Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ làm

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đại á (Trang 27)

chẽ, phát hiện sớm các dấu hiệu phát sinh nợ nhóm 2, nợ xấu cũng như tăng cường công tác quản lý danh mục tín dụng, không tập trung cho vay vào một nhóm khách hàng, một nhóm ngành hàng có rủi ro cao nên nợ quá hạn và nợ xấu của chi nhánh ngày một giảm rõ rệt.

Quán triệt tư tưởng về quản lý rủi ro tín dụng đến các Phó giám đốc, các Trưởng phó phòng kinh doanh và cụ thể chi tiết đến từng cán bộ làm công tác thẩm định và quyết định cho vay. Trong đó, Ban giám đốc là người đầu tiên thể hiện tư tưởng này bằng cách chấp hành đúng chỉ đạo về quản lý rủi ro tín dụng. Ban giám đốc chỉ xem xét cho vay khi khách hàng đảm bảo được các nguyên tắc cấp tín dụng và tuân thủ các điều kiện cấp tín dụng, không cho vay trong khi quá lệ thuộc vào giá trị tài sản bảo đảm tiền vay mà không chú trọng phương án kinh doanh của khách hàng. Ban giám đốc chi nhánh nghiêm khắc xử lý các trường hợp vi phạm quy trình, quy định hoặc cố ý lách quy trình vì mục đích trục lợi cá nhân.

1.3.2. Đối với công tác nhân sự

Từ cuối năm 2008, cơ cấu nhân sự của Ngân hàng TMCP Đại Á có nhiều thay đổi theo hướng bổ nhiệm những người có kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cũng như đáp ứng được tiêu chuẩn đạo đức của người làm công tác tín dụng vào các vị trí chủ chốt. Tiêu chí đạo đức được đặt ra là một trong những tiêu chí quan trọng hàng đầu trong tuyển chọn nhân sự vào bộ phận kinh doanh (phòng tín dụng) để hạn chế phần nào rủi ro đạo đức, tránh được tình trạng trình độ của lãnh đạo cấp tín dụng yếu kém nên không đánh giá được tính khả thi của phương án, không kiểm soát được hoạt động tín dụng hằng ngày cũng như triển khai các nhiệm vụ kinh doanh được giao.

1.3.3. Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ làm công tác tín dụng dụng

Giám đốc chi nhánh thường xuyên tổ chức các lớp học, thảo luận, trao đổi về quy trình, quy định của Ngân hàng TMCP Đại Á trong quá trình cấp tín dụng, kiểm tra nghiệp vụ với mục đích cập nhập kiến thức và nâng cao trình độ chuyên môn của

nhân viên đáp ứng được yêu cầu phát triển chung của ngành ngân hàng. Giám đốc chi nhánh có các chế độ động viên khuyến khích cả về vật chất lẫn tinh thần đến người lao động trong việc học tập nâng cao nghiệp vụ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 là chương nói về cơ sở lý luận chung về TDNH và RRTD Ngân hàng. Cơ sở lý luận này là kiến thức nền tảng để phân tích sâu hơn thực trạng tín dụng và RRTD tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Á. Do đó, trong chương một, phần TDNH tác giả chỉ giới thiệu các khái niệm, vai trò, chức năng của tín dụng nhưng không đi sâu vào cơ sở lý luận của phần này. Phần RRTD là phần cốt lõi trong chương một, tác giả đã tập trung vào các vấn đề khái niệm, phân loại, hậu quả của RRTD, đồng thời đưa cơ sở lý luận để phân tích nguyên nhân dẫn đến RRTD như sử dụng các mô hình để đo lường và lượng hóa RRTD. Trên cơ sở phân tích và đánh giá được RRTD rồi thì đó chính là nền tảng để có các giải pháp quản lý RRTD hiệu quả.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG, RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI Á 2.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI Á.

