Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Chính sách cải cách kinh tế của cộng hoà nhân dân trung hoa đối với nông thôn và những kết quả bước đầu (1978 2006) (Trang 80 - 82)

Công cuộc cải cách mở cửa ở nông thôn Trung Quốc diễn ra trong tình hình CNXH kiểu cũ bớc vào khủng hoảng toàn diện, các quan hệ kinh tế chính trị quốc tế thay đổi nhanh chóng, cuộc cách mạng khoa học công nghệ có bớc phát triển to lớn. Đó là những yêu cầu gắt gao, thách thức lớn của lịch sử đặt ra lúc bấy giờ, nhng đồng thời cũng là thời cơ thuận lợi của cuộc cải cách. Biết nắm thời cơ và biết hành động đúng đắn là sứ mệnh và trách nhiệm của Đảng và Chính phủ Trung Quốc. Và trên thực tế giới lãnh đạo Trung Quốc đã rất tỉnh táo linh hoạt và đi đầu trong việc hoạch định chính sách phát triển cho đất nớc, thời kỳ sau Hội nghị Trung ơng 3 khoá XI, đã làm cho Trung Quốc trong một thời

gian ngắn, từ chỗ là một đất nớc có nền kinh tế nghèo nàn xơ xác, hoang tàn, bị xâu xé bởi những xung đột chính trị triền miên, trở thành một quốc gia tơng đối hùng mạnh, một địch thủ đáng gờm cho mọi quốc gia trong cuộc cạnh tranh kinh tế.

Hơn nữa, bớc vào những năm 70, 80 của thế kỷ XX, Liên Xô và một số n- ớc XHCN ở Đông Âu, trớc những tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đã bộc lộ sự lạc hậu, trì trệ, khủng hoảng, đứng trớc những thời cơ và thách thức mới. Những tác động đó góp phần thúc đẩy Trung Quốc tích cực tìm kiếm con đờng xây dựng xã hội mới phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nớc mình và hoà nhập với xu thế của thế giới. Mặt khác các cuộc cải cách nửa vời của Liên Xô trớc đó, sự kém thành công của cuộc cải cách ở Nam T, những kinh nghiệm trong cải cách ở Hunggari, Bungari… đã chỉ ra rằng không thể rập khuôn theo mô hình Liên Xô mà cần phải có sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của mỗi nớc. Ban lãnh đạo Trung Quốc, đứng đầu là Đặng Tiểu Bình sau một thời gian tìm tòi, thử nghiệm đã mạnh dạn áp dụng đờng lối xây dựng CNXH phù hợp với thực tiễn Trung Quốc mà Đặng Tiểu Bình gọi là

CNXH mang đặc sắc Trung Quốc

“ ”.

Đồng thời, công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh quốc tế thuận lợi. Trên thế giới xu hớng đối đầu đã chuyển sang đối thoại. Cho nên, Trung Quốc đã tranh thủ đợc một thời gian dài hoà bình, ổn định để tập trung xây dựng kinh tế. Đặc biệt khu vực châu á - thái Bình Dơng, tình hình chính trị tơng đối ổn định, nền kinh tế lại dồi dào sức sống. Thập kỷ 80, tỷ lệ tăng trung bình của nền kinh tế thế giới cha đầy 3%, nhng nhiều nớc ở khu vực này đã duy trì đợc tốc độ tăng trên 7%. Những năm đầu của thập kỷ 90, họ vẫn giữ đợc xu thế tăng trởng mạnh mẽ. Bên cạnh đó, do sự nhận thức thức thời của giới lãnh đạo Trung Quốc, cho nên ngay từ khi bắt đầu tiến hành cải cách họ đã xác định “đóng kín không thể phát triển đợc”. Vì vậy các nhà lãnh đạo Trung Quốc mà tiêu biểu là Đặng Tiểu Bình đã cho rằng: “Trong mối quan hệ

kinh tế quốc tế ngày càng chặt chẽ hiện nay, bất kỳ nớc nào muốn phát triển không thể đóng cửa xây dựng CNXH. Trên cơ sở lạc hậu nh Trung Quốc, lại càng phải tập trung giao lu và hợp tác kinh tế - kỹ thuật với bên ngoài, chú trọng thu hút những thành quả văn minh của thế giới, nhằm từng bớc thu hẹp khoảng cách với các nớc phát triển; bế quan toả cảng (đóng cửa) chỉ có thể ngày càng lạc hậu hơn [137; 133]” . Và thực tế hàng nghìn năm lịch sử của mình Trung Quốc đã chứng minh rõ điều đó “Trung Quốc luôn biết mở cửa tiếp nhận tinh hoa thế giới, thâu hoá tri thức, tạo dựng nên gia tài văn hoá đầy trí tuệ” [122; 132]. Bởi vậy, chỉ tính trong một thời gian ngắn thực hiện cải cách, Trung Quốc đã mở cửa giao lu, buôn bán với 180 nớc và khu vực trên thế giới, trong đó có tới 90% là buôn bán với các nớc t bản và phần lớn ở khu vực châu á-Thái Bình Dơng, (chiếm 67% xuất khẩu và 73% nhập khẩu của Trung Quốc với thế giới). Cho đến nay,Trung Quốc đã đặt quan hệ với hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Nh vậy, cùng với tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, sự điều chỉnh, thích ứng mới của chủ nghĩa t bản, sự lạc hậu, trì trệ khủng hoảng của CNXH thế giới đã góp phần thúc đẩy Ban lãnh đạo Trung Quốc, tích cực tìm kiếm con đờng thích hợp để tiếp tục xây dựng CNXH ở Trung Quốc, đó là con đờng “xây dựng CNXH mang đặc sắc Trung Quốc”. Trong những nguyên nhân dẫn tới thành công của cuộc cải cách, nguyên nhân khách quan giữ vai trò quan trọng, nhng nguyên nhân chủ quan đóng vai trò quyết định, trong đó có vai trò to lớn của Ban lãnh đạo Trung Quốc từ thế hệ lãnh đạo thứ hai đứng đầu là Đặng Tiểu Bình.

Một phần của tài liệu Chính sách cải cách kinh tế của cộng hoà nhân dân trung hoa đối với nông thôn và những kết quả bước đầu (1978 2006) (Trang 80 - 82)