C. Minh chứng và nguồn minh chứng trong đánh giá, xếp loại giáo viên tiểu học
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ * Kết luận:
* Kết luận:
Đất nước ta đang trên đà phát triển. Sự nghiệp đổi mới đất nước mà Đảng ta đang khởi xướng và lãnh đạo thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Để đạt được mục tiêu lớn đó đòi hỏi phải có con người thực hiện. Nhân tố con người được đặt vào vị trí trung tâm của chiến lược kinh tế - xã hội, xây dựng và phát triển đất nước. Như vậy có nghĩa là sự phát triển nguồn lực con người quyết định sự phát triển xã hội. Đảng ta đã xác định đúng đắn đường lối phát triển đất nước phải “Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững”.
Cùng với khoa học công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là chìa khóa mở cửa vào tương lai, là động lực thúc đẩy, là điều kiện cơ bản để đảm bảo cho việc thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ đất nước. Coi trọng và đầu tư cho giáo dục là một trong những hướng chính của đầu tư phát triển đất nước. Phát triển giáo dục nhằm nâng cao trình độ dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo ra những người có kiến thức văn hóa, khoa học, có kỹ năng nghề nghiệp, lao động tự chủ, sáng tạo, có kỉ luật, giàu lòng nhân ái, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; sống lành mạnh; đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai. Muốn có được những con người như vậy, trước hết phải nói đến vai trò của đội ngũ cán bộ và giáo viên nói chung trong đó có đội ngũ cán bộ giáo viên tiểu học nói riêng. Họ là lực lượng quyết định chất lượng giáo dục của mình. Vì vậy việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Ngành GD&ĐT trong những năm gần đây xem công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ GV là một trong những mục tiêu quan trọng nhất. Trong thời gian
gần đây tuy đã có sự chuyển biến đáng kể trong công tác này nhưng trình độ chuyên môn của GV cả nước nói chung và GV Q5 nói riêng vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ những đòi hỏi ngày càng cao của xã hội.
Đề tài “Các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên Tiểu học Quận 5
Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2010-2015” nhằm khảo sát đội ngũ GV
tiểu học từ đó đề xuất các giải pháp và thử nghiệm tại các trường tiểu học trong Quận. Qua khảo sát thực trạng đội ngũ GVTH đề tài thấy rằng:
1. Cần xây dựng một đội ngũ GVTH đầy đủ về số lượng, phù hợp về cơ cấu, đảm bảo mạnh về chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và phẩm chất đạo đức tư tưởng.
2. Bồi dưỡng phương pháp giảng dạy cho đội ngũ GV bằng những việc làm thiết thực, cụ thể như đề tài đã nêu là một giải pháp khả thi nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ GVTH. Qua đợt thử nghiệm đã đem lại cho GVTH những hiểu biết nhất định về việc đổi mới phương pháp giảng dạy cùng với sự quan tâm đến các đối tượng học sinh ở các trình độ khác nhau. Đa số các thầy cô đã khắc phục được những nhược điểm của mình, áp dụng phương pháp mới, giảng dạy đạt kết quả tốt.
3. Muốn nâng cao chất lượng giáo dục Q5 cần xây dựng khối cộng đồng giáo dục: Nhà trường – Gia đình – Xã hội, hỗ trợ tạo điều kiện cho đội ngũ GV thực hiện được nhiệm vụ được giao.
4. Cần tăng cường thiết bị phục vụ cho việc dạy học. Đặc biệt đầu tư máy móc, trang thiết bị hiện đại tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ GV truy cập tài liệu, thông tin và áp dụng phương pháp dạy học tích cực có sự hỗ trợ của CNTT.
5. Khuyến khích động viên đội ngũ GV thực hiện tốt. Tạo điều kiện cho đội ngũ GV nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Hạn chế những công
việc hành chính và những quy định gò bó khiến GV không phát huy được khả năng sáng tạo.
Để giúp họ có điều kiện hoàn thành tốt trọng trách này, trước hết Đảng và Nhà nước phải có những chủ trương, chính sách cụ thể, thiết thực nhằm động viên họ cả về vật chất lẫn tinh thần để họ toàn tâm, toàn lực vì sự nghiệp giáo dục.Thực hiện những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, ngành giáo dục cần có kế hoạch rà soát, thanh lọc và giải quyết các chế độ chính sách phù hợp để đội ngũ giáo viên thật sự là những người tiên phong, những tấm gương sáng, xứng đáng với sự kính trọng của toàn xã hội, những người được cả xã hội gọi là “Thầy”.
Đối với nhà trường mà trước hết là tập thể lãnh đạo nhà trường cần phải có kế hoạch cụ thể , phù hợp để sắp xếp tạo mọi điều kiện cho đội ngũ thầy cô giáo được tham gia bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và nâng cao chất lượng giảng dạy.
* Kiến nghị:
Mặc dù trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách đầu tư cho Giáo dục và Đào tạo cả nước, đặc biệt là chế độ tiền lương và phụ cấp ngành nghề, khu vực. Nhưng hiện nay điều kiện của đội ngũ thầy cô giáo nói chung và thầy cô giáo tiểu học nói riêng vẫn còn chưa đáp ứng được nhu cầu, nhất là ở các vùng có điều kiện kinh tế khó khăn. Bởi vậy chất lượng giảng dạy tuy có được nâng lên nhưng cũng chưa ngang tầm thời đại. Với khuôn khổ hạn hẹp của bài viết, tôi cũng mạnh dạn có những kiến nghị sau đây với các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính quyền địa phương và ngành giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên nhà trường:
- Đảng và Nhà nước cần đầu tư ngân sách nhiều hơn nữa để ngành giáo dục có điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Bên cạnh đó cũng
cần phải có những biện pháp cụ thể để kiểm tra việc thực hiện ngân sách được giao đối với ngành giáo dục để việc sử dụng ngân sách mang lại hiệu quả cao nhất.
- Ngành giáo dục cần xây dựng những tiêu chuẩn để tuyển chọn đội ngũ nhà giáo, nhất là đối với bậc tiểu học. Để đội ngũ nhà giáo thực sự là những con người vừa “hồng” vừa “chuyên”, những người đẹp cả hình thức lẫn tâm hồn để xứng đáng là bậc “Thầy” mà xã hội đã tôn trọng trao cho.
- Bộ giáo dục và Đào tạo cần chỉ đạo thực hiện các tiêu chí đánh giá xếp loại giáo viên đã ban hành: Quyết định số 14/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 04/5/2007, đồng thời đối với cán bộ quản lý tiểu học cần hoàn thiện và đưa vào áp dụng các tiêu chuẩn đối với người cán bộ quản lý để cán bộ, giáo viên cơ sở phấn đấu thực hiện.
- Chính quyền địa phương các cấp cần quan tâm hơn nữa đến giáo dục, tuyên truyền rộng rãi đến nhân dân để họ nhận thức đúng vị trí, vai trò của giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời lãnh đạo chỉ đạo làm tốt hơn nữa công tác xã hội hóa giáo dục ở địa phương mình để giúp các nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Các tổ chức đoàn thể xã hội, mỗi phụ huynh học sinh cần quan tâm chung tay, chung sức cùng nhà trường phối kết hợp nhịp nhàng trong việc động viên, giáo dục con em mình ra sức học tập sáng tạo vì tương lai của chính bản thân và của cả cộng đồng.