Định hướng phát triển giáo dục tiểu học của Quận 5 đến năm 2020 1 Phương hướng

Một phần của tài liệu Các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học ở quận 5 TP hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 39 - 45)

1.7.2.1. Phương hướng

Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ nhà trường, trong những năm học tiếp theo đến 2020 tiếp tục phấn đấu nâng dần chất lượng đội ngũ về mọi mặt, hướng tới phát triển ít nhất có 1 trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn I vào năm 2015.

Tiếp tục triển khai cuộc vận động: “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” lồng ghép với cuộc vận động: “ Nói không với tiêu

cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, cuộc vận động: “ Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

Tập trung chỉ đạo việc quản lý, tổ chức dạy học và đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức kỹ năng; tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học; thực hiện dạy tích hợp các môn học; đổi mới đánh giá xếp loại học sinh; chú trọng giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý; tiếp tục tổ chức đánh giá sự phù hợp của chương trình, sách giáo khoa cấp tiểu học.

1.7.2.2. Mục tiêu

Chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên của các trường phải đạt được mức chất lượng tối thiểu theo quy định của ngành giáo dục đề ra.

* Về chuyên môn nghiệp vụ quản lý:

Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng phải có trình độ trên chuẩn (trình độ cử nhân khoa học về sư phạm tiểu học). Đồng thời phải qua lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục và hoàn thành chương trình Trung cấp Lý luận chính trị. Phải am hiểu và có trình độ hiểu biết nhất định về tâm lý, nghệ thuật của người lãnh đạo quản lý. Phải thường xuyên trau dồi đạo đức cách mạng, có tâm huyết với ngành nghề để luôn là người có phẩm chất đạo đức trong sáng, lối sống, phong cách người lãnh đạo chuẩn mực.Có như vậy mới luôn được cán bộ, giáo viên, nhân dân, chính quyền địa phương tín nhiệm về chính trị, đạo đức và chuyên môn nghiệp vụ.

* Về thực hiện các nhiệm vụ quản lý

Xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn để nhằm mục tiêu phát triển bền vững nhà trường. Đồng thời từng năm học, cần xây dựng kế hoạch cụ thể từng thời kỳ hướng đến mục tiêu trung hạn và dài hạn sao cho mang tính khả thi cao.Quan tâm đầu tư chỉ đạo thực hiện kế hoạch đã xây dựng nhằm mang

lại hiệu quả cao nhất. Đầu tư vào các hoạt động chuyên môn: thao giảng, dự giờ, sử dụng tốt đồ dùng dạy học, áp dụng khoa học công nghệ, tin học vào soạn giảng, đúc rút tổng kết viết sáng kiến kinh nghiệm…; thường xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên môn sát thực tế để đồng nghiệp trao đổi kinh nghiệm, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ từ đó nâng dần chất lượng giảng dạy của nhà trường.

Tham mưu nâng cấp về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy.

Làm tốt công tác lưu trữ hồ sơ, đảm bảo tốt việc theo dõi số lượng, chất lượng học sinh từng năm học và nhiều năm học. Quản lý tốt cơ sở, trang thiết bị của nhà trường vì đó là phương tiện không thể thiếu để thực hiện nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ.

Công tác quản lý phải thực hiện nguyên tắc tập trung - dân chủ trong lãnh đạo, chỉ đạo; thực hiện công khai tài chính đảm bảo luôn minh bạch, trong sáng.

* Về đội ngũ giáo viên

Cố gắng đạt 100% trình độ chuẩn và trên chuẩn, nâng cao chất lượng giảng dạy, mỗi thầy cô giáo cần nghiêm chỉnh soi mình vào chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học (Quyết định số 14/2007/BGD&ĐT ngày 04 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo) làm thước đo để phấn đấu đạt chuẩn.

Toàn bộ đội ngũ giáo viên của trường cần tích cực và nhanh chóng học vi tính để có kỹ năng sử dụng vi tính trong công tác soạn, giảng.

Mỗi CB-GV phải nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác, có lối sống trung thực, lành mạnh, có tinh thần đoàn kết, hợp tác, có quan hệ tốt với gia đình học sinh và cộng đồng; cương quyết không để vi phạm tư cách đạo

đức, lối sống gây ảnh hưởng đến đạo đức người thầy làm giảm sút lòng tin của nhân dân.

Tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng nhằm nâng cao tay nghề, bồi dưỡng về lý luận chính trị Mác-Lênin, tích cực “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

Mỗi giáo viên phải nghiêm túc trong giảng dạy và thực hiện đúng chương trình và kế hoạch dạy học, tăng cường đầu tư cải tiến phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh. Có tinh thần hợp tác giữa các đồng nghiệp để cùng nhau tiến bộ.

