Nguyên nhân của những tồn tại trong cải cách kinh tế ở nông thôn Trung Quốc hiện nay

Một phần của tài liệu Chính sách cải cách kinh tế của cộng hoà nhân dân trung hoa đối với nông thôn và những kết quả bước đầu (1978 2006) (Trang 102 - 105)

thôn Trung Quốc hiện nay

Thành công của cải cách kinh tế nông thôn ở Trung Quốc là rất lớn, song những khó khăn, thậm chí sai lầm cũng không nhỏ. Nguyên nhân của những khó khăn, sai lầm đó thể hiện ở tình thế lúng túng “tiến thoái lỡng nan” của Ban lãnh đạo trớc nhiều “quốc sách” cần phải lựa chọn. Mặc dù Trung Quốc xác định đi lên CNXH, nhng định nghĩa về CNXH là gì cha phải đã rõ ràng, việc phân biệt giữa CNXH kiểu cũ với CNXH đang thực hiện còn gây nhiều tranh cãi. Do đó việc sử

dụng kinh tế TBCN phục vụ cho CNXH ra sao để CNXH không bị biến chất, xử lí việc phát triển các thành phần kinh tế ra sao để bộ phận kinh tế nhà nớc vẫn giữ đ- ợc vai trò chủ thể của nền kinh tế… đều là những câu hỏi cha đợc giải đáp. Hơn nữa, một điểm yếu dễ nhận thấy của Ban lãnh đạo đối với cuộc cải cách này là tính thiếu triệt để, thiếu nhất quán. Mỗi lần “điều chỉnh” là một lần thay đổi, bổ sung các biện pháp, từ “nới lỏng” chuyển sang “thắt chặt”, rồi ngợc lại. Nhiều dự kiến đợc coi là “đột phá ,” “sáng tạo”, mới chỉ dừng lại ở văn bản và nghị quyết, không thể thực hiện đợc. Nhiều chính sách đợc thực hiện thì chỉ đợc triển khai nửa vời, nhiều kẻ hở, làm trầm trọng thêm sự trì trệ trong xã hội. Hiện nay, hai thể chế kinh tế mới và cũ đang cùng tồn tại ở Trung Quốc, chúng không hề bổ sung cho nhau mà đang giằng co nhau, cản trở nhau. Cái cũ cha mất đi, mà có lúc còn thắng thế; cái mới cha đứng vững, nhiều lúc còn bị đẩy lùi. Tính thiếu triệt để của cải cách kinh tế nói chung và kinh tế nông nghiệp, nông thôn nói riêng còn phụ thuộc rất lớn vào sự trì trệ của cải cách chính trị ở Trung Quốc. Nh nhiều nhân vật cao cấp Trung Quốc thừa nhận, chức năng chồng chéo của Đảng và chính quyền, bầu không khí thiếu dân chủ, bộ máy nhà nớc “béo phì và vô năng” đã cản trở tiến trình cải cách kinh tế sâu rộng hơn nữa trong nông nghiệp và nông thôn Trung Quốc [37; 193].

Ngoài ra, Trung Quốc còn có nhiều vấn đề khó khăn về mặt xã hội đặt ra, nh tệ tham nhũng, buôn lậu nghiêm trọng; sự chênh lệch về phát triển, thu nhập giữa các vùng và các tầng lớp xã hội đang mở rộng, trình độ giáo dục thấp kém, luật pháp không đủ và không nghiêm, môi trờng đạo đức bị ô nhiễm và bị phá hoại v.v… Mặc dù Trung Quốc trừng trị nghiêm khắc các tội phạm, nhng các tệ nạn không hề chấm dứt, bởi lẽ cơ sở của các tệ nạn đó nh chế độ đặc quyền đặc lợi cho một số ngời, một số cơ quan kinh tế vẫn tồn tại, quyền hành của những ngời phụ trách doanh nghiệp quá rộng rãi trong khi thiếu sự kiểm soát có hiệu lực, trình độ dân trí và chế độ dân chủ thấp. Hơn nữa, Trung Quốc tuy là một nớc rộng nhng tỷ lệ đất canh tác không lớn, nếu tính bình quân thì năm 2004 tổng diện tích trồng cây lơng thực là 101,61

