Bước 3: Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho GV.

Một phần của tài liệu Các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học ở quận 5 TP hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 82 - 84)

Tăng cường công tác thăm lớp, dự giờ với nhiều hình thức khác nhau để nâng dần hiệu quả các tiết dạy trên lớp như thao giảng định kì theo tổ, dự giờ đột xuất. đảm bảo mỗi giáo viên phải được dự giờ ít nhất 4 tiết/ 1 học kì. Lưu ý mỗi tiết dạy phải có sự góp ý cụ thể, xếp loại một cách khách quan để GV qua đó tự điều chỉnh mình, có hướng phấn đấu vươn lên.

Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn theo tổ khối, trường, cụm ….Trên cơ sở các buổi sinh hoạt chuyên môn cũng như nhu cầu của GV từng trường mà quản lý các trường.

* Xây dựng và hoàn thiện quy chế đánh giá, xếp loại GV theo chuẩn nghề nghiệp GVTH

Hiện nay, Bộ GD&ĐT đã ban hành các quy chế đánh giá, xếp loại chuyên môn nghiệp vụ đối với GVTH theo chuẩn nghề nghiệp GVTH. Về cơ bản các quy chế này đã đáp ứng được yêu cầu đánh giá, xếp loại GV. Tuy nhiên cần phải bổ sung vào căn cứ đánh giá những nội dung hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của GV mà các bản quy chế còn chưa đề cập tới hoặc đã đề cập nhưng chưa đầy đủ như sinh hoạt chuyên môn, nghiên cứu khoa học giáo dục, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng…… Ngoài ra cũng cần đưa thêm các tiêu chí đánh giá vào từng nội dung hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của GV cho phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy học ở bậc tiểu học.

Để việc đánh giá, xếp loại chuyên môn nghiệp vụ của GV chính xác, khách quan và thuận tiện, các tiêu chí đưa ra phải cụ thể, tường minh. Kèm

theo mỗi tiêu chí cần có những minh chứng có thể đo, đếm, định lượng được. Đánh giá một tiết dạy của GVTH đòi hỏi phải đánh giá toàn diện trên cơ sở chuẩn GVTH, nghĩa là đánh giá ở tất cả các lĩnh vực: Kiến thức - Kĩ năng sư phạm – Thái độ sư phạm – Hiệu quả.

Mặt khác cũng căn cứ vào điều kiện cụ thể về đối tượng học tập, về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đội ngũ GV….theo đặc điểm thực tiễn của trường, của địa phương để có sự đánh giá tiết dạy phù hợp, xét cả quá trình và hệ thống các các mối quan hệ tác động đến chất lượng giờ dạy của GV. Mục đích của đánh giá tiết dạy không nên nặng nề về xếp loại, mà chủ yếu giúp đỡ, tư vấn và thúc đẩy hoạt động dạy học của GV, qua đó GV xác định được nhu cầu bồi dưỡng để nâng cao trình độ của mình.

Khi đánh giá GVTH cần bám sát các tiêu chí đã xây dựng trong phiếu đánh giá tiết dạy. Sử dụng các đánh giá dựa vào cả định tính và định lượng với tinh thần khách quan và dân chủ.

Phiếu đánh giá tiết dạy ở bậc tiểu học đã được xác định với cả 4 lĩnh vực: Kiến thức - Kĩ năng sư phạm – Thái độ sư phạm – Hiệu quả.

Với 4 loại: Tốt, khá, trung bình, yếu. Căn cứ vào số điểm đạt được. Các tiêu chí cụ thể của từng lĩnh vực như sau:

I.KIẾN THỨC ( 5 điểm )

1.1.Xác định được vị trí, mục tiêu,chuẩn kiến thức và kĩ năng, nội dung cơ bản, trọng tâm của bài dạy.

1.2. Giảng dạy kiến thức cơ bản chính xác, có hệ thống.

1.3. Nội dung dạy học đảm bảo giáo dục toàn diện (về thái độ, tình cảm, thẩm mĩ).

1.4. Khai thác nội dung dạy học nhằm phát triển năng lực học tập của học sinh.

1.5. Nội dung dạy học phù hợp tâm lí lứa tuổi, tác động tới các đối tượng, kể cả học sinh khuyết tật, học sinh lớp ghép ( nếu có) .

1.6 Nội dung dạy học cập nhật những vấn đề xã hội, nhân văn gắn với thực tế, đời sống xung quanh của học sinh.

Một phần của tài liệu Các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học ở quận 5 TP hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w