bán lấy tiền chênh lệch. Chế độ đặc quyền đã đẻ ra một tầng lớp đông đảo những kẻ tham nhũng trong cả chính quyền. Điều đặc biệt là suốt những năm cải cách ở Trung Quốc, tình trạng phạm tội kinh tế và tham nhũng ngày càng tăng trong giới lãnh đạo cao cấp, mặc dù các nhà lãnh đạo Bắc Kinh đã nhiều lần đặt vấn đề tăng cờng chống tham nhũng và trừng trị những tội phạm kinh tế, nhng vẫn không làm cho tình trạng đó giảm bớt. Lý do là, nh một cán bộ cao cấp của Trung Quốc đã nhận xét: “Quyền lực đợc thả lỏng dễ bị h hỏng… Xét cho cùng, chính những con cng của Đảng là trung tâm của vấn đề. Làm sao ngời ta có thể trông đợi họ thực hiện giải pháp này”. Còn theo cách nói của quần chúng nhân dân, thì tình hình hiện nay là “cá đã thối từ đầu rồi” [137; 123].

Thực ra, Trung Quốc đã có nhiều biện pháp về giáo dục, hành chính và luật pháp để chống tham nhũng. Đảng và Chính phủ Trung Quốc đã ra sắc lệnh cấm cán bộ nhận quà biếu, sống xa hoa, buôn bán cổ phiếu, môi giới, v.v…

Trung Quốc đã phải thành lập một bộ máy giám sát với 15 vạn nhân viên và mạng lới 2000 trung tâm nghe tố giác để đối phó với tầng lớp tham nhũng đồ sộ đó. Và nh kết quả hiện nay cho thấy, Trung Quốc là một trong những nớc thực hiện thẳng tay nhất việc chống tham nhũng khiến thế giới phải ngỡng mộ và nhiều nớc đang phát triển phải học tập.

Nh vậy, nạn tham nhũng và hố sâu ngăn cách giàu nghèo ở Trung Quốc tuy từng bớc đợc khắc phục, song để giải quyết đợc nó một cách triệt để là một việc làm khó khăn.

- Đại đa số ngời nghèo ở Trung Quốc sống ở nông thôn.

Năm 2004, các nhà xã hội học Trung Quốc đã mở một cuộc điều tra đối với 32 huyện và hơn 2 vạn gia đình nông thôn thuộc 31 tỉnh ở nông thôn Trung Quốc. Trong đó có nhóm thu nhập bình quân đầu ngời thấp dới 1000 NDT/1 năm, và nhóm có thu nhập trung bình, bình quân đầu ngời từ 1000 NDT đến 1999 NDT/1 năm, tổng 2 nhóm này chiếm 54,2% dân số của 32 huyện, đây là

tầng lớp nghèo và trung nông lớp dới ở thế kỷ XXI của Trung Quốc. Căn cứ vào tiêu chuẩn mà Nhà nớc quy định, số nhân khẩu nghèo nhất và nhân khẩu có thu nhập thấp cộng tất cả lại khoảng 85 - 90 triệu ngời, chiếm 10% đến 12% nhân khẩu nông thôn. Đây là những ngời nghèo nhất hiện nay của Trung Quốc. Nếu nh căn cứ vào tiêu chuẩn của quốc tế để đánh giá, thì nông thôn Trung Quốc vẫn còn khoảng 100 triệu ngời còn cha thoát đợc nghèo.

Trải qua quá trình kiên trì xoá đói giảm nghèo của Đảng và Chính phủ Trung Quốc, thêm vào đó là sự phát triển kinh tế không cân bằng giữa các vùng, miền, sự phân bố ngời nghèo cũng đã có sự biến đổi rõ rệt. Lấy năm 2002 làm ví dụ, 84,2% ngời nghèo ở nông thôn toàn quốc đợc tập trung phân bố ở miền Trung và miền Tây, trong đó 12 tỉnh và thành phố miền Tây chiếm 58,1%. Chỉ lấy số nhân khẩu nghèo tuyệt đối để xem xét, thì 83,5% tập trung phân bố ở miền Trung và miền Tây, trong đó 12 tỉnh, thành phố miền Tây chiếm 61,8% (xem bảng 3).