triệu ha. Việc đầu t máy móc trang thiết bị vào nông nghiệp tuy đã đợc nhà nớc chú trọng song vẫn còn thiếu khá nhiều. ở những vùng cha phát triển nh ở khu vực miền núi phía Tây, thiếu hẳn các điều kiện khoa học kỹ thuật nên sản xuất nông nghiệp chủ yếu vẫn là thủ công, cha đáp ứng đợc các biện pháp tiên tiến vào sản xuất. Hiện nay, Trung Quốc sản xuất lơng thực vẫn áp dụng phơng thức kinh doanh sử dụng nhiều lao động, do đó, giá thành nông sản cũng khá cao. Điều này đang là một trở ngại đối với nền nông nghiệp Trung Quốc. Đồng thời, cho đến nay số lao động d thừa ở Trung Quốc vẫn ở mức độ cao, cung vợt quá cầu. Năm 2005, số ngời cần việc làm của các thành phố thị trấn là gần 24 triệu ngời. Tuy nền kinh tế vẫn duy trì đợc mức độ tăng trởng khá, khoảng 9,5%, nhng với kết cấu kinh tế nh hiện nay thì Trung Quốc chỉ có thể đáp ứng nhu cầu việc làm cho hơn 10 triệu ngời [44; 9]. Nh vậy, số ngời thiếu việc làm vẫn vào khoảng 14 triệu. Đồng thời một bộ phận lao động ở nông thôn do không có đất canh tác đã chuyển hớng vào thành phố tìm việc ngày càng tăng lên đến hàng trăm triệu ngời. Bên cạnh đó, do sự phát triển không cân bằng giữa các vùng miền tạo ra những khó khăn trong vấn đề giải quyết việc làm. Số ngời thất nghiệp của các ngành công nghiệp cũ ở miền Trung, miền Tây cần việc làm ngày càng tăng. Trong số những ng- ời đợc tái tạo việc làm hoặc tìm đợc việc làm có đến 1/3 tìm đợc những công việc thuộc về những ngành nghề không ổn định, mang tính chất thời vụ, linh động. Hơn nữa, một hiện tợng xuất hiện phổ biến trong xã hội Trung Quốc đó là sự mâu thuẫn trong kết cấu ngành nghề, có nghĩa là ngời lao động có tay nghề thấp lại chiếm tỷ lệ khá lớn, không có khả năng đáp ứng đợc những ngành nghề đòi hỏi phải có tay nghề cao. Do đó tỷ lệ thất nghiệp vẫn tiếp tục tăng. Sự chênh lệch về tỉ lệ thất nghiệp ở các vùng miền khác nhau cũng hết sức rõ rệt. Ngời lao động ở miền Trung và miền Tây đổ xô về miền Đông tìm việc làm, tạo nên những áp lực lớn cho sự phát triển kinh tế và ổn định xã hội của Trung Quốc. Vì vậy, việc nghiên cứu về cơ chế việc làm, đa ra các hình

thức nhằm hỗ trợ việc làm cho những ngời bị thất nghiệp đã và đang trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà lãnh đạo Trung Quốc.

Nhìn chung, nguyên nhân dẫn tới những hạn chế trong công cuộc cải cách nông nghiệp và nông thôn ở Trung Quốc là rất nhiều, trên đây chỉ là một số nguyên nhân cơ bản nhất đợc nêu ra, yêu cầu Đảng và Chính phủ Trung Quốc phải từng bớc khắc phục, nhằm đa công cuộc cải cách nông thôn tiếp tục phát triển.

Trong công cuộc cải cách mở cửa, Đảng và Chính phủ Trung Quốc đã vạch ra những chính sách cải cách rất thích hợp đối với nông thôn, đáp ứng với yêu cầu của xã hội. Kết quả thực tế cho thấy nền kinh tế nông nghiệp đã thu đợc nhiều thành tựu có tính chất đột phá, cuộc sống của ngời dân nông thôn đang có nhiều khởi sắc mới. Nhng bên cạnh đó, nông thôn Trung Quốc cũng còn gặp rất nhiều khó khăn và mâu thuẫn. Đây là những vấn đề chủ yếu đang đặt ra ở nông thôn Trung Quốc hiện nay, tìm hiểu và lý giải đợc các nguyên nhân này sẽ hiểu đợc tại sao trong công cuộc cải cách mở cửa vấn đề nông thôn lại đợc đặt lên vị trí hàng đầu. Và trong giai đoạn hiện nay khi Trung Quốc đang bớc vào xây dựng xã hội khá giả toàn diện thì nông thôn tiếp tục đợc đặt vào vị trí trọng tâm của toàn bộ công tác Đảng và chính quyền ở Trung Quốc.

Một phần của tài liệu Chính sách cải cách kinh tế của cộng hoà nhân dân trung hoa đối với nông thôn và những kết quả bước đầu (1978 2006) (Trang 102 - 105)