2.1.1. Giới thiệu chung

Ngân hàng TMCPNT Đại Á (DaiA bank) được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 30/07/1993 theo giấy phép số 0036/NH-GP do thống đốc ngân hàng nhà nước cấp ngày 23/06/1993, là ngân hàng cổ phần đầu tiên hoạt động tại địa bàn tỉnh Đồng Nai. Đại Á Ngân hàng chính thức chuyển đổi mô hình hoạt động từ ngân hàng TMCP nông thôn sang mô hình đô thị vào ngày 11/10/2007. Trong giai đoạn tới, DaiA bank sẽ tập trung vào việc tái cấu trúc và hiện đại hóa ngân hàng, phát triển kênh phân phối sản phẩm, hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng.

+ Vốn điều lệ: tính đến 31/12/2010: vốn điều lệ đạt 3.100 tỷ VNĐ.

+ Nhân sự: 1.073 người (tính đến thời điểm tháng 10/2011), trong đó trình

độ đại học và trên đại học chiếm 61%.

+ Mạng lưới hoạt động:

Gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 9 chi nhánh và 43 Phòng giao dịch, 1 QTK trực thuộc . Phân bố chi tiết như sau:

* Đồng Nai: 1 Hội Sở, 1 Sở giao dịch, 5 Chi nhánh. * TP.Hồ Chí Minh: 1 Chi nhánh.

* Hà Nội: 1 Chi nhánh * Bình Dương: 1 Chi nhánh.

* Bà Rịa - Vũng Tàu: 1 Chi nhánh .

Dự kiến trong năm 2011 ĐAB sẽ thành lập thêm chi nhánh Hải Phòng, Nghệ An, Hàng Xanh, Thăng Long.

+ Chỉ tiêu cơ bản giai đoạn 2011-2015:

* 5 năm tới : Tốp 20 ngân hàng bán lẻ Việt Nam. Trở thành 1 ngân hàng hiện đại, khác biệt mấu chốt về chất lượng và dịch vụ với công nghệ tiên tiến, đầy

đủ những sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng hiện đại, mạng lưới hoạt động toan quốc.

* 10 năm tới : Top 10 ngân hàng bán lẻ Việt Nam. * Vồn điều lệ: 5.000 tỷ đồng vào cuối năm 2015 * Tổng tài sản: 80.000 tỷ đồng vào năm 2015 * Huy động vốn: 58.000 tỷ đồng vào năm 2015 * Cho vay: 29.000 tỷ đồng vào năm 2015

* Phát triển mạng lưới: tăng them 147 điểm giao dịch nâng thành 200 điểm giao dịch.

* Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ: ≤ 1% * Tỷ lệ an toàn vốn CAR: > 9% * Cổ tức: + Năm 2011: tối thiểu 10%

+ Năm 2012-2015: khoảng 12% -15% * Lợi nhuận trước thuế: 1.000 tỷ đồng

+ Những mục tiêu ĐAB hướng tới:

 Tăng lợi ích cổ đông

 Ổn định và phát triển môi trường làm việc cho nhân viên  Mang sự thuận lợi đến cho khách hàng

 Tuân thủ pháp luật trong kinh doanh.

Hội sở: 56-58 đường CMT8, phường Quyết Thắng, thành phố Biên Hòa, tỉnh Ðồng Nai Điện thoại: (061) 3846831 - 3941066 Fax: (061) 3842926 Email: info@daiabank.com.vn Website: www.daiabank.com.vn 2.1.2. Quá trình phát triển

Đại Á ngân hàng chính thức được Ngân hàng nhà nước cho phép chuyển đổi mô hình hoạt động từ Ngân hàng TMCP nông thôn lên thành Ngân hàng TMCP đô thị từ tháng 10 năm 2007. Đến nay, Đại Á Ngân hàng đã có hơn 1.073 cán bộ nhân viên, 54 điểm giao dịch, trong đó có 43PGD & QTK trực thuộc. Sở giao dịch, chi

nhánh, Phòng giao dịch thực hiện đầy đủ các sản phẩm dịch vụ ngân hàng chủ đạo như cho vay, huy động, dịch vụ chuyển tiền; dịch vụ ngân quỹ; dịch vụ bảo lãnh; đại lý bảo hiểm; đại lý thu đổi ngoại tệ; thẻ ATM...