Bảng 6: Phân bố ngời nghèo ở nông thôn Trung Quốc

Năm Tổng số Miền Đông Miền Trung Miền Tây 12 tỉnh Miền Tây

2000 9422 1273,3 3028,2 5121,3 5731,2

2001 9029 1254,6 2867,0 4907,6 5535,0

2002 8645 1536,2 2726,6 4382,2 8026,8

Nguồn [48; 72]

Hơn một nửa ngời nghèo ở Trung Quốc phân bố ở các tỉnh Hà Nam, Hà Bắc, An Huy, Hồ Bắc, Tứ Xuyên, Sơn Tây, Sơn Đông và một số tỉnh sản xuất nông nghiệp khác. Năm 2002, số ngời nghèo ở khu vực sản xuất lơng thực vẫn còn 15,54 triệu ngời, chiếm 55,1% ngời nghèo tuyệt đối trong nông thôn Trung Quốc. Trong đó, một bộ phận đáng kể mấy năm trớc đây đã là diện thoát nghèo nay lại nghèo trở lại. Ngợc lại có một số ngời lại giàu lên, đó là điều đáng mừng. Nếu trớc đây ngời ta chỉ chú trọng sự chênh lệch về thu nhập giữa thành thị và nông thôn, thì giờ đây trong nội bộ nông thôn Trung Quốc, khoảng cách phân biệt giàu nghèo cũng ngày càng đợc quan tâm, toàn bộ thu nhập của 1% hộ có thu nhập cao gấp 1,7 lần toàn bộ thu nhập của 20% hộ nông dân có thu

nhập thấp nhất. Khoảng cách giàu nghèo của hộ nông nghiệp và hộ phi nông nghiệp ngày càng rõ ràng hơn. Của cải trong xã hội tập trung vào tay một số ng- ời, theo điều tra thì 20% số hộ có thu nhập cao ở Trung Quốc đã chiếm 46,6% tổng mức thu nhập toàn xã hội, 20% số hộ có thu nhập thấp nhất chỉ chiếm có 5,9% tổng mức thu nhập xã hội. Tầng lớp giàu có chỉ chiếm khoảng 3% dân số toàn quốc nhng họ đã chiếm 1/2 tổng tiền gửi tại ngân hàng và tuyệt đại đa số tài sản tài chính tiền tệ. Nhng điều kỳ quặc là bình quân thu nhập của nông dân không bằng 1/3 thu nhập có thể chi tiêu của ngời dân thành phố, nhng hàng năm ngời nông dân phải nộp các khoản thuế phí cao gấp 2,4 lần số thuế phí của ngời dân thành phố phải nộp. Trong số 50 “phú hào” đứng đầu Trung Quốc thì chỉ có 4 ngời thuộc vào diện phải nộp thuế nhiều. Nhân dân Trung Quốc nhất là nông dân đã không thể phủ nhận việc Chính phủ Trung Quốc đã tiến hành nhiều biện pháp để điều tiết thu nhập của các tầng lớp nhân dân. Nhng thực tế, sự phân hoá giàu nghèo vẫn tăng mạnh, một số nông dân đang đứng ngoài rìa xã hội, nhất là những nông dân đi vào thành phố làm ăn, họ không có đất ở, không có nghề nghiệp, không có bảo hiểm xã hội cho nên họ sớm trở thành dân lu vong, tạo ra một lực lợng thất nghiệp mới ở thành phố, lực lợng này nếu Nhà n- ớc không có chủ trơng giải quyết việc làm cho họ sớm thì họ sẽ trở thành nhân tố bất ổn định, chứa đựng một nguy cơ mới trong xã hội.

- Những mâu thuẫn về lợi ích trong dân c

Công nghiệp hoá đất nớc đã làm thay đổi tính chất của thành thị, đã phá vỡ sự “bình quân chủ nghĩa” xa kia giữa nông thôn và thành thị, xác lập thế mạnh của lực lợng thành thị đối với nông thôn, hình thành tình thế “mới” rất không đối xứng giữa thành thị và nông thôn. Một vấn đề nổi cộm của sự không đối xứng này là sự mất cân bằng trong việc bố trí nguồn lực công cộng, sự phát triển sự nghiệp ở nông thôn bị tụt hậu, sự đợc đãi ngộ giữa dân c nông thôn và thành thị không công bằng, làm tổn hại đến sự không công bằng xã hội, điều này đã đợc thể hiện rất rõ trong thực tế xã hội Trung Quốc.

Thứ nhất là, sự không công bằng về quyền lực chính trị. Nh trong sinh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Chính sách cải cách kinh tế của cộng hoà nhân dân trung hoa đối với nông thôn và những kết quả bước đầu (1978 2006) (Trang 93 - 102)