Mỗi giáo viên đều phải đối xử công bằng đối với học sinh, đánh giá khách quan kết quả học tập, tu dưỡng của học sinh.

Giáo viên phải xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh khá giỏi và kế hoạch phụ đạo học sinh yếu nhằm không ngừng nâng cao chất lượng học sinh.

* Về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học

Tiếp tục đầu tư thêm máy vi tính phục vụ cho công tác soạn giảng, cho phòng máy vi tính để dạy môn tự chọn cho học sinh. Tham mưu với lãnh đạo địa phương, lãnh đạo ngành xây dựng thêm các phòng chức năng: phòng nghe nhìn, phòng thư viện,… nhằm phấn đấu cho học sinh có được môi trường học tốt nhất.

Đầu tư mua sắm thêm trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy. Tiếp tục đầu tư cho thư viện cơ bản đủ thiết bị dạy học dùng chung của bậc học, tăng cường thêm số lượng các đầu sách giáo khoa, sách giáo viên và sách tham khảo khác để phục vụ giáo viên và học sinh. Đảm bảo tất cả học sinh đều có đủ sách giáo khoa và đồ dùng tối thiểu để học tập.

* Về công tác xã hội hóa giáo dục:

Làm tốt công tác phối hợp với chính quyền địa phương để thực hiện công tác giáo dục đồng thời tham mưu với hội đồng giáo dục xã hội tích cực

huy động sức đóng góp tự nguyện của phụ huynh để tu sửa, làm mới một số công trình nhằm làm khang trang dần cảnh quan môi trường sư phạm nhà trường, đồng thời tăng cường công tác bảo vệ cơ sở vật chất trang thiết bị của nhà trường giữ gìn môi trường xanh - sạch - đẹp.

* Về chất lượng giáo dục:

Đầu tư nhiều hơn nữa cho công tác giảng dạy lớp đảm bảo phù hợp với từng đối tượng học sinh, kiên quyết không để một học sinh nào đứng ngoài lề học tập. Phấn đấu 100% học sinh đều “được học và học được”. Đảm bảo học sinh đạt được yêu cầu cơ bản của từng môn học. Thực hiện kiểm tra, đánh giá học sinh đúng thực chất, kiên quyết chống bệnh thành tích và vi phạm trong thi cử.

Chỉ đạo thực hiện các hoạt động ngoài giờ lên lớp sao cho phong phú, hấp dẫn, thiết thực nhằm thu hút được các em học sinh ham thích đến trường. Tổ chức điều tra để phổ cập đúng độ tuổi, huy động triệt để học sinh trong độ tuổi tiểu học đến trường và học hết lớp, hết cấp, không để có bất kì một trường hợp nào học sinh bỏ học giữa chừng.

Hàng năm, phấn đấu đạt tỷ lệ lên lớp 97% trở lên, trong đó tỷ lệ học sinh khá giỏi từ 45 đến 50% ; hạnh kiểm tốt (thực hiện đầy đủ) 97% trở lên; tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình Tiểu học (tốt nghiệp lớp 5) đạt 98 – 100%.

Kết luận chương 1.

Phát triển đội ngũ giáo viên nói chung và phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học nói riêng trong giai đoạn hiện nay ở mỗi vùng miền của đất nước là việc làm hết sức quan trọng. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Vì vậy việc phân tích, hệ thống hóa một số vấn đề chủ yếu về lý luận có liên quan đến giáo dục, đến phát triển đội ngũ giáo viên nói chung và đội ngũ giáo viên tiểu học nói riêng

làm cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu đã được tác giả trình bày tại chương 1 của luận văn. Tại đây, các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài đã được xác định làm sáng rõ nội hàm và ngoại diên của chúng. Một số lý luận cần thiết cho đề tài đã được trình bày, phân tích và hệ thống hóa đầy đủ, trong đó phải kể đến những nội dung như: Các quan điểm về phát triển đội ngũ giáo viên Tiểu học; nội dung phát triển đội ngũ giáo viên Tiểu học; Các yêu cầu cơ bản của chuẩn giáo viên Tiểu học; Tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch giáo viên tiểu học, v.v…

Các khái niệm cơ bản của đề tài, và những lý thuyết chủ yếu liên quan đến đề tài làm cơ sở lý luận để tiếp tục nghiên cứu đề tài, cùng với cơ sở thực tiễn tại chương 2, cho phép tác giả xây dựng nên một hệ thống giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học ở quận 5 thành phố Hồ Chí Minh có tính khoa học, thực tiễn và khả thi.

CHƯƠNG II

Một phần của tài liệu Các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học ở quận 5 TP hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 39 - 45)