Mở rộng mạng lưới hoạt động là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu của Ngân hàng TMCP Đại Á nhằm đưa các sản phẩm dịch vụ đến với khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tháng 5/2008, Đại Á khai trương chi nhánh tại TP.HCM và Hà Nội đánh dấu bước phát triển đầu tiên của ngân hàng này ra khỏi tỉnh nhà, mở đầu cho một giai đoạn phát triển mới.Liên tục trong nhiều năm qua, Đại Á Ngân hàng được NHNN xếp hạng A vì thành tích hoạt động kinh doanh hiệu quả trên địa bàn.

Trong nhiều năm qua, Đại Á Ngân hàng luôn đáp ứng nhu cầu tài chính ngân hàng đa dạng cho người dân trên địa bàn. Bên cạnh việc chú trọng triển khai các sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống như: cho vay mua nhà, bất động sản; huy động tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán bằng VNĐ, vàng, đại lý thu đổi ngoại tệ; cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức, cá nhân đặc biệt chú trọng đến đối tượng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ; thực hiện các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, chi trả, thu tiền mặt…

* Lịch sử phát triển.

Năm 1993:

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nông thôn Đại Á (Đại Á Ngân hàng) được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 30/07/1993 với vốn điều lệ ban đầu 1 tỷ đồng.

Năm 2001:

* Sáp nhập Quỹ tín dụng Quang Vinh vào Đại Á Ngân hàng, tăng vốn điều lệ lên 8 tỷ đồng

Năm 2002:

* Tăng vốn điều lệ lên16 tỷ đồng.

* Tăng vốn điều lệ lên 25 tỷ đồng thuộc sở hữu của 70 cổ đông, trong đó có 02 cổ đông pháp nhân là Ngân hàng Đầu tư phát triển Chi nhánh Tỉnh Đồng Nai và Công ty Tín Nghĩa.

* Đại Á Ngân hàng khá thành công trong lĩnh vực tài trợ vốn cho các hộ dân doanh (sản xuất, thương mại, dịch vụ, nông nghiệp), doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt cho vay tiêu dùng, xây dựng và sửa chữa nhà ở.

* Đầu tư mua sắm toàn bộ trụ sở làm việc: Hội sở chính, chi nhánh Quang Vinh, chi nhánh Long Khánh, chi nhánh Hố Nai, chi nhánh Tam Hiệp, chi nhánh Trảng Bom, phòng giao dịch Tam Phước.

* Tháng 07 năm 2003: khai trương Phòng giao dịch Tam Phước tại huyện Long Thành.

Năm 2004:

* Tăng vốn điều lệ lên 42 tỷ đồng với 73 cổ đông.

* Ngân hàng Đầu tư Phát triển Chi nhánh Đồng Nai liên kết hỗ trợ Đại Á Ngân hàng trong lĩnh vực: phát triển dịch vụ, công nghệ thông tin, nâng cao nghiệp vụ, cấp tín dụng.

* Tháng 05 năm 2004: tham gia dự án Tài chính Nông thôn II do Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA) tài trợ.

Năm 2005:

* Tháng 03 năm 2005: khai trương chi nhánh Trảng Bom.

Năm 2006:

* Ngày 31/12/2006: tăng vốn điều lệ lên 500 tỷ đồng

Năm 2007:

* Ngày 02/01/2007: khai trương Phòng giao dịch Thạnh Phú tại xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.

* Ngày 27/01/2007: khai trương Phòng giao dịch Thống Nhất tại xã Quang Trung, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai.

