Hệ thống kế toán chi phí

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty TNHH quốc tế bogo (Trang 29 - 32)

6. Nội Dung Nghiên Cứu

1.1.5.3Hệ thống kế toán chi phí

Có rất nhiều quan niệm khác nhau về chi phí. Theo quan niệm của các nhà kinh tế học phƣơng Tây: “Chi phí là sự hy sinh các nguồn lực để đạt mục tiêu xác định”

Theo Lý luận giá trị lao động của Mác, chi phí là biểu hiện bằng tiền của những hao phí lao động trong quá trình sản xuất.

Theo quan điểm kế toán Pháp, chi phí là số tiền doanh nghiệp bỏ ra để mua các yếu tố cần thiết để tạo ra sản phẩm mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.

Theo quan điểm kế toán Mỹ, chi phí là sự tiêu dụng tài sản cho hoạt động kinh doanh. Chi phí làm giảm vốn của chủ sở hữu.

Ở nƣớc ta, chi phí là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dƣới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản, hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu.

Có nhiều tiêu thức phân loại chi phí, cụ thể nhƣ sau:

o Phân loại theo mối quan hệ với báo cáo tài chính có: chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ.

+ Chi phí sản phẩm là những chi phí liên quan trực tiếp đến những đơn vị sản phẩm đƣợc sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất hoặc đơn vị hàng hóa đƣợc mua vào ở doanh nghiệp thƣơng mại.

+ Chi phí thời kỳ là những chi phí đƣợc xác định ngay khi nó phát sinh, nó không bao giờ có số dƣ vào cuối kỳ, bởi vì nó đƣợc kết chuyển toàn bộ để xác định kết quả kinh doanh.

o Phân loại theo mối quan hệ đối tượng chi phí có: Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp.

+ Chi phí trực tiếp là chi phí có mối quan hệ trực tiếp với đối tƣợng chịu chi phí mà kế toán có thể xác định đƣợc ngay từ khi nó phát sinh. Căn cứ vào chứng từ ban đầu kế toán có thể tập hợp đƣợc chi phí cho từng đối tƣợng.

+ Chi phí gián tiếp là chi phí liên quan đến nhiều đối tƣợng. Khi tính vào một đối tƣợng nào đó kế toán phải phân bổ theo một tiêu thức nào đó.

o Phân loại theo cách ứng xử của hoạt động có: biến phí, định phí, chi phí hỗn hợp

+ Biến phí là loại chi phí thay đổi về tổng số khi qui mô hoạt động thay đổi trong phạm vi phù hợp. Đặc điểm của loại chi phí này là khi hoạt động sản xuất kinh doanh không diễn ra thì chi phí bằng không, qui mô hoạt động càng lớn thì tổng biến phí càng lớn.

+ Định phí là loại chi phí không thay đổi về mặt tổng số qui mô hoạt động thay đổi trong phạm vi phù hợp. Nhìn chung những chi phí phát sinh đều theo thời gian, không phụ thuôc vào qui mô hoạt động thì đƣợc nhận diện là chi phí. Phạm vi phù hợp của định phí là phạm vi về qui mô hoạt động mà tại đó tổng định phí không thay đổi. Tuy nhiên, khi qui mô hoạt động thay đổi ở một ngƣỡng nào đó nó có thể làm định phí thay đổi.

Định phí trong doanh nghiệp cũng đa dạng và phong phú có thể chia thành hai dạng cơ bản đó là định phí bộ phận và định phí chung.

 Định phí bộ phận: thƣờng gắn với sự tồn tại và phát sinh của các bộ phận trong một tổ chức hoạt động. Khi bộ phận trong tổ chức hoạt động không tồn tại thì định phí đó cũng không tồn tại, nhƣ chi phí khấu hao tài sản cố định theo phƣơng pháp bình quân, tiền thuê mặt bằng nhà xƣởng hàng tháng…

 Định phí chung: hay còn gọi là định phí bắt buộc của một hoạt đó là một định phí thƣờng liên quan đến cơ sở hạ tầng của một doanh nghiệp, khi một bộ phận trong tổ chức hoạt động không tồn tại thì định phí chung vẫn phát sinh, nhƣ tiền thuê văn phòng của công ty, chi phí quảng cáo thƣơng hiệu của công ty.

+ Chi phí hỗn hợp là những chi phí bao gồm hỗn hợp cả biến phí và định phí. Ở một mức độ hoạt động nào đó, chi phí hỗn hợp là định phí, thể hiện đặc điểm của định phí, ở một mức độ hoạt động khác nó có thể bao gổm cả biến phí và định phí, mang đặc điểm của biến phí và định phí.

o Các nhận diện khác về chi phí

+ Chi phí kiểm soát đƣợc và chi phí không kiểm soát đƣợc: chi phí kiểm soát đƣợc đối với một cấp quản lý là những chi phí do cấp đó ra quyết định. Những chi phí nằm ngoài quyền quyết định của một cấp quản lý gọi là chi phí không kiểm soát đƣợc.

+ Chi phí chênh lệch: Trƣớc khi ra quyết định nhà quản lý phải so sánh nhiều phƣơng án khác nhau. Mỗi phƣơng án sẽ có một số chi phí liên quan và chúng sẽ đƣợc đem so sánh với chi phí của các phƣơng án khác. Có một số chi phí hiện diện trong phƣơng án này nhƣng lại hiện diện một phần hoặc không hiện diện trong phƣơng án khác, các loại chi phí này gọi là chi phí chênh lệch. Chi phí chênh lệch có thể tăng hoặc có thể giảm. Khái niệm chi phí này cũng thƣờng đƣợc dùng để phân tích, lựa chọn phƣơng án tốt nhất.

+ Chi phí cơ hội: là chi phí bị mất đi khi chọn phƣơng án này thay cho phƣơng án khác.

+ Chi phí chìm: là những chi phí phát sinh trong quá khứ mà doanh nghiệp phải chịu và vẫn còn phải chịu trong tƣơng lai bất kể doanh nghiệp lựa chọn phƣơng kinh doanh án nào.

+ Chi phí biên tế: là chi phí phải bỏ thêm khi sản xuất thêm một sản phẩm. Chi phí tăng lên khi qui mô hoạt động tăng lên. Khái niệm chi phí thƣờng đƣợc sử dụng trong việc xem xét có nên mở rộng qui mô hoạt động hay không.

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty TNHH quốc tế bogo (Trang 29 - 32)