Kế toán trách nhiệm

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty TNHH quốc tế bogo (Trang 28 - 29)

6. Nội Dung Nghiên Cứu

1.1.5.2 Kế toán trách nhiệm

Theo James R. Martin, “Kế toán trách nhiệm là một hệ thống cung cấp các thông tin về kết quả và hiệu quả hoạt động của các bộ phận bên trong một doanh nghiệp; là công cụ đo lƣờng; đánh giá hoạt động của các bộ phận có liên quan đến hoạt động đầu tƣ, doanh thu, chi phí và lợi nhuận mà mỗi bộ phận có quyền kiểm soát và chịu trách nhiệm tƣơng ứng.”…[7]

Kế toán trách nhiệm bao gồm ba thành tố chính là con ngƣời, sự phân cấp quản lý và các quy trình gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Sự vận hành của ba thành tố này tạo ra kết quả của kế toán trách nhiệm. Nhƣ vậy, kế toán trách nhiệm có thể đƣợc diễn giải trên ba mặt sau:

- Kế toán trách nhiệm là một bộ phận cấu thành kế toán quản trị thông qua sự phân quyền theo cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp. Sự phân quyền này gắn chặt với trách nhiệm của từng cá nhân, từng bộ phận trong tổ chức theo những quy trình nghiệp vụ cụ thể.

- Kế toán trách nhiệm là một hệ thống cung cấp thông tin đánh giá kết quả hoạt động của từng cá nhân, từng bộ phận trong doanh nghiệp và của toàn thể doanh nghiệp nhằm tối đa hóa kết quả hoạt động kinh doanh hoặc tối ƣu hóa các quy trình nghiệp vụ và hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Kế toán trách nhiệm là một hệ thống trách nhiệm đƣợc thiết kế phù hợp theo từng cơ cấu tổ chức ứng với đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp, môi trƣờng tổ chức hoạt động, mục tiêu, sứ mệnh và các thang giá trị của tổ chức.

Trung tâm chi phí.

Trung tâm chi phí là một bộ phận mà các nhà quản trị của nó chỉ có quyền ra quyết định đối với chi phí phát sinh trong bộ phận đó.

Thành quả của các trung tâm chi phí thƣờng đƣợc đánh giá bằng việc so sánh chi phí thực tế với chi phí dự toán và phân tích các chênh lệch phát sinh.

Trung tâm doanh thu

Trung tâm doanh thu là một bộ phận mà các nhà quản trị của nó chỉ đƣợc quyền ra quyết định đối với doanh thu phát sinh trong bộ phận đó.

Thành quả của các trung tâm doanh thu thƣờng đƣợc đánh giá bằng việc so sánh doanh thu thực tế với doanh thu dự toán và phân tích các chênh lệch phát sinh.

Trung tâm lợi nhuận là một bộ phận mà các nhà quản trị của nó chỉ đƣợc quyền ra quyết định đối với lợi nhuận đạt đƣợc trong bộ phận đó.

Do lợi nhuận bằng doanh thu trừ chi phí, nên các nhà quản trị của các trung tâm lợi nhuận có trách nhiệm cả doanh thu và chi phí phát sinh ở bộ phận đó.

Thành quả của các trung tâm lợi nhuận thƣờng đƣợc đánh giá bằng việc so sánh các dữ liệu trên báo cáo kết quả kinh doanh dự toán tổng thể và dự toán linh hoạt.

Trung tâm đầu tƣ

Trung tâm đầu tƣ là một bộ phận mà các nhà quản trị của nó đƣợc quyền ra quyết định đối với lợi nhuận và vốn đầu tƣ của đơn vị đó.

Thành quả của các trung tâm đầu tƣ thƣờng đƣợc đánh giá bằng việc sử dụng các thƣớc đo:

- Tỷ lệ hoàn vốn đầu tƣ (ROI)

- Lợi nhuận còn lại (RI)

Cơ cấu tổ chức và đánh giá thành quả:

Cơ cấu tổ chức của một công ty cho thấy quyền hạn của các nhà quản trị ở công ty đó, nó phản ánh sinh động cấp bậc trách nhiệm đối với mục đích kiểm soát thành quả quản lý của một tổ chức.

Trong hệ thống kế toán trách nhiệm, một mạng lƣới thông tin đƣợc thiết lập trong một tổ chức thu thập và báo cáo các thông tin về hoạt động của từng trung tâm trách nhiệm. Hệ thống kế toán trách nhiệm đƣợc sử dụng để lập các dự toán theo từng trung tâm trách nhiệm và các báo cáo về kết quả thực hiện theo từng trung tâm trách nhiệm. Các báo cáo này đƣợc thiết kế để đáp ứng nhu cầu thông tin riêng biệt của từng nhà quản trị.

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty TNHH quốc tế bogo (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)