* Ngày 12/04/2007: khai trương Phòng giao dịch Thanh Bình tại phường Thanh Bình, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

* Ngày 10/11/2007: chính thức được Ngân hàng Nhà nước cho phép chuyển đổi sang mô hình Ngân hàng TMCP đô thị (theo Quyết định số 2402/QĐ-NHNN).

* Ngày 11/12/2007: khai trương Phòng giao dịch Tân Hiệp

Năm 2008:

* Ngày 26/2/2008 Sở Giao dịch I TP. HCM là đơn vị ngoại tỉnh đầu tiên được cấp phép hoạt động sau khi thực hiện chuyển đổi mô hình hoạt động từ Ngân hàng TMCP nông thôn thành Ngân hàng TMCP đô thị.

* Khai trương chi nhánh Hà Nội vào ngày 2/10/2008.

* Thẻ ATM “Chìa khóa đa năng” phát hành vào ngày 19/4/2008

Năm 2009:

* Ngày 13/4/2009: DaiABank chính thức triển khai hình thức “Gửi tiền bằng phong bì qua máy ATM” trên toàn hệ thống

* Ngày 22/4/2009: Khai trương PGD Hà Huy Tập tại địa chỉ 91 Hà Huy Tập, Huyện Gia Lâm – Hà Nội và

Khai trương PGD Nguyễn Chí Thanh tại 118 Nguyễn Chí Thanh, Quận Đống Đa – Hà Nội

*Ngày 28/4/2009: Khai trương PGD Tân Phú tại 149 Nguyễn Sơn, P.Phú Thạnh, Q.Tân Phú

* Ngày 2/6/2009: Khai trương PGD Nhơn Trạch tại địa chỉ Ngã Ba, Ấp Bến Cam, xã Phước Thiền, huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai

* Ngày 7/7/2009: Khai trương Quỹ tiết kiệm Xuân An tại số 10 đường Lê Lợi, Phường Xuân An, Thị xã Long Khánh, Đồng Nai.

* Ngày 7/8/2009: Khai trương Chi Nhánh Bình Dương tại 553 Đại lộ Bình Dương, phường Hiệp Thành, thị xã Thủ Dầu Một.

* Ngày 9/9/2009: Khai trương PGD Quang Trung tại địa chỉ 573 Quang Trung, phường Phú La, Quận Hà Đông, TP Hà Nội

* Ngày 18/9/2009: Khai trương PGD Bảo Hòa tại số 407, ấp Hòa Bình, xã Bảo Hòa, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai

* Ngày 13/10/2009: Khai trương PGD Long Thành tại địa chỉ Đường quốc lộ 51 A, Khu Phước Thuận, Thị trấn Long Thành, Huyện Long Thành, Đồng Nai và

Khai trương PGD Hoàng Hoa Thám tại 94 Hoàng Hoa Thám, Phường 7, Quận Bình Thạnh, TP.HCM

* Ngày 14/12/2009: Khai trương Phòng Giao Dịch Hàng Buồm tại 54 Hàng Buồm, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội và

Khai trương PGD Âu Cơ tại địa chỉ 954 Âu Cơ, phường 14, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh

* Ngày 30/12/2009: Khai trương Phòng Giao dịch Thụy Khuê tại 249A Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội và PGD Yên Phụ tại 7A Yên Phụ, Quận Tây Hồ, Hà Nội

Năm 2010

* Ngày 17/6/2010: Khai trương PGD Ô Chợ Dừa tại địa chỉ 26 Hoàng Cầu, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội

* Ngày 21/05/2010: Khai trương PGD Tân Phong tại địa chỉ số 378, Quốc lộ 1 A, P. Tân Tiến, TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

* Ngày 29/04/2010: Khai trương Chi nhánh Bà Rịa - Vũng Tàu tại 63 Lê Hồng Phong, thành phố Vũng Tàu.

* Ngày 16/1/2010: Khai trương Sở Giao dịch Đồng Nai tại 56 - 58 CMT8 Biên Hòa, Đồng Nai.

* Ngày 5/1/2010: Khai trương PGD Tạ Uyên tại địa chỉ số 134 đường Tạ Uyên, F.4, Q.11, TP.Hồ Chí Minh.

và PGD Nguyễn Thị Định tại địa chỉ số 519 Nguyễn Thị Định, KP1, F.Cát Lái, Q.2, TP. Hồ Chí Minh

* 28/07/2010: Khai trương PGD Phú Lâm (CN TP.HCM). * 09/08/2010: Khai trương PGD Tân Mai ( Thuộc SGD). * 13/10/2010: Khai trương PGD Lạc Trung (CN Hà Nội). * 22/12/2010: Khai trương PGD Mỹ Đình (CN Hà Nội).

2.1.3. Tình hình huy động vốn

Năm 2008 là năm khó khăn trong việc huy động vốn của các Ngân hàng nói chung và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Á nói riêng. Do tình hình lạm phát tăng cao, việc NHNN thắt chặt tiền tệ đã làm cho các Ngân hàng phải tăng lãi suất

vay (do tăng lãi suất tiền gửi). Tuy nhiên, trong khoảng thời gian năm 2008 việc liên tục điều chỉnh mức lãi suất trần, sàn huy động tiền gửi tiết kiệm đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Á. Chi phí sử dụng vốn cao, nên Ngân hàng TMCP Đại Á phải thu hút nguồn vốn bằng các hình thức khuyến mãi như tiết kiệm dự thưởng, tăng lãi suất… để huy động vốn. Tuy điều kiện khó khăn chung nhưng việc huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Á tương đối khả quan đạt 791 tỷ đồng, tăng 39% so với năm 2007.

Bên cạnh đó trong năm 2008 lãi suất cho vay bị khống chế theo lãi suất huy động, lãi suất cho vay có giai đoạn lên đến 21%/năm cũng làm cho các doanh nghiệp e dè trong việc sử dụng vốn vay do đó làm cho cầu về vốn giảm. Việc huy động vốn khó khăn phần nào được làm dịu do nhu cầu về vốn vay giảm.

Bảng số 2.1: Tình hình huy động vốn giai đoạn 2006-2010

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo tổng kết của Ngân hàng TMCP Đại Á, tháng 6/2011

Năm Tổng nguồn vốn Số tiền Tỷ trọng (%) Phân theo

loại tiền Phân theo thời hạn

Nội tệ Ngoại tệ

Tiền gửi không kỳ

hạn Tiền gửi có kỳ hạn Số tiền Tỷ trọng (%) Tốc độ tăng giảm (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tốc độ tăng giảm (%) 2006 1.365 100 1.174 191 394 28,86 27,4 971 71,14 47 2007 2.004 100 1.772 232 553 27,59 28,75 1.451 72,41 33,08 2008 2.795 100 2.403 392 415 14,85 -33,25 2.380 85,15 39,03 2009 3.667 100 3.191 476 580 15,82 28,45 3.087 84,18 22,90 2010 6.416 100 5.390 1.026 1.557 24,27 62,75 4.859 75,73 36,47

Năm 2008 tỷ trọng huy động vốn có sự thay đổi, tăng tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn, giảm tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn, tốc độ tăng của tiền gửi có kỳ hạn là 64%, trong khi tiền gửi không kỳ hạn giảm 25% so với năm 2007 do lãi suất tiền gửi có kỳ hạn trong thời gian năm 2008 tăng rất cao và có sự chênh lệnh lớn giữa lãi suất không kỳ hạn và có kỳ hạn. Do đó, cá nhân và các doanh nghiệp chỉ duy trì lượng tiền gửi không kỳ hạn cần thiết để thanh toán các nhu cầu cần thiết, phần lớn là chuyển sang tiền gửi có kỳ hạn với lãi suất cao hơn.

Trong điều kiện bình thường thì việc tăng trưởng tiền gửi có kỳ hạn là một

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đại á (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)